CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Những giải pháp chủ yếu về phát triển làng nghề Quận BắcTừ
4.2.8 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề làng nghề
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, có không ít ngành nghề sản xuất làng nghề truyền thống do mất thị trường tiêu thụ sản phẩm đã rơi vào tình trạng mai một, không phát huy được tiềm năng vốn có của mình. Nguyên nhân của tình trạng đó là: Thiếu tính năng động trong việc chuyển nghề, cải tiến kỹ thuật mẫu mã, chưa duy trì sản xuất. Nhưng mặt khác, nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là việc quản lý.
Để thực hiện sự giúp đỡ có hiệu quả của Nhà nước đối với các ngành nghề, làng nghề truyền thống, quận Bắc Từ Liêm cần xây dựng chiến lược toàn diện, tiến hành điều tra, khảo sát, quy hoạch tổng thể cho sự phát triển của các ngành nghề sản xuất làng nghề hiện có. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, khẩn trương hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở, làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn nên tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo….
Tăng cường công tác quản lý đối với làng nghề trong cơ chế thị trường, cần chỉ đạo các cấp, nhất là cấp lãnh đạo địa phương theo dõi và nắm chắc những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nhằm giúp cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn có tính khả thi cao. Từ đó, có kế hoạch phát triển mạnh mẽ những nghề truyền thống mang hiệu quả kinh tế thiết thực, nhằm khai thác một cách tốt nhất các lợi thế về lao động, về nguyên liệu và tay nghề….
Tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động của các hội nghề nghiệp. Trong cơ chế thị trường, sự ra đời của hội nghề nghiệp là rất cần thiết. Bởi vì, thông qua các tổ chức này mà các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được cung cấp những thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, cũng như giá cả thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhiều
người. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ hội nghề nghiệp phát triển.
KẾT LUẬN
Làng nghề là một bộ phận kinh tế quan trọng của quận Bắc Từ Liêm. Phát triển làng nghề là biểu hiện cụ thể của việc phát triển hiệu quả và bền vững tại địa phương. Nó có tác động tích cực trong việc phân công lại lao động xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa các vùng nguyên liệu, giữa các thành phần kinh tế, tạo cho người lao động có thêm việc làm và thu nhập. Thông qua việc bán sản phẩm mang bản sắc riêng của các địa phương trong huyện, các nghề làng nghề đã giới thiệu những nét đẹp văn hóa với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát triển di sản vă hóa của dân tộc, từ đó tạo ra những giá trị văn hóa mới, xây dựng quan hệ cộng đồng văn hóa xã hội trong nông thôn ngày càng tốt đẹp.
Trong 2 năm, 2013-2014. mặc dù có rất nhiều biến động của tình hình kinh tế - xã hội nhưng làng nghề Bắc Từ Liêm vẫn được duy trì và có những chuyển biến tích cực. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống vẫn được giữ gìn và phát triển, nhiều làng nghề truyền thống đang phục hồi và mở rộng cả về không gian, quy mô sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Từ nguyên liệu thô sơ, rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên hay những phế liệu phế phẩm, dưới bàn tay khéo léo cần cù và sáng tạo, người nông dân - thợ thủ công Bắc Từ Liêm đã làm ra những sản phẩm làng nghề có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao. Thực tế đã chứng minh làng nghề Bắc Từ Liêm có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương: chiếm tỷ lệ đáng kể trong công nghiệp địa phương, cung cấp một khối lượng lớn hàng hóa cho tiêu dùng, công cụ sản xuất cho nông dân, tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, phế phẩm của công nghiệp và góp phần thúc đẩy giá trị xuất khẩu của kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho một số đáng kể lao động ở địa phương, góp phần đắc lực vào việc xây dựng nông thôn mới tại quận
Bắc Từ Liêm, giúp kinh tế Bắc Từ Liêm hòa nhập với kinh tế của Thủ đô và đất nước.
Trong những năm qua sản xuất làng nghề trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã đạt được nhiều thành tựu phát triển. Các cơ sở sản xuất không ngừng tăng lên về số lượng và về quy mô với sản phẩm đa dạng, phong phú. Làng nghề đã thu hút lao động trong và ngoài độ tuổi lao động, giải quyết số lao động nông nhàn và tạo việc làm cho cả lao động ở các đia phương khác. Thu nhập tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, số hộ có kinh tế khá, giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm một cách rõ rệt qua các năm.
