CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Những giải pháp chủ yếu về phát triển làng nghề Quận BắcTừ
4.2.2 Phát triển thị trường
Thị trường bao giờ cũng là căn cứ ban đầu để phát triển sản xuất. Vì vậy, thị trường ngày càng có ý nghĩa là vai trò động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của sản xuất hàng hóa tại các làng nghề. Tình hình thị trường của các sản phẩm thủ công, hiện nay đã có bước phát triển hơn hẳn so với thời kỳ trước, song thực tế nó vẫn mang tính tự phát và thiếu ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị trường cho các sản phẩm thủ công là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Mở rộng thị trường một mặt làm gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đồng thời tạo điều kiện mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mặt khác mở rộng thị trường là điều kiện giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chủ động vào quan hệ thị trường để từ đó xác định phương hướng sản xuất phù hợp, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của mình. Mỗi loại thị trường có những đặc thù riêng nên phải có những giải pháp phù hợp với mỗi loại thị trường đó. Đối với xuất khẩu, làng nghề của Quận Bắc Từ Liêm cần tập trung khôi phục thị trường ở Đông Âu và Châu á, vì các nước ở Đông Âu là thị trường truyền thống của sản phẩm làng nghề trước đây và thị hiếu của người tiêu dùng các nước Châu Á có nhiều điểm tương đồng với người Việt Nam. Đối với thị trường trong nước, làng nghề của Quận cần mở rộng sang các tỉnh phía Bắc vì hiện nay các sản phẩm làng nghề của Quận mới chỉ tập trung tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua hình thức quảng cáo, triển lãm hội chợ, đầu tư cho việc nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường, như các thông tin hàng hóa, chất lượng và giá cả hàng hóa, khách hàng và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu dùng. Việc nghiên cứu và dự báo thị trường cũng phải được coi trọng, nhất là dự báo dài
hạn và trung hạn đối với các loại sản phẩm. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với người sản xuất trong việc xác định chiến lược kinh doanh thích ứng, mà còn có ý nghĩa đối với quận,phường- xã khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế.
Quận hỗ trợ cung cấp về thông tin thị trường thông qua các hình thức phong phú như: mở trang web giới thiệu sản phẩm; tổ chức và hỗ trợ cho các cơ sở đi thăm quan hội chợ, tham quan các làng nghề trong và ngoài thành phố; phổ biến thông tin giá cả rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ trong và ngoài thành phố để giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác, ký kết các hợp đồng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất làng nghề mở đại lý, các cửa hàng, quầy giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại, các chợ nông thôn ở các địa phương khác nhau. Đồng thời phải tạo ra được mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất làng nghề đối với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở vùng khác, với tổ chức xúc tiến thương mại, nhằm làm tăng sức mạnh thị trường, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên, vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề ngay từ trong làng, xã đến quận. Thông qua các tổ chức này, các cơ sở sản xuất, các cá nhân người thợ được trao đổi và cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, giá cả, thị hiếu tiêu dùng v.v…, tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề.
Chính quyền các địa phương các cấp cần có biện pháp tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, nâng cao nhu cầu làm tăng sức mua. Bản thân các cơ sở sản xuất làng nghề cũng phải năng động trong việc thu thập và xử lý thông tin về thị trường, giá cả, chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường của mình.
Thị trường “đầu vào”: cung cấp nguyên, vật liệu: Thị trường nguyên, vật liệu cho sản xuất làng nghề của quận trước đây phần lớn là tại địa phương, gắn bó với nguồn tài nguyên và các loại sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc cung ứng này của huyện gặp rất nhiều khó khăn vì đất đai bị thu hẹp do thực hiện nhiều dự án của Trung Ương, thành phố. Nguồn nguyên liệu tại chỗ hầu như chỉ đủ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ chứ không đủ để mở rộng sản xuất. Nguồn nguyên liệu này cũng chỉ là một trong nhiều loại nguyên liệu cần có của cơ sở sản xuất. Vì vậy sản xuất làng nghề quận Bắc Từ Liêm phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên, vật liệu từ các địa phương khác. Hiện nay việc khai thác và cung cấp nguyên, vật liệu cho sản xuất làng nghề ở Bắc Từ Liêm còn nhiều khó khăn. Vì vậy quận cần chủ động và kiến nghị thành phố có quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất.