1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.2. Môi trƣờng thể chế ở Việt Nam
Từ khi tiến hành đổi mới, sau gần 30 năm , Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ trong sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội,nhất là môi trƣờng thể chế. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế quốc tế năng động, môi trƣờng thể chế của Việt Nam vẫn đƣợc cho là còn thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập.
- Về thể chế chính trị: Chế độ xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh dẫn đƣờng, luôn phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cơ cấu tổ chức nhà nƣớc gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Cơ cấu chính trị một Đảng cầm quyền, Mặt trận tổ quốc là liên minh bao gồm nhiều tổ chức thành viên.
Thể chế chính trị ở Việt nam đƣợc đánh giá là có tính ổn định rất cao, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, các tập đoàn nƣớc ngoài. Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện, nhƣng vẫn còn nhiều khiếm đang tồn tại gây bức xúc, phiền hà cho ngƣời dân và DN nhƣ: quan liêu, tham nhũng, thủ tục hành chính còn rƣờm rà, công chức sách nhiễu,..làm cho DN nhiều khi phải phát sinh chi phí “ lót tay ” để đƣợc việc, chính những điều này cũng tạo cơ hội cho không ít DN mua chuộc, lợi dụng trục lợi kinh doanh phi đạo đức. Trình độ cán bộ công chức còn hạn chế, thời gian giải quyết thủ tục cho DN còn chậm, nhiều khi lợi dụng chức quyền để “ hành ” ngƣời dân và DN.
- Thể chế luật và chính sách: Hệ thống luật và các chính sách hay thay đổi, thiếu ổn định, chƣa đồng bộ và chƣa đầy đủ, nhiều văn bản, quy định chồng chéo nhiều khi không thống nhất. Việc thực thi, xử phạt chƣa nghiêm minh, chế tài xử phạt một số lĩnh vực còn thiếu ( môi trƣờng, vi phạm sở hữu trí tuệ…). Tính minh bạch hóa trong quá trình xây dựng các văn bản luận đang ngày càng đƣợc nâng cao, coi trọng ý kiến ngƣời dân thông qua các đại biểu quốc hội. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có những văn bản luật đƣợc ban ra mà chƣa có sự đánh giá, kiểm tra, tham vấn kỹ lƣỡng, gây ra dƣ luận xấu.
- Thể chế kinh tế: Ngày càng mở, thông thoáng và mang tính hội nhập cao và ngày càng minh bạch hơn, nền kinh tế Việt nam đang tạo ra sức hút với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với cơ hội đầu tƣ đa dạng, tỷ lệ lợi nhuận cao, bên cạnh đó, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng thuận lợi. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hạn chế về thể chế cần khắc phục nhƣ: chính sách tạo động lực hơn nữa cho nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, nhiều CSKT chƣa sâu sát với thực tiễn, khi ban hành còn cần nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Mối liên kết, tác động qua lại giữa các thị trƣờng trong hệ thống nền kinh tế còn thiếu chặt chẽ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng môi trƣờng kinh tế mở, thông thoáng, mang tính hội nhập cao, thu hút đầu tƣ nhƣng vẫn tạo tính bằng đẳng giữa các thành phần kinh tế đang là bài toán đòi hỏi khả năng thiết kế tốt, cái nhìn đi trƣớc của các nhà lãnh đạo, tránh tình trạng các địa phƣơng nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đã “vƣợt rào” đối với chính sách và pháp luật, đôi khi tạo ra sự không công bằng giữa DN trong nƣớc và DN có VĐT nƣớc ngoài. Ngoài ra, còn thiếu các thể chế bảo vệ NLĐ, ngƣời tiêu dùng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, các hiệp hội nghề nghiệp và cơ chế hoạt động cho các hiệp hội .
- Thể chế xã hội: Việt nam đƣợc đánh giá là xã hội khá ổn định, có những thể chế rõ ràng để điều tiết xã hội. Tuy nhiên, có những điểm còn phải khắc phục nhƣ trình độ dân trí còn thấp, ý thức tuân thủ pháp luật cũng nhƣ quy định của tổ chức, DN của ngƣời dân chƣa cao là nguyên nhân dẫn đến xung đột xảy ra giữa trong các DN đầu tƣ nƣớc ngoài, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp…Tập quán và thói quen tiêu dùng của Việt nam cũng còn nhiều hạn chế nhƣ thích dùng đồ ngoại, thói quen ngại thay đổi, thói quen tiêu dùng và đầu tƣ theo tâm lý đám đông…làm cho thị trƣờng hàng hóa tiêu dùng và đầu tƣ phát triển tự phát và thiếu sự điều tiết. Mặc dù hiện nay, lợi thế chi phí lao động giá rẻ của Việt nam đang giảm dần, thu nhập đầu ngƣời đang ở mức trung bình, nhƣng mức sống của đa số ngƣời dân vẫn đang ở mức thấp, đây là một nghịch lý mà Việt nam sẽ phải đối mặt và tìm giải pháp trong vài năm tới. Các tổ chức xã hội đại diện cho ngƣời dân, ngƣời lao động còn ít và hoạt động chƣa thực sự hiệu quả, đây là vấn đề cần giải quyết để ngƣời tiêu dùng và ngƣời dân có đƣợc tiếng
nói đối trọng với DN và các cấp quản lý. Trong quá trình công nghiệp hóa, vấn đề phổ cập kiến thức hội nhập tới ngƣời dân để thay đổi tập quán sinh hoạt và làm việc theo tác phong “công nghiệp” là rất cần thiết. Cần tạo cơ hội cho ngƣời dân tiếp cận và hiểu biết các nền văn hóa nƣớc ngoài để tránh xung đột về văn hóa, tranh chấp nhất là trong những DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.