CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH
NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng
Để có thể hoạt động được thì NHTM cũng như các doanh nghiệp khác đều cần phải có nguồn vốn. Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Để đảm bảo vốn trong việc cho vay, trong những năm gần đây Vietinbank Cần Thơ đã không ngừng mở rộng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có sự thay đổi qua ba năm 2011-2013. Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, tiếp đó là vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn, quỹ khác là chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Qua bảng số liệu, ta thấy tổng nguồn vốn của Chi nhánh giảm vào năm 2012 và tăng lên vào năm 2013. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh năm 2012 đạt 2.564.136 triệu đồng giảm 2,12% so với năm 2011. Mặc dù vốn huy động năm 2012 của Chi nhánh tăng nhưng do vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn, quỹ khác giảm xuống nhiều hơn nên tổng nguồn vốn giảm nhẹ. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh năm 2013 có xu hướng tăng trở lại tăng 20.444 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng lên của tổng vốn là do cả ba khoản mục vốn huy động, vốn điều chuyển, vốn và các quỹ đều tăng lên trong năm này. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn giảm 8,68% so với 6 tháng năm 2013. Sở dĩ có sự tụt giảm của nguồn vốn là do sự sụt giảm của nguồn huy động khi mà lãi suất tiền gửi cao nhất tại Vietinbank là 7%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (trước đó là 7,5%), do lãi suất huy động sụt giảm nên người dân có nhu cầu giữ tiền mặt, mua vàng hay mua ngoại tệ thay vì gửi tiền vào ngân hàng.
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012, vốn huy động của Chi nhánh đạt 2.289.406 triệu đồng tăng 69.309 triệu đồng so với năm 2011. Chi nhánh đã rất nổ lực tìm kiếm nguồn vốn với nhiều hình thức và các
chương trình ưu đãi khi gửi tiết kiệm vẫn được chi nhánh ưu tiên thực hiện. Đồng thời, Chi nhánh cũng điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm phù hợp hơn nhằm thu hút khách hàng. Năm 2013, vốn huy động tiếp tục tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2012, tuy tốc độ tăng tương đối thấp nhưng qua đó cho thấy Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn khi mà nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và có nhiều ngân hàng cạnh tranh trên cùng địa bàn. Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 giảm 172.514 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 do giá cả hàng hóa tăng cao làm cho người dân chi tiêu nhiều làm cho lượng tiền nhãn rỗi giảm nên công tác huy động vốn 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Vốn điều chuyển là nguồn vốn chuyển từ Hội sở nhằm bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản của chi nhánh. Vốn điều chuyển của Chi nhánh năm 2012 giảm 19,18% so với năm 2011. Do việc huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh đạt hiệu quả cao nên lượng vốn điều chuyển từ Hội sở giảm dần, mặt khác chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn so với chi phí trả lãi từ nguồn vốn huy động nên Chi nhánh cũng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Năm 2013, vốn điều chuyển tăng 15,68% so với cùng kỳ năm 2013, do trong năm này tình hình huy động vốn gặp khó khăn Chi nhánh thiếu vốn để giải ngân nên Chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn này để giải quyết các khoản vay của khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm Ngân hàng đã sử dụng 554.591 triệu đồng vốn điều chuyển từ Hội sở để cho vay tăng 27.143 triệu đồng so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2013.
Vốn khác là nguồn vốn có được từ đi vay của các tổ chức tín dụng khác, vốn của Chi nhánh, quỹ đầu tư phát triển, đánh giá lại tài sản,..Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn của chi nhánh. Trong năm 2012, vốn này giảm 9,45% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì lại tăng lên 197.163 triệu đồng tức tăng 35,60% so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm nay nguồn vốn này là 227.042 triệu đồng. Nguyên nhân do các khoản trích lập của các quỹ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh cũng như công tác huy động vốn và cấp tín dụng của phòng giao dịch và cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.
