ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 63)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NHÁNH CẦN THƠ

Phần trên đã phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu theo đối tượng khách hàng cũng như theo ngành kinh tế, qua phân tích cho ta thấy tình hình hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh qua ba năm 2011-2013 cũng như trong sáu tháng đầu năm 2014. Tiếp theo thông qua các chỉ số tài chính chúng ta sẽ cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Vietinbank Cần Thơ.

Bảng 4.11 Một số chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng trung dài hạn của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012,2013 và 6tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th đầu năm 2014 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 3.035.647 2.964.136 3.113.564 2.498.851 2. Vốn huy động TDH Triệu đồng 220.762 364.902 454.077 251.034 3. Doanh số cho vay TDH Triệu đồng 893.994 1.062.628 1.162.892 614.682 4. Doanh số thu nợ TDH Triệu đồng 852.548 1.017.435 1.167.813 638.300 5. Tổng dư nợ TDH Triệu đồng 756.277 801.470 796.549 772.931 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 735.554 778.873 799.009 686.380 7. Nợ xấu TDH Triệu đồng 613 1.445 2.643 1.767 Vòng quay vốn (4/6) Vòng 1,16 1,31 1,46 0,93 Dư nợ/VHĐ(5/2) Lần 3,43 2,20 1,75 3,08 Hệ số RRTD(7/5) % 0,08 0,18 0,33 0,23 Hệ số thu nợ(4/3) % 95,36 95,75 100,42 103,84 Dư nợ/tổng nguồn vốn (5/1) % 24,91 27,04 25,58 30,93 Hệ số DPRR % 30,85 30,87 29,91 22,52

4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh khá tốt và tăng qua từng năm. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh là 1,16 vòng, năm 2012 là 1,31 vòng và đến năm 2013 là 1,46 vòng. Từ năm 201, Chi nhánh đã triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất đối với các khoản vay, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, giúp bổ sung nguồn vốn. Việc tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cùng với đó là sử dụng hiệu quả các khoản vốn này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, vì thế mà các khoản vay được trả đúng hạn. Do đó, vòng quay vốn trung dài hạn được luân chuyển ngày càng nhanh hơn .Vòng quay vốn tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 là 0,93 vòng.

4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động trung dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, còn nếu nhỏ hơn 1 thì vốn huy động vẫn còn thừa.

Nhìn chung ba năm qua Chi nhánh đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, biểu hiện là chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1.

Năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm từ 3,43 lần xuống 2,20 lần. Nếu ngân hàng duy trì được tốc độ này thì Ngân hàng sẽ không lo sợ tình trạng ứ động vốn, tuy nhiên chỉ ở một mức giới hạn nào đó vì nếu chỉ số này quá cao thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, nguồn vốn huy động trung dài hạn không đủ đáp ứng cho vay dài hạn. Hệ số này giảm xuống còn 1,75 lần, chỉ tiêu này giảm xuống so với năm 2012 là do trong năm này tình hình huy động vốn được cải thiện. Mặc dù vốn huy động thấp hơn nhiều so với dư nợ nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng do ngân hàng nhận vốn từ Hội sở. Chỉ tiêu này trong 6 tháng đầu năm 2014 ở mức khá cao 3,08 lần do hoạt động huy động vốn đầu năm chưa hiệu quả trong khi dư nợ là khá cao.

Nhìn chung qua ba năm Ngân hàng đã cải thiện việc sử dụng vốn huy động của mình theo chiều hướng tích cực hơn. Hơn nữa Ngân hàng đang giảm dần tỷ trọng vay vốn điều chuyển từ Hội sở và cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để từ đó Ngân hàng có thể tự tìm nguồn

vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở và các nguồn vốn khác.

4.3.3 Hệ số rủi ro tín dụng

Trong giai đoạn 2011- 2013, chỉ số này đều tăng qua từng năm, từ 0,08% năm 2011 đến năm 2013 là 0,33%. Theo ghi nhận của Chính phủ, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở những khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tục diễn ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số rủi ro tín dụng trong 6 tháng năm 2014 là 0,23%.

Qua phân tích có thể nhận thấy Chi nhánh đã có những biện pháp tích cực hạn chế tối đa nợ xấu trung dài hạn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh, qua đó thấy được sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.

