Theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2.4.1Theo đối tượng khách hàng

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN

4.2.4.1Theo đối tượng khách hàng

Theo quy định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” thì nợ xấu là những món nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.

Qua bảng số liệu, ta thấy nợ xấu trung dài hạn theo thành phần kinh tế của Vietinbank Cần Thơ tăng qua ba năm, trong đó thành phần cá thể có nợ xấu tăng cao qua các năm.

Doanh nghiệp nhà nước là thành phần duy nhất không có phát sinh nợ xấu qua ba năm và trong 6 tháng đầu năm 2014. Do Chi nhánh nhận thấy tình hình kinh tế còn khó khăn, mới có dấu hiệu phục hồi, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa thật sự có hiệu quả Chi nhánh hạn chế cho vay, đồng thời tăng cường công tác thu hồi các món nợ đã đến hạn, giảm thiểu nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nên khả năng tín dụng được đảm bảo, quy trình xét duyệt cho vay cũng như công tác thu hồi nợ được cán bộ tín dụng thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả. Cán bộ tín dụng theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp phát hiện kịp thời những rủi ro, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đó là nguyên nhân không có nợ xấu ở thành phần này trong ba năm qua.

Nợ xấu trung dài hạn của thành phần doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 11% trong tổng nợ xấu của Chi nhánh. Nợ xấu của doanh nghiệp tư nhân chỉ phát sinh trong năm 2011 ở mức 68 triệu đồng, trong hai năm 2012 và 2013 không có nợ xấu ở thành phần này. Do Ngân hàng đã hạn chế cho vay ở thành phần này vì nhận thấy rủi ro tín dụng cao, hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh bị ngưng trệ hoặc lâm vào nguy cơ phá sản nên đầu tư vào thành phần này sẽ mang nhiểu rủi ro. Sáu tháng năm 2013 nợ xấu của DNTN vẫn ở mức 241 triệu đồng nhưng vào thời điểm cuối năm thì không còn nợ xấu ở thành phần này.

Qua đây cho thấy Chi nhánh đã quản lý tốt công tác thu hồi nợ, cũng như tăng cường công tác thanh tra giám sát làm giảm nợ xấu phát sinh. Nợ xấu 6 tháng năm 2014 của Chi nhánh là 203 triệu đồng giảm 15,77% so với cùng kỳ 6 tháng năm trước đó.

Nợ xấu thành phần công ty TNHH năm 2011 của Chi nhánh là 125 triệu đồng, hai năm tiếp theo không có phát sinh nợ xấu. Đây là thành phần mang rủi ro tín dụng cao, bởi các công ty TNHH này thường kinh doanh nhỏ lẻ, chịu

sức ép cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh chưa thật sự đạt hiệu quả. Vì vậy Chi nhánh rất thận trọng trong công tác xét duyệt cho vay, bằng chứng là dư nợ cho vay giảm qua các năm dự nợ năm 2011 là 415.540 triệu đồng đến năm 2013 là 312.613 triệu đồng.

Nợ xấu trung dài hạn của thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao trong nợ xấu và tăng mạnh qua ba năm. Nợ xấu ở thành phần cá thể năm 2012 tăng 224,05% so với năm 2011, năm 2013 nợ xấu tăng 82,91% so với năm 2012. Do trong thời gian này, giá cả hàng hóa tăng cao làm cho chi phí trang trải cuộc sống của đại bộ phận người dân vẫn duy trì ở mức cao nên việc trả nợ gặp khó khăn. Ngoài ra, đa phần các khoản nợ xấu này là do ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và các lĩnh vực kinh doanh cá thể mang lại. Nợ xấu năm 2012 tăng cao là do các khoản vay đã đến hạn thanh toán nhưng do những hệ lụy từ hoạt động kinh doanh trên như dịch bệnh, giá cả nguyên liệu sụt giảm nghiêm trọng, từ đó làm cho các hộ cá thể kinh doanh trong lĩnh vực này vì thế mà thua lỗ không có khả năng trả nợ.

Nợ xấu của cá thể trong 6 tháng đầu năm 2014 là 1.211 triệu đồng giảm 19,69% so với cùng kỳ năm trước đó. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ xấu thì ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý chặt chẽ công tác thu hồi nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ và đồng bộ trong suốt thời gian mà khách hàng vay vốn.

Qua phân tích có thể nhận thấy cùng với những biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cá thể gặp không ít khó khăn bằng chứng là nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua Vietinbank Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, từ đó khắc phục khó khăn trước mắt và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên với những biến động của kinh tế thì việc phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi.

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng, khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 4.9 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Công ty TNHH 125 0 0 442 353 (125) (100) 0 0 (89) (20,14)

DNTN 68 0 0 241 203 (68) (100) 0 0 (38) (15,77)

Cá thể 420 1.445 2.643 1.508 1.211 1.025 224,05 1.198 82,91 (297) (19,69)

Tổng 613 1.445 2.643 2.191 1.767 832 135,73 1.198 82,91 (424) (19,35)

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 60)