1.2.4.1: Nội dung thẩm định thiết kế:
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bƣớc sau so với thiết kế xây dựng bƣớc trƣớc, cụ thể:
DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Chi phí xây dựng Chi phí thiết bị Chi phí quản lý dự án Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Chi phí khác Chi phí dự phòng
a) Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở;
b) Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trƣờng hợp thiết kế ba bƣớc hoặc TKBVTC so với thiết kế cơ sở trong trƣờng hợp thiết kế hai bƣớc hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trƣờng hợp thiết kế một bƣớc (Báo cáo kinh tế kỹ thuật).
- Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình, các yêu cầu liên quan đến tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình, các nội dung đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận.
- Tƣ cách pháp lý của Tổ chức tƣ vấn, các nhân chủ trì thiết kế; Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng, phòng, chống cháy, nổ.
- Sự phù hợp giữa khối lƣợng chủ yếu của dự toán với khối lƣợng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình.
1.2.4.2 Nội dung thẩm định dự toán:
- Kiểm tra, thẩm định sự phù hợp khối lƣợng giữa thiết kế và khối lƣợng trong dự toán; chủng loại và số lƣợng thiết bị trong dự toán so với khối lƣợng, chủng loại và số lƣợng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán XDCT;
- Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định và kiến nghị giá trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định thiết kế - dự toán:
Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định thiết kế - dự toánCTXD sử dụng ngân sách nhà nƣớc là những yếu tố làm cơ sở để nhận biết hiệu quả hoạt động quản lý, chất lƣợng công tác thẩm định thiết kế - dự toán. Những tiêu chí này có thể rất nhiều, nhƣng trong phạm vi luận văn chỉ đề cập đến các tiêu chí chủ yếu nhƣsau:
Tiêu chí thứ nhất:Tuân thủ quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nƣớc thông qua việc thực hiện Luật Xây dựng, Nghị định, Thông tƣ, Quyết định, Quy định và phân cấp của Nhà nƣớc và các cơ quan hành chính cấp trên . Vì vậy, tiêu chí đầu tiên đánh giá hoạt động quản lý công tác thẩm định TK-DT công trình xây dựng sử dụng vốn NSNN là tuân thủ quy định của pháp luật.
Tiêu chí thứ hai: Năng lực của tƣ vấn và công tác lựa chọn tƣ vấn (gồm lựa chọn tƣ vấn thiết kế và tƣ vấn thẩm tra). Năng lực của tƣ vấn thể hiện ở trình độ, kỹ năng, tính chuyên nghiệp, luôn cập nhật với trình độ phát triển của Thế giới (đặc biệt là đối với công tác thiết kế). Do đặc thù các công trình xây dựng là đơn chiếc, gắn với từng địa điểm khác nhau, bên cạnh đó liên quan đến loại công trình, cấp công trình cũng nhƣ quy mô và mức độ phức tạp của công trình nên trình độ chuyên môn của tƣ vấn có ảnh hƣởng rất lớn đến côngtác lập TK-DTcông trình.
Tiêu chí thứ ba: Thời gian hoàn thành công tác thẩm định TK-DT. Thời gian hoàn thành công tác thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng hồ sơ
do Chủ đầu tƣ trình (và đó cũng chính là chất lƣợng hồ sơ của tƣ vấn)và thời gian thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tiêu chí thứ tư: Sản phẩm, chất lƣợng của hồ sơ sau khi thẩm định đƣợc đƣa ra triển khai thực hiện thi công không phát sinh lớn khối lƣợng công việc cũng nhƣ chi phí dự án, không phải thực hiện điều chỉnh ảnh hƣởng đến tiến độ của dự án.
Tiêu chí thứ năm: Công tác lƣu trữ hồ sơ khảo sát từ giai đoạn lập dự án, các hồ sơ liên quan đến công tác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đƣợc lƣu trữ khoa học, đảm bảo không mất mát, thất lạc gây khó khăn trong việc thẩm định thiết kế - dự toán (kế thừa và sử dụng hồ sơ của giai đoạn trƣớc).
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng công trình:
1.2.6.1. Lựa chọn tư vấn lập thiết kế - dự toán xây dựng công trình:
Chủ đầu tƣ luôn mong muốn tìm đƣợc các tổ chức tƣ vấn thiết kế - dự toán tốt nhất, có khả năng giải quyết các vấn đề trong thiết kế, bảo đảm chất lƣợng, tiết kiệm chi phí, tiến độ và đảm bảo công trình đƣợc vận hành tốt khi đƣa vào khai thác, sử dụng. Vì vậy, năng lực của tổ chức tƣ vấn lập TK-DT ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của hồ sơ TK-DT.Cụ thể:
- Các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực TK-DT dự toán xây dựng công trình phải có đủ điều kiện về năng lực. Năng lực của tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng đƣợc thể hiện dƣới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.
