3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ nhánh Phú Thọ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 26/04/1957, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng chuyên ngành về hoạt động đầu tƣ và phát triển đƣợc thành lập sớm nhất ở Việt Nam, đã và đang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc theo Quyết định số 186/TTg ngày 28/03/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ với các chức năng và nhiệm vụ: Huy động vốn trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ phát triển; kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng lẫn dịch vụ phi ngân hàng; làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tƣ phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân và đoàn thể trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật ngân hàng.…
Đúng một tháng sau khi BIDV Việt Nam thành lập, BIDV Phú Thọ ra đời ngày 27/05/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Phú Thọ trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. BIDV Phú Thọ là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam; có địa chỉ tại số 1167, Đại lộ Hùng Vƣơng, Phƣờng Tiên Cát, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Do vậy, lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Thọ cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam. Trong quá trình hoạt động và phát triển, BIDV Phú Thọ đã qua hai lần chia tách với những tên gọi:
- Tháng 01 năm 1995 tách thành 2 bộ phận: Một bộ phận chuyển sang Cục Đầu tƣ (nay là Ngân hàng Phát triển Phú Thọ) và một bộ phận giữ lại thuộc Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phú (nay là BIDV Phú Thọ).
- Tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, theo đó Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phú tách ra thành BIDV Phú Thọ và BIDV Vĩnh Phúc.
BIDV Phú Thọ chính thức hoạt động kinh doanh nhƣ một Ngân hàng thƣơng mại đa năng kể từ ngày 01/01/1995 theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
3.1.2. Mô hình tổ chức của BIDV Phú Thọ
Cơ cấu tổ chức của BIDV Phú Thọ đƣợc chia làm 5 khối gồm 9 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Các khối gồm: Khối quản lý khách hàng, Khối tác nghiệp, Khối nội bộ, Khối quản lý rủi ro, Khối trực thuộc. Trong mỗi khối có một số phòng chức năng.
- Khối quản lý khách hàng gồm Phòng Khách hàng doanh nghiệp (Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng); Phòng Khách hàng cá nhân
(Thực hiện tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; xúc tiến bán dịch vụ; tổ chức hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân).
- Khối tác nghiệp gồm Phòng Giao dịch khách hàng (Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách hàng và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng); Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ (Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất
triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ). Khối tác nghiệp còn có Phòng Quản trị tín dụng (Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lƣu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin tín dụng).
- Khối nội bộ gồm có 3 phòng và 1 tổ: Phòng Tài chính Kế toán (Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hƣớng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ); Phòng Tổ chức Hành chính (Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng của Chi nhánh; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh; Phòng Kế hoạch Tổng hợp (Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ; Kế hoạch phát triển mạng lƣới, phát triển các kênh phân phối dịch vụ…); Tổ Điện toán (Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt). - Khối quản lý rủi ro chỉ có 1 Phòng Quản lý rủi ro (Thực hiện công tác quản
lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lƣợng. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và phòng chống rửa tiền).
- Khối trực thuộc gồm các Phòng giao dịch (Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các dịch vụ tín dụng nhƣ cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng).
Hình 3.1: Mô hình tổ chức của BIDV Phú Thọ
Sơ đồ trên cho thấy: cơ cấu tổ chức của BIDV Phú Thọ chƣa thật hợp lý. Phòng khách hàng doanh nghiệp quản và Phòng khách hàng cá nhân đều phải giao dịch khách hàng, quản trị tín dụng, quản lý rủi ro. Cơ cấu tổ chức của BIDV Phú Thọ trùng lắp chức năng của một số phòng.
3.1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của BIDV Phú Thọ trong những năm gần đây Thọ trong những năm gần đây
Hàng năm, Chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của BIDV, nắm bắt diễn biến thị trƣờng, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh với nhiều biện pháp quyết liệt. Trong đó, đặc biệt quan tâm đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng vào các lĩnh vực ƣu tiên, các khách hàng tốt; đẩy mạnh các hoạt động ngân
phát triển bền vững. Các chỉ tiêu cơ bản hàng năm đều hoàn thành, hoàn thành vƣợt mức kế hoạch giao. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của khó khăn chung của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn và chất lƣợng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hiệu quả hoạt động của Chi nhánh qua các năm chƣa có sự tăng trƣởng rõ nét và chƣa có bƣớc đột phá mạnh mẽ. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu KHKD cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.
3.1.4. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của BIDV Phú Thọ
Trên địa bàn Phú Thọ hiện nay, ngoài BIDV Phú Thọ còn có chi nhánh của nhiều ngân hàng: Agribank, Vietcombank, Viettinbank, MB (Ngân hàng TMCP Quân đội) và một số các ngân hàng cổ phần khác. Bên cạnh quan hệ hợp tác với các Chi nhánh ngân hàng này, hoạt động cạnh tranh với họ là tất yếu. Bởi vậy, lãnh đạo và nhân viên của BIDV Phú Thọ luôn có ý thức nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng của mình trƣớc hết bằng việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ.