Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định thiết kế dự toán công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị hà nội (Trang 84 - 89)

3.3.2.1. Những tồn tại hạn chế:

Bên cạnh những thuận lợi, công tác thẩm định TK-DTxây dựng công trình vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu kém:

- Công tác thẩm định chƣa đƣợc lập kế hoạch, đa số đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch vốn đƣợc duyệt. Ngoài ra, do không nắm đƣợc tình hình thi công trên hiện trƣờng nên cán bộ thẩm định thƣờng bị động trong công tác thẩm định hồ sơ phát sinh, điều chỉnh, khi có hồ sơ nào trình thì thẩm định hồ sơ đó, nhiều hồ sơ vƣớng mắc không phân bổ đƣợc thời gian giải quyết vƣớng mắc hợp lý để trôi qua một thời gian dài mới quay lại giải quyết.

- Hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp luật:

+ Các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật qua các giai đoạn còn chống chéo, cách hiểu các văn bản chƣa thống nhất dẫn đến đôi khi phải có văn bản xin hƣớng dẫn thực hiện.

+ Các đơn giá vật liệu, nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công thay đổi hàng tháng, hàng quý, hàng năm nên khi lập dự toán, thẩm tra, thẩm định dự toán gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đơn giá thích hợp. Mà các công trình xây dựng thƣờng kéo dài nhất là các công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội do vƣớng mặt bằng thi công nên việc điều chỉnh lại đơn giá lại dự toán theo thời điểm kéo dài cũng khó khăn khôngnhỏ.

+ Một số hạng mục công việc phức tạp (không có trong định mức, đơn giá, các hạng mục tranh chấp … ) yêu cầu cần có sự hƣớng dẫn của các Sở,Ban, ngànhdẫn đến thời gian thẩm định bị kéo dài.

+ Hƣớng dẫn về mức phí thẩm tra thiết kế tại các cơ quan chuyên môn chƣa có gây lúng túng trong công tác thẩm định, phê duyệt và thanh toán mức phí này.

- Quy trình tổ chức thẩm định tuy có tiến bộ, khoa học nhƣng vẫn vấp phải những lỗ hổng trong quá trình thực hiện.

- Đội ngũ cán bộ thẩm định:

+ Lực lƣợng cán bộ thẩm định còn mỏng, ngoài công tác thẩm định còn phải thực hiện công tác kiểm tra vài chục đến vài trăm hồ sơ, phƣơng án giải phóng mặt bằng hàng năm. Thậm chí có lúc phải tham gia trực tiếp hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng của Ban (nhƣ hỗ trợ phòng thực hiện dự án trong công tác: lập phƣơng án, bảo vệ phƣơng án trƣớc Hội đồng giải phóng mặt bằng, làm việc với UBND phƣờng, UBND quận để hoàn thiện hồ sơ giải phóng mặt bằng, trả lời đơn thƣ kiến nghị, công tác thu hồi mặt bằng, …).

+ Thiếu cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về xây dựngcầu đƣờng, cấp, thoát nƣớc … để kiểm soát các giải pháp thiết kế, biện pháp thi công.

+ Các cán bộ tuy có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tƣ vấn, thi công nhƣng còn non trẻ khi giữ vai trò của chủ đầu tƣ và lĩnh vực quản lý dự án.

+ Trong quá trình triển khai dự án, cán bộ thẩm định chƣa đƣợc tham gia thực tế hiện trƣờng. Do vậy, còn hạn chế về công tác thẩm định hồ sơ TKBVTC - dự toán điều chỉnh, thay đổi, phát sinh.

+ Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu do thiếu về số lƣợng, thiếu tính chuyên nghiệp. Yếu kém bắt nguồn từ các nguyên nhân cán bộ chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chất còn thiếu, khó tuyển đƣợc cán bộ có đủ năng lực do lƣơng thấp vì định mức chi phí cho ban quản lý dự án thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý chuyên gia, thƣờng dựa vào tƣ vấn nƣớc ngoài và nhà tài trợ, không phát huy quyền làm chủ.

- Việc thiếu các phần mềm chuyên dụng (phần mền dự toán, thiết kế…) nên khi thẩm định hồ sơ trên file mềm do tƣ vấn gửi còn bị hạn chế, thiếu máy scan nên việc tổng hợp các báo cáo thẩm định, quyết định phê duyệt gặp nhiều khó khăn.

- Về công tác tuyển dụng nhân sự: Việc tuyển dụng ở Ban quản lý đƣợc tiến hành đã mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên vẫn tồn tại do một số nguyên nhân sau: Việc tuyển dụng vào Ban còn mang hình thức xét tuyển. Kế hoạch tuyển dụng của Ban quản lý chƣa đƣợc cụ thể và bài bản. Điều đó dẫn đến tuyển dụng chƣa đúng ngƣời, đúng việc. Trong Ban vẫn còn thiếu một số cán bộ chuyên ngành cơ bản.