- Nhà thầu tƣ vấn thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình có trách nhiệm: + Bố trí đủ ngƣời có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử ngƣời có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế; đo bóc khối lƣợng, tính toán đơn giá...
+ Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng đƣợc yêu cầu của bƣớc thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn đƣợc áp dụng cho công trình.
+ Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc giá, tiêu chuẩn đƣợc áp dụng cho công trình; lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bƣớc thiết kế, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Thực hiện thay đổi, điều chỉnh bổ sungTK-DT theo quy định.
1.2.6.2. Môi trường pháp luật:
Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hƣớng và ảnh hƣởng đến công tác thẩm định. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định TK-DT đối với các dự án đầu tƣ đã đƣợc quy định cụ thể và gần đây đã đƣợc bổ sung sửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay. Những tiến bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của công tác thẩm định cũng nhƣ việc ra quyết định phê duyệt TK-DT.
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nƣớc là nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến công tác thẩm định TK-DT xây dựng công trình.Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hƣớng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nƣớc đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với mỗi dự án cũng nhƣ đối với công tác thẩm định.
Đây cũng là một yếu tố quyết định đến quá trình thẩm định cũng nhƣ độ chính xác của quá trình thẩm định. Đối với một quốc gia đang phát triển và còn nhiều bất cập trong hành lang pháp luật nhƣ Việt Nam thì môi trƣờng pháp lý còn nhiều điểm yếu kém. Các thủ tục pháp lý rƣờm rà, các luận định còn lỏng lẻo, tính minh bạch pháp lý thấp … Trong vài năm trở lại đây pháp luật cũng đƣợc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nhiều làm hệ thống pháp luật chặt
chẽ và tính thông thoáng cao hơn tuy nhiên những bất cập vẫn còn tồn tại làm ảnh hƣởng đến công tác thẩm định nói riêng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nền kinh tế nói chung.
Những khuyết điểm trong tính hợp lý đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp luật, hành lang pháp lý của Nhà nƣớc ít nhiều có tác động xấu đến chất lƣợng thẩm định. Ví dụ nhƣ mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản dƣới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục nhƣng còn những bất cập trong các văn bản hƣớng dẫn thực hiện về quản lý dự án nhƣ quy chế quản lý dự án đầu tƣ, quản lý chất lƣợng công trình, quản lý chi phí, công tác thẩm tra/thẩm định phê duyệt thiết kế - dự toán…
1.2.6.3. Thông tin:
Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Muốn có một kết quả thẩm định chính xác cao thì phải có đƣợc các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác trên nhiều góc độ khác nhau. Để có đƣợc nguồn thông tin cần thiết có thể dựa vào các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến vấn đề cần đánh giá và tiến hành sắp xếp thông tin, sử dụng các phƣơng pháp xử lý thông tin một cách thích hợp theo nội dung của quy trình thẩm định.
Cán bộ tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc. Nhƣ vậy, kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lƣợng thông tin, lƣợng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lƣợng thông tin. Thông tin có thể thu thập đƣợc từ nhiều nguồn:
- Thông tin từ chính các đơn vị tƣ vấn lập TK-DT. Bất kỳ Tƣ vấn lập TK-DT cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của CĐT. Đó là những văn bản pháp lý, quy chuẩn/tiêu chuẩn thiết kế, quy trình/quy phạm trong thi công; hệ thống định mức, đơn giá, công bố giá, giá
thông báo của các đơn vị cung cấp vật liệu, các đơn vị cho thuê máy và những tài liệu cần thiết khác.
- Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì trƣớc giai đoạn thực hiện dự án thì dự án đã đƣợc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án (nhất là căn cứ để thẩm định thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tƣ). Đây cũng là một cơ sở để cán bộ thẩm định làm căn cứ để thẩm định thiết kế và dự toán.
- Ngoài ra còn có các nguồn thông tin khác nhƣ các hồ sơ trình thẩm định đang thực hiện, từ các đơn vị tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn thẩm tra khác, các đồng nghiệp đang thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra.
Sau khi đã thu thập đƣợc thông tin thì một vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra đối với cán bộ thẩm định là xử lý các thông tin đó nhƣ thế nào để vừa tiết kiệm đƣợc thời gian vừa thu đƣợc kết quả cao. Để làm đƣợc điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lƣu trữ một cách thƣờng xuyên và khoa học.
