Dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN

4.2.3.2. Dư nợ theo ngành kinh tế

Qua bảng số liệu dưới đây, ta thấy năm 2012 tổng dư nợ tăng với tốc độ ổn định khoảng 5,98% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tổng dư nợ

tăng trong năm 2012 một phần là do tổng doanh số cho vay trong năm tăng nên đã kéo theo tổng dư nợ tăng. Bên cạnh đó, do dư nợ cuối năm 2011 cao chưa thu hồi được nên góp phần làm cho dư nợ năm 2012 tăng. Đến năm 2013, mặc dù doanh số cho vay có tăng nhẹ nhưng nhờ có sự nỗ lực của cả Chi nhánh trong công tác thu hồi nợ nên tổng dư nợ trong năm 2013 giảm. Riêng tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 thì biến động đáng kể so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng khoảng 28,99%.

Nhìn chung dư nợ của ngân hàng qua 3 năm có sự biến động tăng giảm nhưng không lớn, ta thấy rằng dư nợ đối với SXKD và chế biến thủy sản có sự biến động khá đồng bộ vào năm 2012 dư nợ đối với cả thành phần này đều tăng nhưng đến năm 2013 dư nợ lại giảm. Nguyên nhân tăng vào năm 2012 là do một phần doanh số cho vay tăng nên tác đông đến dư nợ của ngân hàng vào năm này. Mặt khác do năm 2012 tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm bùng phát mạnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc SXKD của người dân, bên cạnh đó tình hình giá cá tra trong những năm gần đây khá bất ổn khi nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra bán ra khá thấp so với vốn đã bỏ ra từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình dư nợ của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Đến năm 2013 khi ngân hàng nhà nước tiến hành chính sách kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất cho vay cũng như huy động nên đã giúp cho các khoản dư nợ trong năm giảm, người đi vay có thể tiếp cận được với nguồn vốn với lãi suất hợp lý, người đã vay có thể trả nợ được với mức lãi suất thấp hơn trước, từ đó góp một phần kích lệ đến ý thức thanh toán nợ của các thành phần kinh tế giúp tình hình dư nợ năm 2013 giảm. Đến 6 tháng cuối năm 2014 tình hình dư nợ SXKD tăng mạnh 50,53% và chế biến thủy sản tăng 22,66% so với cùng kỳ, nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm việc kinh doanh của tổ chức cá nhân chưa thật sự tốt cộng với việc tái đầu tư mới ở các khoản mục dài hạn của các tổ cá nhân nên công tác thu hồi nợ chưa thật sự tốt. Khi cuộc sống ngày càng phát triển nhu cầu con người càng cao chính vì thế nhu cầu mua săm là không hề nhỏ, ta thấy rỏ đều đó qua chỉ số dư nợ tiêu dùng của ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm, đây là hạn mục cho vay tương đối không an toàn vì các khoản cho vay ở hạn mục này chủ yếu tiêu dùng ít có khả năng sinh lời nên việc chi trả tiền cho ngân hàng gặp khó khăn. Chính vì thế mà dư nợ ở hạng mục này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dư nợ là điều tất yếu.

Bảng 4.8 Dư nợ theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) SXKD 373.790 390.955 386.544 317.859 478.483 17.165 4,59 (4.411) (1,13) 160.624 50,53 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 146.579 242.730 240.085 125.760 154.263 96.151 65,60 (2.645) (1,09) 190.569 8,40 Dịch vụ và kinh doanh khác 122.608 131.997 133.808 106.903 123.227 9.389 7,66 1.811 1,37 16.324 15,27 Tiêu dùng 113.300 35.788 36.112 49.307 16.958 (77.512) (68,41) 0.324 0.91 (14.415) (29,24) Tổng 756.277 801.470 796.549 599.229 772.931 45.193 5,98 (4.921) (0,61) 173.702 28,99

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ SXKD: sản xuất kinh doanh

4.2.4 Nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 57)