Nhìn chung tổng nguồn vốn của Chi nhánh ít thay đổi qua các năm nhờ công tác huy động vốn tốt cùng với sự điều chuyển kịp thời của Ngân hàng cấp trên, ngoài ra Chi nhánh có sự phân bổ hợp lý trong việc tạo lập và trích lập các quỹ để giúp hạn chế chi phí cho Chi nhánh giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tốt hơn.
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Vốn huy động 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.309 3,12 14.673 0,64 (172.514) (9,08) Vốn điều chuyển 654.970 529.332 612.322 527.448 544.591 (125.638) (19,18) 82.990 15,68 17.143 3,25 Vốn và các quỹ 160.580 145.398 197.163 216.691 227.042 (15.182) (9,45) 51.765 35,60 10.351 4,78 Tổng 3.035.647 2.964.136 3.113.564 2.643.871 2.498.851 (71.511) (2,35) 149.428 5,04 (145.020) (5,48)
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Vốn huy động là nguồn kinh doanh chủ yếu nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hang, ngân hang phải thu hút được nguồn vốn từ nhân dân một cách tối ưu nhất vào trong ngân hàng để tạo nguồn vốn cho các hoạt động chủ yếu của mình. Trong những năm qua, xác định công tác huy động vốn là quan trọng, nên ngân hàng đề ra nhiều biện pháp huy động vốn. Trong đó, VHĐ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, gấp nhiều lần tỷ trọng của VHĐ TDH. Nhìn chung, có sự biến động qua các năm.
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000
Năm 2011 Năm 2012 6th 2013 Năm 2013 6th 2014
VHĐ ngắn hạn VHĐ trung,dài hạn
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ
Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Nguồn vốn huy động ngắn hạn của VietinBank Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 giảm nhẹ qua các năm. Năm 2012 giảm 3,74% tương đương 74.831 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do kể từ ngày 11/4 ngân hàng giảm trần lãi suất huy động VNĐ xuống 12%/năm, trong đó mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm 5%/năm xuống 4%/năm, tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm 13%/năm xuống 12% năm. Việc giảm lãi suất cùng với cuộc chạy đua cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng làm cho khách hàng không còn mặn mà trong việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc phân tán nguồn tiền bằng cách gửi tiền vào nhiều ngân hàng để tránh rủi ro. Năm 2013, khoản mục VHĐ ngắn hạn lại giảm 74.502 triệu đồng, chiếm 3,87% so với cùng kì năm 2012. VHĐ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 của chi nhánh giảm 166.000 triệu đồng, chiếm 10,14% so với cùng kì năm 2013. Nguyên nhân là do chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,77% so với bình quân cùng kỳ năm trước, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao,
giảm tiết kiệm làm giảm lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng, cho nên VHĐ giảm.
Chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng, VHĐ TDH từ năm 2011 đến 2013 của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 144.140 triệu đồng chiếm 65,29% so với năm 2011, việc hỗ trợ vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm phục vụ cho cơ cấu lại sản xuất và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất và sản xuất đạt hiệu quả cao, khi sản xuất ổn định và đạt hiệu quả thì các doanh nghiệp cũng đã gửi tiền vào ngân hàng làm cho VHĐ TDH của ngân hàng tăng lên. Năm 2013, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên tiền gửi chỉ tăng 24,44% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 6 tháng đầu năm 2014, VHĐ TDH của Chi nhánh giảm 5.914 triệu đồng giảm 2,30% so với 6 tháng đầu năm 2013, do doanh nghiệp còn phải tháo gỡ những khó khăn trong năm cũ nên lượng tiền gửi 6 tháng giảm đáng kể. Ngày 1/8/2014, UBND Tp. Cần Thơ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp tổ chức Lễ ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Với hoạt động thiết thực này, hy vọng trong 6 tháng cuối năm các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và đạt kết quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 VHĐ ngắn hạn 1.999.335 1.924.504 1.850.002 1.642.784 1.476.184 VHĐ TDH 220.762 364.902 454.077 256.948 251.034 Tổng 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.899.732 1.727.218