4.3.4 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng danh số cho vay.

Qua bảng số liệu, ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao (trên 95%). Cụ thể năm 2011 hệ số này là 95,56% nghĩa là trong 100 đồng cho vay Chi nhánh thu về 95,56 đồng, qua năm 2012 đạt 95,75% và đến năm 2013 hệ số này là 100,42%. Hệ số thu nợ năm 2013 khá cao khi mà không chỉ thu hồi được những món vay trong năm mà còn thu được những khoản nợ của năm trước đó. Hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 khá tốt đạt 103,84%.

Đạt được điều đó chính là nhờ các cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, do đó làm giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

4.3.5 Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng vốn, đồng thời giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh có sự biến động tăng giảm qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ này đạt 24,91% đến năm 2012 tăng lên 27,04% và giảm xuống còn 25,58% trong năm 2013. Kết quả trên cho thấy trong 100 đồng vốn thì Ngân hàng dành 24,91 đồng để cho vay trung dài hạn. Thực tế, trong thời gian qua, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, do ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu các món vay ngắn hạn, giải quyết vốn huy động tạm thời cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng ta cần xem xét tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ nhằm hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua.

4.3.6 Hệ số dự phòng rủi ro

Hệ số này cho chúng ta biết rằng tỷ lệ mức trích lập rủi ro của Ngân hàng là bao nhiêu để có thể đảm bảo cho khả năng thanh toán của Ngân hàng, Mức trích lập luôn được trích theo quy định của NHNN.

Dự phòng rủi ro tại Vietinbank Cần Thơ trong những năm qua cũng biến thiên theo tình hình kinh tế.

Hệ số dự phòng là khá cao, điều này cho thấy ngân hàng luôn luôn đề cao công tác trích lập các khoản vay để tránh các rủi ro phát sinh. Nếu hệ số dự phòng trong năm 2011 là 30,85% thì sang năm 2012 là 30,87% đến năm 2013 là 29,91%. Sở dĩ, hệ số dự phòng năm 2012 cao là do ngân hàng nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và bất ổn đồng nghĩa với việc tỷ lệ trích lập các khoản vay này gia tăng chèo kéo theo dự phòng cũng ngày một tăng. Đầu năm 2014, Vietinbank tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của NHNN chung tay giúp đỡ các doanh nghiệp mở rộng đầu tư tái sản xuất nên tỷ lệ trích lập giảm ở mức 22,52%.

Các hệ số đánh giá tình hình tín dụng trung dài hạn ở trên phần nào đánh giá được tình trạng tín dụng trung dài hạn tại Vietinbank Cần Thơ.

Nhìn chung các chỉ số và hệ số vẫn đảm bảo ở mức an toàn. Qua đây cho thấy Ngân hàng luôn phát triển theo mục tiêu an toàn và vững mạnh. Không vì lợi nhuận cao mà vi phạm các nguyên tắc tín dụng theo quy định của NHNN. Song song đó, Ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, có thể tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng để duy trì và mở rộng sản xuất.

CHƯƠNG 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

5.1.1 Thuận lợi

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có vị trí thuận lợi là nằm ngay trung tâm của thành phố Cần Thơ, là trung tâm đồng bằng sông Cữu Long, nơi có mật độ dân cư đông thuận tiện cho giao dịch. Nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm, đạt được kết quả này do sự nổ lực trong công tác huy động vốn của ban lãnh đạo cùng với cán bộ tính dụng, các chương trình tiết kiệm hưởng ưu đãi được chi nhánh thực hiện tốt qua đó đã thu hút được số lượng lớn khách hàng tham gia. Sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển được chi nhánh hạn chế, giảm dần qua các năm giúp chi nhánh giảm được chi phí sử dụng nguồn vốn này, linh hoạt hơn trong việc sử dụng và luân chuyển nguồn vốn tại chỗ của chi nhánh.

Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và thu nợ tăng dần cho thấy công tác tín dụng của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, các chiến lược kinh doanh luôn đổi mới và việc thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mãi được chi nhánh thực hiện tốt. Vòng quay vốn tín dụng tăng ổn định làm tăng hiệu quả tín dụng của chi nhánh, chứng tỏ việc luân chuyển vốn tốt, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Dư nợ tăng liên tục qua 3 năm, trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh ngày càng cao của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn song ngân hàng vẫn giữ được thị phần cao, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời có bước phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới. Quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, tạo thuận lợi cho chi nhánh kết hợp phát triển các sản phẩm, dịch vụ tín dụng. Phối hợp, thực hiện các chỉ đạo quyết định của Nhà nước trong việc điều chỉnh lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để sản xuất, hoạt động kinh doanh.

Vietinbank đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, có mối quan hệ truyền thống gắn bó với khách hàng trong 26 năm kể từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay. Vietinbank đã xây dựng cho mình một thương hiệu ngày một vững chắc trong lòng khách hàng. Vì thế, Vietinbank Cần Thơ có thị phần ổn định

tại thành phố Cần Thơ, nhiều khách hàng chiến lược đã gắn bó với ngân hàng kể từ ngày mới thành lập.

Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật vì vậy có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giao dịch, tạo lòng tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản…

Chi nhánh chủ động và tích cực trong việc đầu tư, hiện đại hóa công nghệ vào hoạt động cho ra nhiều sản phẩm mới, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ,…tạo thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

5.1.2 Khó khăn

Ngoài những thuận lợi trên đã góp phần đáng kể trong hoạt động của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều nằm qua.

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn ảnh hưởng đến ngân hàng. Qua 3 năm (2011, 2012 và 2013) nhu cầu sử dụng vốn của các cá nhân, doanh nghiệp tăng lên. Để khắc phục khó khăn và mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề mới, đồng thời đứng trước sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, nên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng vì thế ngân hàng cần có chiến lược lâu dài trong công tác huy động vốn, công tác cho vay để cạnh tranh các ngân hàng khác.

Vì nằm trong trung tâm thành phố lớn có nhiều tiềm năng phát triển, nên trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh, chi nhánh các ngân hàng đối thủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng TMCP Á Châu…là những đối thủ mạnh có nguồn nội lực lớn. Hầu hết họ đều có một đội ngũ nhân viên trẻ đầy năng động trong việc tìm kiếm và mở rộng nguồn khách hàng. Ngoài ra, họ còn có nhiều chính sách huy động vốn rất hấp dẫn và đưa ra nhiều sản phẩm mới vừa phù hợp với nhu cầu, vừa phù hợp với điều kiện của người dân.

Sản phẩm dịch vụ tuy đa dạng nhưng không nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh nên gặp không ít hạn chế trong việc hấp dẫn khách hàng. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn huy động được đã gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thanh toán bằng ngoại tệ khi có nhu cầu. Để có thể tiếp tục phát triển về quy mô cũng như chất lượng hoạt động đòi hỏi Ngân hàng phải có phướng hướng nhằm phát huy những thế mạnh vốn có của mình, bên cạnh đó cần có những biện pháp tích cực để vượt qua những khó khăn, những mặt hạn chế còn tồn tại.

5.2BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRUNG VÀ DÀI HẠN

Tiếp tục tăng cường huy động vốn và hạn chế sử dụng vốn điều chuyển.

Giao kế hoạch huy động vốn đối với từng cán bộ nhân viên làm cở sở xếp loại lao động hằng năm và thực hiện cơ chế khuyến khích huy động vốn.

NH nên phát tờ rơi, tờ bướm hoặc treo băng rôn quảng cáo… khi có điều chỉnh về lãi suất huy động.

Phân loại khách hàng trên cơ sở số dư tiền gửi hay thời gian gửi để áp dụng mức lãi suất huy động vốn thích hợp. Đối với khách hàng có số dư tiền gửi và thời hạn gửi dài cần ưu đãi lãi suất hơn nữa và tặng thêm quà như áo mưa, ba lô hoặc nón bảo hiểm,....

NH đưa ra các chương trình ưu đãi khác như bốc thăm trúng thưởng, xổ số trúng thưởng với các phần quà có giá trị như vàng, xe máy, tivi, tủ lạnh hoặc một chuyến du lịch... để thu hút khách hàng gửi tiền.

Tham gia các chương trình vì cộng đồng như trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, xây nhà tình thương hoặc tài trợ cho các hoạt động thể dục

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 63)