Quy mô sản xuất chủ yếu hiện nay là hộ gia đình, phương thức sản xuất và tâm lý tiêu thụ vẫn mang nặng tính nông dân và nông nghiệp theo mùa, tính cạnh tranh chưa được đề cao khiến làng nghề Bắc Từ Liêm đánh mất đi những thị trường tiêu thụ tiềm năng. Tư duy sản xuất nếu thấy cần thì sản xuất ồ ạt mà không cân nhắc đến việc giữ thị trường một cách lâu dài bằng chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm; cùng với tâm lý tiêu thụ khá dễ dãi trong việc lựa chọn sản phẩm với tiêu chí là giá rẻ của nhân dân ở nông thôn khiến làng nghề Bắc Từ Liêm không có đủ sức kích thích mạnh mẽ khiến người sản xuất phải chú trọng về mẫu mã, chất lượng, chủng loại sản phẩm, đó chính là một trong những yếu tố khiên một số ngành làng nghề Bắc Từ Liêm rơi vào tình trạng trì trệ, sút kém, Ví dụ ở làng nghề may Cổ Nhuế: trước đây làng nghề đã từng có mặt hàng đạt chất lượng cao để xuất khẩu nhưng từ đầu những năm 90 khi thị trường xuất khẩu các nước truyền thống bị tan vỡ, thì sản xuất của làng nghề lai tập trung hướng vào thị trường nội địa, đặc biệt là các vùng nông thôn; thói quen sản xuất ồ ạt theo thời vụ và sự đơn giản trong thị hiếu của thị trường này đã khiến nghề may ở Cổ Nhuế hiện tại dù vẫn phát triển song rất khó khăn để lấy lại được thị trường tiêu dùng đòi hỏi chất lượng cao ngày nay).
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và Đất nước cùng với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, làng nghề BắcTừ Liêm cần phải có những cơ chế, chính sách quản lý mới phù hợp trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Hiện nay, quận Bắc Từ Liêm có quá trình đô thị hóa rất nhanh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp khiến số lao động dư thừa ở nông thôn Từ Liêm tăng nhanh, các làng nghề lại gặp khó khăn về các lĩnh vực sau: Các cơ sở sản xuất nhìn chung còn nhỏ, chủ yếu dưới hình thức các hộ gia đình. Tổ chức theo kiểu tự phát, ít có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Thiếu thông tin về thị trường và giá cả. Các cơ sở thường bán hàng qua trung gian nên bị ép giá, giá trị ngày càng thấp. Chưa chủ động về thị trường nên nhiều khi diễn ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như giành khách hàng, nhái mẫu mã…;Các cơ sở làng nghề thường khởi nghiệp từ nông nghiệp nên vốn tích lũy thấp. Do thị trường vốn trong quận chưa phát triển mạnh nên các cơ sở thường gặp khó khăn khi cần tăng thêm vốn, phổ biến tình trạng có vốn đến đâu đầu tư đến đó nên việc mở rộng quy mô sản xuất bị hạn chế.
Phần lớn các cơ sở sản xuất làng nghề sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn. Khoảng 90% công đoạn sản xuất sử dụng công cụ bằng tay, chỉ có một số ít sử dụng công cụ nửa cơ giới hoặc cơ giới hoặc sử dụng máy chạy điện, chất lượng bị hạn chế, năng suất lao động thấp và nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đã đưa ra các giải pháp chung. Nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì em tin rằng trong những năm tới sản xuất làng nghề của quận Từ Liêm sẽ có nhiều bước tiến mới, đem lại những hiệu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội cho quận Từ Liêm.
KIẾN NGHỊ
1. Đối với Nhà nƣớc và các bộ ngành liên quan: Cần tổng kết kinh
nghiệm phát triển làng nghề ở Việt Nam trong thời gian qua và xây dựng một chương trình toàn diện và cụ thể về phát triển làng nghề trong chương trình tổng thể CNH, HĐH nông thôn mà trọng tâm là chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục, hình thành và phát triển của làng nghề. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và biện pháp hỗ trợ về ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở làng nghề.