+ Về đào tạo cán bộ quản lý, Giám đốc dự án: Các nội dung đào tạo nghiêng về nghiệp vụ chuyên môn nhiều hơn là nâng cao trình độ quản lý. Trong khi hầu nhƣ lãnh đều đƣợc đào tạo từ môi trƣờng kỹ thuật nên kỹ năng quản lý còn hạn chế. Chƣa chú ý đến việc đào tạo nâng cao cho nguồn nhân lực đặc biệt là bộ phận nhân lực đƣợc lựa chọn đề bạt trở thành nguồn nhân lực chủ chốt, quản lý cấp cao của Ban và là những Giám đốc dự án.

+ Về đào tạo cán bộ theo trình độ: Về đào tạo trình độ trên đại học: Ban chƣa có đầu tƣ nhiều, chƣa có kế hoạch đào tạo chủ động, hiện tại có một số

cán bộ có trình độ đại học có nhu cầu phát triển tự giác đi học thêm ngoài giờ làm việc, tự nâng cao trình độ cho bản thân và tự chịu các chi phí trong quá trình đào tạo. Do đó việc đào tạo bài bản, kế hoạch cụ thể, lên kinh phí đào tạo, hỗ trợ cán bộ đi học là yêu cầu cấp thiết trong công tác đào tạo nhằng nâng cao chất lƣợng quản lý dự án.

3.3.2.2. Nguyên nhân những tồn tại hạn chế:

- Về mặt nhận thức:

Lãnh đạo Ban quản lý dự án đã quan tâm đến chất lƣợng và năng lực của viên chức làm công tác thẩm định, tuy nhiên vẫn chƣa chuyển biến kịp thời với những đòi hỏi của quá trình phát triển và nhu cầuthực hiện nhiệm vụ tại Ban quản lý dự án MPMU. Yêu cầu trong công tác đòi hỏi viên chứcphải có trình độ, năng lực chuyên môn nhƣng trên thực tế hiện nay trong tổ chức, chỉ đạo điều hành đôi lúc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, sự phối hợp chƣa chặt chẽgiữa các phòng Ban nên có tác động không nhỏ đến công tác thẩm TK-DT. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận viên chức về vai trò vị trí, nhiệm vụ của mình trong bộ máy của đơn vị với yêu cầu nhiệm vụ của MPMU chƣa rõ ràng, chƣa thấy rõ yêu cầu đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng công tác trong thực thi nhiệm vụ của mình, từ đó chƣa tích cực phấn đấu vƣơn lên, tu dƣỡng rèn luyện để nâng cao chất lƣợng công việc cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm và đạo đức ngƣời cán bộ, công chức, viên chức.

- Về mặt tổ chức thực hiện:

Thứ nhất, việc chƣa lập cũng nhƣ xây dựng kế hoạch trong công tác thẩm địnhnên cán bộ thƣờng không chủ động đặc biệt là thẩm định các hồ sơ liên quan đến phát sinh, điều chỉnh ngoài hiện trƣờng. Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa phòng THDA (bộ phận ngoài hiện trƣờng cung cấp các hồ sơ liên quan đến thiết kế - dự toán), phòng Thẩm định cũng nhƣ Tƣ vấn thiết kế chƣa đồng bộ, nhịp nhàng làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Thứ hai, việc bố trí, sử dụng nhân lực công chức, viên chức tại MPMU vẫn còn mang tính chủ quan, áp đặt. Bên cạnh đó việc đãi ngộ chƣa tốt vì với chính sách lƣơng, thƣởng hiện nay rất khó để giữ chân đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao yên tâm công tác.

Thứ ba, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chƣa đồng bộ, còn chống chéo gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Hƣớng dẫn về công tác thẩm định tại các cơ quan chuyên môn (Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Giao thông) gây lúng túng trong công tác thẩm định thiết kế - dự toán.

Thứ tư,về công tác tuyển dụng nhân sự đã đƣợc quan tâm tuy nhiên việc tuyển dụng mang hình thức, tuyển dụng chƣa đúng ngƣời, đúng việc, không qua thi tuyển mà chỉ xét tuyển, bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số cán bộ chuyên ngành cơ bản theo đúng chuyên môn, chuyên ngành phục vụ công tác thẩm định.

Thứ năm, việc đánh giá viên chức hàng năm chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, có lúc còn mang tính hình thức chƣa đi vào thực chất, còn nể nang nhau, quan điểm tiêu chí chƣa rõ ràng, chƣa gắn với chức trách, nhiệm vụ và kết quả hoàn thành công việc chuyên môn của từng viên chức. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc tự rèn luyện về thái độ cũng nhƣ việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của viên chức tại MPMU còn hạn chế.

Thứ sáu, Công tác thẩm định thiết kế - dự toán chƣa có chế tài cụ thể về việc kiểm tra, thanh tra trong công tác thẩm định. Việc thẩm định thiết kế - dự toán có nhiều bƣớc, nhiều khâu, việc đƣa ra biện pháp thi công không phù hợp cũng nhƣ không cập nhật đúng các định mức, đơn giá hoặc vận dụng các đơn giá không phù hợp, khấu hao vật tƣ ... cũng sẽ làm tăng giá trị xây dựng công trình.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG &GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ - DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ

CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

4.1. Định hƣớng phát triển các công trình hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 2010 - 2030, tầm nhìn 2050:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định thiết kế dự toán công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị hà nội (Trang 84 - 89)