Theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN

4.2.4.2 Theo ngành kinh tế

Phần trên ta đã phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng, qua phân tích ta thấy cá thể là đối tượng có nợ xấu tăng nhanh qua các năm và cũng là thành phần gây ra nợ xấu trung dài hạn cho Chi nhánh trong năm 2012 và năm 2013. Nợ xấu trung dài hạn không chỉ phát sinh ở nhóm khách hàng mà tngành kinh tế vẫn có nợ xấu xuất hiện. Qua bảng số liệu 4.10, ta thấy nợ xấu theo ngành kinh tế của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm, trong đó nợ xấu của lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và kinh doanh khác và tiêu dùng là lĩnh vực có nợ xấu thấp nhất.

Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thời gian này nợ xấu tăng liên tục qua từng năm và tốc độ tăng trưởng nợ xấu là khá cao. Nợ xấu trung, dài hạn của lĩnh vực sản xuất kinh doanh năm 2012 là 386 triệu đồng tăng 100% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế có sự cải thiện nhưng tốc độ khôi phục nền kinh tế vẫn còn chậm, hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà đình trệ, khó phát triển làm cho việc trả nợ đối với các khoản vay để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn, thêm vào đó những món vay ở năm trước đến thời điểm này đã quá hạn thanh toán mà các tổ chức kinh tế hiện tại khó lòng trả được các khoản vay này. Năm 2013, nợ xấu tăng 68,91% so với năm 2012, tốc độ tăng của nợ xấu giảm đáng kể so với năm trước.

Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 mặc dù có phát sinh nhưng giảm 0,76% so với 6 tháng năm 2013. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng có hiệu quả, các khoản nợ được thanh toán đúng hạn làm giảm nợ xấu.

Qua đó cho thấy công tác kiểm soát, thu hồi nợ được cán bộ tín dụng thực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Việc thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn là công tác cần phải thực hiện để hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh từ đó khách hàng không thanh toán khoản vay đáo hạn cho ngân hàng làm phát sinh nợ xấu.

Đối với lĩnh vực cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản nợ xấu tăng liên tục qua từng năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nợ xấu năm sau thấp hơn năm trước. Trong thời gian này lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động, ảnh hưởng xấu cho cả người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến từ khâu thu mua nguyên liệu cho đến khâu chế biến. Năm 2012, nợ xấu của chế biến nuôi trồng thủy sản tăng 436% so với 2011 và là năm có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất trong 3 năm.

Do năm 2012 ngành thủy sản có nhiều biến động, mặt dù chính phủ đã ban hành chính sách đối với người nuôi cá tra, chế biến xuất khẩu nhiều tháng qua nhưng người nuôi cá và doanh nghiệp vấn khó tiếp cận được vốn vay ưu đãi. Doanh nghiệp thì dần “rơi rụng” do cơn bảo thị trường còn người dân lần lượt “treo ao”, nuôi cá thua lỗ trong khi ngân hàng hạn chế cho vay vốn bởi những rủi ro đã đẩy người nuôi cá vào thế khó. Bằng chứng là doanh số cho vay 2011 là 339.297 triệu đồng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 326.965 triệu đồng.

Trên thực tế chỉ còn một số rất ít hồ vẫn duy trì nuôi số lượng lớn cho các nhà máy, đa phần còn lại đều bỏ nghề, treo ao hoặc chuyển sang nuôi nhỏ lẻ. Nợ xấu năm 2013 tăng 98,13% so với 2012. Hiện rất nhiều nông dân nuôi cá đang “đuối”, vì không có tiền đầu tư mua cá giống, mua thức ăn. Đối với các doanh nghiệp thiếu vốn thì phải nợ tiền cá của nông dân từ 1 đến 3 tháng, có nơi doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm tới 90% công suất chế biến. Từ những khó khăn vừa đề cập đã đẩy người nuôi cá, cũng như các doanh nghiệp chế biến lâm vào tình trạng thua lỗ không thể trả nợ làm cho nợ xấu phát sinh và tăng cao trong năm. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 giảm 25,89% so với cùng kì năm 2013.

Dịch vụ và kinh doanh khác có nợ xấu tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2011, nợ xấu của lĩnh vực này là 173 triệu đồng, sang năm 2012 là 194 triệu đồng và đến 2013 gần cán mức 290 triệu đồng. Lĩnh vực dịch vụ mới phát triển trong những năm gần đây, do đó rủi ro trong kinh doanh khá cao, cùng với lĩnh vực này không nằm trong diện ưu đãi về lãi suất nên rất khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh, cùng với hoạt động kinh doanh chưa thật sự hiệu quả nên chưa thanh toán các khoản vay đã đến hạn làm nợ xấu tăng liên tục qua từng năm.

Nợ xấu cho vay tiêu dùng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Năm 2012, nợ xấu giảm 30,93% so với cùng kỳ 2012. Sau 1 năm giảm thì trong năm 2013 nợ xấu bất ngờ tăng lên 79,10% mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,04%, do nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của người dân và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào diệp cuối năm cùng với ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão,… làm cho chí phí tiêu dùng tăng cao.

Những khó khăn của nền kinh tế cũng làm giảm thu nhập của người dân, nhu cầu tiêu dùng lại cao trong khi giá cả hàng hóa tăng, từ đó làm những khoản nợ đã đáo hạn vẫn chưa được thanh toán cho ngân hàng làm nợ xấu tăng cao.

Bảng 4.10 Nợ xấu theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

SXKD: sản xuất kinh doanh

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

SXKD 193 386 652 528 524 193 100 266 68,91 (4) (0,76) Chế biến, nuôi trồng thủy sản 150 804 1.593 1.317 976 654 436 789 98,13 (341) (25,89) Dịch vụ kinh doanh khác 173 194 278 289 236 21 12,14 84 43,30 (53) (18,34) Tiêu dùng 97 67 120 57 31 (30) (30,93) 53 79,10 (26) (45,61) Tổng 613 1.445 2.643 2.191 1.767 832 135,73 1.198 82,91 (424) (19,35)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 63)