Nhƣ vậy, việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ chính xác luôn luôn đƣợc đặt ra nhƣ một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định, thiết lập đƣợc một hệ thống thông tin nhƣ vậy sẽ trợ giúp rất nhiều trong việc nâng cao chất lƣợng thẩm định.
1.2.6.4. Quy trình thực hiện thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng công trình:
Quy trình thẩm định có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác thẩm định TK- DT xây dựng công trình. Một quy trình phù hợp, khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác thẩm định. Ngƣợc lại, một quy trình thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định không cao và khó có thể dựa vào đó để ra quyết định phê duyệt chính xác.
Công tác thẩm định luôn đƣợc thực hiện theo một quy trình cụ thể. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên đối với mỗi một công trình có thiết kế, công năng sử dụng, biện pháp thi công, giá trị khác nhau. Và mỗi một dự toán công
trình có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định nhƣ: khối lƣợng phù hợp với thiết kế, sự đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá XDCT, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tƣ vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác và đƣa ra đƣợc giá trị dự toán sau khi thẩm định để trình phê duyệt. Trong quá trình thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định đƣợc tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bƣớc, có thể kết quả của bƣớc trƣớc làm cơ sở để phân tích các bƣớc sau. Nhƣ vậy, nếu có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn và sát với thực tế hơn.
Quy trình thẩm định là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bƣớc tiến hành trong quá trình thẩm định nhằm đảm bảo hồ sơ TK-DT sau khi đƣợc thẩm định đạt chất lƣợng, phù hợp với các quy định pháp luật, đảm bảo đủ chi phí trong quá trình đấu thầu và thực hiện xây dựng công trình. Nó bao gồm các bƣớc bắt đầu từ khâu kiểm tra năng lực của đơn vị tƣ vấn, kiểm tra tổng quát đến kiểm tra chi tiết từng mục của hồ sơ thiết kế - dự toán.
Đồng thời với các bƣớc trong quy trình thẩm định là công tác thu thập thông tin. Thông tin càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì chất lƣợng hồ sơ TK-DT sau thẩm định càng đảm bảo hiệu quả.
1.2.6.5. Đội ngũ cán bộ thẩm định thiết kế - dự toán (yếu tố con người):
Thẩm định là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi nó không chỉ là việc tính toán theo những công thức cho sẵn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ đƣợc các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức.
Con ngƣời đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định tới công tác thẩm định thiết kế nói chung và thẩm định dự toán nói riêng. Kết quả thẩm định là kết quả của quá trình đánh giá các nội dung của TK-DT theo nhận định chủ quan của con ngƣời bởi vì con ngƣời là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện thẩm định theo phƣơng pháp và kỹ thuật của mình. Mọi yếu tố khác sẽ không có ý nghĩa nếu nhƣ cán bộ thẩm định không đủ trình độ và phƣơng
pháp làm việc khoa học nghiêm túc, sai lầm của con ngƣời trong công tác thẩm định dù vô tình hay cố ý đều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát nguồn vốn, không hiệu quả trong đầu tƣ …
Kiến thức đó là sự am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống khoa học - kinh tế - xã hội. Để đạt đƣợc chất lƣợng tốt trong công tác thẩm định, yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với các cán bộ thẩm định là phải nắm vững chuyên môn nghề nghiệp, phải nắm vữngcác quy chuẩn, tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ... cũng nhƣ các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách do Nhà nƣớc quy định đối với các lĩnh vực: đầu tƣ xây dựng cơ bản;các quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức, các chế độ chính sách liên quan (lƣơng, phụ cấp lƣơng...).Muốn có những đánh giá khách quan và toàn diện, cán bộ thẩm định ngoài trình độ chuyên môn cần phải có những kiến thức về kinh tế, pháp luật và đặc biệt là phải đi nắm sát thực tế. Khi nắm chắc về công nghệ, khả năng biến động của thị trƣờng thì cán bộ thẩm định sẽ có quyết định thẩm định đúng đắn.Sự hiểu biết toàn bộ những kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội mà ngƣời thẩm định có đƣợc thông qua đào tạo hay tự bồi dƣỡng kiến thức mà có.
Kinh nghiệm của cán bộ cũng có ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình thẩm định, những dạng kiến trúc, kết cấu công trình, các bƣớc thi công, dây truyền công nghệ, các phƣơng pháp tính toán TK-DT… đã từng làm sẽ giúp cho các quyết định của công tác thẩm định chính xác hơn. Kinh nghiệm trong công tác giúp cán bộ thẩm định tham mƣu, đề xuất để có kết quả tốt nhất trong quyết định trình phê