Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận bắc từ liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận bắc từ liêm

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội

Về vị trí địa lý: Quận Bắc Từ Liêm có 13 Phường với diện tích tự nhiên khoảng 4.335,34 ha, 43,35 km². dân số xấp xỉ là 320.414 người, 2013). Trên bản đồ địa lý, Quận Bắc Từ Liêm là quận nội thành Hà nội,nằm dọc phía bờ nam của Sông Hồng, Đông giáp quận Tây hồ, phía đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây Giáp Huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam Giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp huyện Đông Anh. Với địa thế là vùng đất ven sông Hồng và nhánh của nó là sông Nhuệ đã tạo cho Bắc Từ Liêm có địa thế đất đai bằng phẳng và màu mỡ, được nhắc tới như vùng đất của những đặc sản nông nghiệp với lúa gạo, rau quả. Giao thông đường thủy của các con sông tạo cho Bắc Từ Liêm trở thành vùng thuận lợi giao thương với các vùng lân cận. Giao thông thuận lợi, lại gần với những vùng thủ công nghiệp truyền thống như Hà Tây, tên gọi khi chưa sát nhập vào Hà Nội. Bắc Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong việc phát triển làng nghề từ trước tới nay.

Lao động, nguồn nhân lực: Dân số toàn Quận năm 2014 là 320.414

người. Tốc độ tăng dân số bình quân trong 10 năm qua( so với huyện Từ Liêm cũ) là: 13,5%. Quận Bắc Từ Liêm có trình độ dân trí cao trong khu vực, đây là thế mạnh so với nhiều địa phương khác. Năm 2014, toàn quận có 325 ngàn lao động trong độ tuổi, chiếm 59,2% tổng dân số toàn huyện). Trong đó, số lượng việc làm trong ngành nông nghiệp chiếm 15,8%; thương mại - dịch vụ chiếm 41,2% và chiếm tỷ trọng cao nhất là Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 43%, Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quận Bắc Từ Liêm năm 2014

15.80%

43.00%

41.20% Nong nghiep

Cong nghiep, TTCN Thuong mai, dich vu

Nguồn: Niên giám thống kê quận Bắc Từ Liêm.

3.1.2 Khái quát về Làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm

Từ Liêm là vùng đất có lợi thế gần trung tâm đô thị lớn khiến làng nghề Từ Liêm có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất. Những năm 1972 - 1978: Năm 1975 toàn huyện có 588 cơ sở sản xuất làng nghề với 40 hợp tác xã, 26 tổ sản xuất, 350 hộ cá thể và 172 cơ sở nông nghiệp kiêm. Tới năm 1978, số cơ sở sản xuất giảm nhanh đặc biệt là trong sản xuất cá thể và nông nghiệp kiêm với tổng số 440 cơ sở gồm 38 hợp tác xã, 22 tổ sản xuất, 251 cá thể và 129 cơ sở sản xuất nông nghiệp kiêm. Các ngành chiếm ưu thế về cơ sở sản xuất là cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm và gỗ - mây - tre…Nhưng số lượng cơ sở từng ngành cũng có sự giảm sụt dần [34]. Làng nghề Từ Liêm năm 1988 - 2000, nằm chung trong bối cảnh của cả nước là có sự chuyển biến theo cơ chế thị trường. Năm 1998,làng nghề Từ Liêm được giao về Phòng công nghiệp quản lý và nằm trong khối công nghiệp ngoài quốc doanh. Từ năm 1989, sau khi có Nghị quyết 16 của Bộ chính trị được triển khai và Liên hiệp xã TTCN giải thể, Từ Liêm tiếp tục có sự giảm sút nhanh về số cơ sở sản xuất tập thể: năm 1988 có số hợp tác xã giảm 25%, số tổ sản xuất giảm 17%, số cơ sở nông nghiệp kiêm giảm 78,1% so với năm 1988; đồng thời, số cơ sở sản xuất làng nghề cá thể tăng lên rất nhanh, năm 1990 có 2.030 cơ sở, tăng khoảng 125% so với năm 1988, bước sang những

năm 1991 - 1992, xu hướng này ngày càng bộc lộ rõ: năm 1990 ở khu vực sản xuất tập thể có 23 cơ sở xin nghỉ sản xuất và giải thể, tới năm 1991 trong toàn bộ số hợp tác xã và tổ sản xuất chỉ còn có trên 10 đơn vị có việc làm, còn lại hiện đang thực hiện phương án giải thể.

Từ khái quát tình hình làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm, ta thấy sự thay đổi quan hệ sản xuất của sản xuất làng nghề qua tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó ước tính làng nghề chiếm hơn 80%) có sự thay đổi hẳn về thành phần kinh tế. Kinh tế tập thể đã bị xóa bỏ hoàn toàn và thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân - cá thể, mà phổ biến nhất là hình thức kinh tế hộ gia đình. Trong kinh tế mới, kinh tế cá thể đã có nhiều ưu thế trong việc tận dụng lao động và thời gian để sản xuất, chủ động nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ động thay đổi mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Nhờ vậy mà năng lực sản xuất của làng nghề ở Bắc Từ Liêm nói chung vẫn phát triển qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)