2. Đối với Thành phố Hà Nội: Cho phép triển khai nhanh các dự án thành lập các khu làng nghề may mặc ở xã Cổ Nhuế, làng nghề bánh, mứt, kẹo ở xã Xuân Đỉnh. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết, công bố quy hoạch và phân cấp quản lý đất đai trong đó giao quyền thu hồi và cấp đất theo quy hoạch cho UBND huyện để việc thực hiện các dự án được thuận lợi và nhanh hơn. Riêng về sự giúp đỡ đối với việc phát triển các ngành làng nghề của quận, Thành phố có thể giúp đỡ về đầu tư, trợ giúp kinh phí thông qua các dự án phát triển làng nghề hay khu công nghiệp; giúp đỡ hình thành quỹ đào tạo và dạy nghề…
3. Đối với quận Bắc Từ Liêm: Cần tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, kinh tế thị trường, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt của các xã. Giúp đỡ việc quản lý của các doanh nghiệp đã được
thành lập đi vào nề nếp trong quản lý điều hành doanh nghiệp, hạch toán kế toán, hợp đồng kinh tế, thực hiện nghĩa vụ thuế, hỗ trợ bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tập trung chỉ đạo các Ban quản lý dự án tổ chức thực hiện đúng tiến độ các dự án như: dự án mở rộng cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, làng nghề truyền thống, khu chế biến lâm sản…; Giao cho các xã phối hợp xây dựng dự án và có kế hoạch tổ chức thực hiện thật tốt các dự án làng nghề truyền thống tạo sự phát triển mạnh về sản xuất làng nghề ở huyện. Đồng thời với phát triển làng nghề, quận Bắc Từ Liêm cần tổ chức quy hoạch, xây dựng các chợ đầu mối, các chợ nông thôn để việc tiêu thụ hàng hóa, giới thiệu sản phẩm ngày càng nhiều hơn. Cấp quận nên giành một phần kinh phí nhất định trong kinh phí ngân sách cấp hàng năm nhằm hỗ trợ cho phát triển công nghiệp địa phương nói chung và các nghề sản xuất làng nghề nói riêng.
Đối với các cấp chính quyền địa phƣờng: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công nhằm kịp thời khuyến khích các nghề làng nghề phát triển. Tổ chức những cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin về thị trường một cách thường xuyên và cập nhật cho các cơ sở sản suất làng nghề. Tạo điều kiện cho các hộ SXKD tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi, liên kết chặt chẽ các ngân hàng tại địa phương nhằm hỗ trợ về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất làng nghề. Tăng cường hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ quản ký sản xuất kinh doanh, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ở các cơ sở sản xuất làng nghề.
Đối với các cơ sở kinh doanh làng nghề: Tranh thủ và bố trí sử dụng
các nguồn lực hiên có và sự hỗn trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Tăng cường hợp tác, liên kết với nhau và với các đối tác nhằm nâng cao sức mạnh trên thị trường và hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm giữ vững uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở các cơ sở Làng nghề ở Quận Bắc từ Liêm trên thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Thị Lan Anh, 2010. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007. Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Thuỷ Công, 2006. “Để các làng nghề truyền thống phát triển đúng
hướng”, Tạp chí Xây dựng Đảng ,, 7) trang 31-34.
4. Hoàng Hải, Nguyễn Hữu Thắng, 4-2006. “Phát triển làng nghề nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 1, trang 4.
5. Mai Thế Hởn chủ biên, Hoàng Ngọc Hoà và Vũ Văn Phúc, 2002. Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Dương Bá Phương, 2001. Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
7. Trần Hữu Quyết, 2010. “Phát triển làng nghề bền vững”, Báo Nam Định,
Kỳ I, 10/12. Kỳ II, 15/12. Kỳ III, 17/12).
8. Thủ tướng Chính phủ, 2000. Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, Về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội, ngày 24/11/2000.
9. Nguyễn Vĩnh Thanh, 2009. Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, Nhà xuất bản Học viện hành chính quốc gia.
10. Phạm Đăng Tuất, 2007. “Một số định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp,, 6. trang 9-11.
11. Trần Minh Yến, 2003. Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015
13. BCH Đảng bộ - HĐND - UBND xã Thượng Cát - Lịch sử cách mạng xã Thượng Cát, 1030 - 1996 ). Bản sơ thảo, 1998.
14. ĐCSVN - Báo cáo chính trị của BCH TƯ Đảng, khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng. Báo Nhân dân, 21/1/1994). 15. Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng, 2007. “Kinh nghiệm phát triển làng
nghề truyền thống ở một số nước Châu á”. Tạp chí Công nghiệp.
16. Liên hiệp xã thủ công nghiệp Hà Nội - Ban chủ nhiệm Từ Liêm - TTCN Từ Liêm trước đây, hiện nay và sau này, 1985. Lưu tại Ban Tuyên giáo huyện ủy Từ Liêm.
17. Ban kế hoạch huyện Từ Liêm - Số liệu thống kê huyện Từ Liêm, 1975- 1980). Lưu tại Ban tuyên giáo huyện Từ Liêm.
18. UBND huyện Từ Liêm - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -