- Đẩy nhanh công tác quyết toán hoàn thành các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, giai đoạn 1 (còn 03/08 dự án thành phần đang trình Thành phố phê duyệt) và Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, Dự án đầu tƣ xây dựngcông trình xây dựng Nút giao thông đƣờng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đƣờng sắt Bắc Hồng- Văn Điển; Đƣờng vào khu TĐC Nam Trung Yên đến Phạm Hùng (sát tƣờng rào Bộ Tƣ lệnh Thủ đô), .... để tập trung thực hiện những dự án đang triển khai
- Thực hiện thi công dứt điểm các dự án đang đƣợc triển khai (Dự án xây dựng đƣờng vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (đối với 03 hộ dân đoạn Đàn Xã Tắc); dự án đƣờng vành đai 2, đoạn Ngã Tƣ Sở - Ngã Tƣ Vọng);đảm bảo chất lƣợng, tiến độ trong tất cả các khâu thực hiện làm tiền đề để đƣợc UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục giao thực hiện các dự án khác.
- Mục tiêu trƣớc mắt Ban cần tổ chức triển khai thực hiện công tác tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ dự án đối với các dự án Dự án xây dựng đƣờng vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục); Dự án xây dựng, cải tạo Nút giao thông Ô Chợ Dừa; Dự án xây dựng Trụ Sở Thành ủy Hà Nội;Dự án Trƣờng đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong; Dự án Nâng cấp hệ thống trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôntổng số vốn đầu tƣ trên 10.189 tỷ đồng.
- Mục tiêu lâu dài: ngoài thực hiện những dự án đƣợc Thành phố Hà Nội giao, Ban chủ động tìm kiếm, xây dựng những đề án, dự án cấp thiết trên địa bàn trình UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt.
4.3. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩmđịnh thiết kế - dự toán xây dựng công trình
4.3.1. Mục tiêu hướng tới của các giải pháp được đề xuất
- Các giải pháp đề xuất hƣớng tới mục tiêu chung hoàn thiện công tác thẩm định TK-DT xây dựng công trình, đạt đƣợc các mục tiêu dự kiến trên 03 phƣơng diện chủ yếu: Chất lƣợng, thời gian và chi phí.
- Các giải pháp đề xuất có khả năng nghiên cứu áp dụng đối với hầu hết các dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, không phân biệt quy mô đầu tƣ và loại công trình xây dựng đƣợc đầu tƣ xây dựng.
4.3.2. Các nguyên tắc được quán triệt khi đề xuất các giải pháp
- Phù hợp: phù hợp với năng lực, phù hợp với các nguyên tắc quản lý, phù hợp với đặc điểm quản lý dự án tại MPMU.
- Khoa học và thực tiễn: các giải pháp có căn cứ khoa học đƣợc luận chứng, có căn cứ thực tiễn đƣợc phân tích đánh giá.
- Cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng đơn giản hóa, thuật ngữ phổ thông, tạo ra quy trình các bƣớc áp dụng.
- Tiếp cận, ứng dụng từng bước các công cụ quản lý chi phí hiện đại: tiếp cận với các công cụ quản lý chi phí hiện đại, chỉ ra những điều kiện đảm bảo tính khả thi của giải pháp để có kế hoạch đáp ứng).
- Hiệu quả: các giải pháp hoàn thiện góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu quả đầu tƣ của dự án.
4.3.3. Danh mục các giải pháp đề xuất của luận văn
Qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định TK-DT đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách tại MPMU nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 3, trong tất cả các tồn tại của công tác thẩm định trong thời gian qua thì yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hƣởng mang tính quyết định đến chất lƣợng công tác thẩm định TK-DT xây dựng công trình. Do đó, giải pháp đƣợc đặt lên hàng đầu là phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ. Trong quá trình đầu tƣ dự án, việc tuân thủ các quy định của pháp luật là hết sức cần thiết, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định pháp luật. Trong thời gian qua Nhà nƣớc đã xây dựng một hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động quản lý dự án. Tuy nhiên, cũng qua phân tích thực trạng cho thấy vẫn có những quy định pháp luật chƣa thực sự hoàn thiện hoặc thiếu đồng bộ nên chƣa phát huy đƣợc hiệu lực tối đa.Chính vì vậy, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến công tác thẩm địnhTK-DT xây dựng công trình cũng rất cần thiết.
Trong luận văn này, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhƣ sau:
Hình 4.1: Danh mục các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định TK -DT
4.4. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án trọng hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội:
4.4.1. Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ:
4.4.1.1: Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ:
Thực hiện theo Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 của Ban chấp hành Trung ƣơng về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện và hiện nay, quy mô của Ban quản lý các dự án ngày một lớn hơn, phức tạp và đa dạng lĩnh vực. Trong khi đó trình độ, kỹ năng của lực lƣợng nhân sự tại Ban còn hạn chế, chƣa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu... Do vậy, Ban phải tuyển dụng các cán bộ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành và các chuyên ngành còn
Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng công trình
Lập kế hoạch cho công tác thẩm định TK- DT Năng lực và lựa chọn tƣ vấn Nâng cao chất lƣợng , năng lực đội ngũ cán bộ Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng phần mềm Hoàn thiện nội dung và bổ sung một số chi phí trong DTXDCT
thiếu, ƣu tiên chuyên ngành cơ điện, kỹ thuật hạ tầng, khảo sát, cầu đƣờng….Tuyển dụng viên chức thực chất là xử lý yếu tố đầu vào của đội ngũ viên chức, đây là một khâu quan trọng tạo tiền đề quản lý và nâng cao năng lực của vị trí đƣợc tuyển dung.
- Tuyển dụng nhân sự phải đƣợc trên cơ sở các chức danh công việc, vị trí việc làm còn thiếu; phải có ý kiến của trƣởng bộ phận điều hành quản lý trực tiếp, tuyển chọn nhân sự làm việc đúng yêu cầu công việc. Khi tuyển chọn nhân viên quan trọng nhất là phải thiết lập đƣợc tiêu chuẩn năng lực đòi hỏi từ ứng viên, do đó các bộ phận quản lý phải xây dựng bảng mô tả vị trí công việc rõ ràng và thi tuyển nghiêm túc.
- Tạo nguồn nhân lực dự trữ để có thể tuyển dụng đƣợc bất kỳ trong thời điểm nào bằng cách: tăng cƣờng nâng cao và đƣa thông tin lên trang website để nhiều ngƣời biết về lĩnh vực hoạt động và phát triển Ban và về văn hóa làm việc.
- Tuyển dụng cán bộ của Ban đáp ứng yêu cầu, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức xây dựng Ban đúng mục tiêu chiến lƣợc đề ra.
4.4.1.2. Công tác đào tạo nhân lực:
Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng tuyển dụng thì công tác đào tạo nhân lực cũng cần đƣợc quan tâm, cụ thể: thành lập ban đào tạo trực thuộc Ban quản lý là rất cần thiết. Ban đào tạo có nhiệm vụ lên danh sách, lập kế hoạch, danh mục đào tạo từ đó ký hợp đồng thuê các đơn vị, chuyên gia có uy tín đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, hoặc phối hợp các đơn vị, cá nhân có kinh nghiệm trong công tác trong Ban quản lý tổ chức các lớp, khóa đào tạo cho cán bộ Ban nhƣ:
- Các lớp/khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: + Về công tác quản lý dự án.
+ Giám sát chuyên ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông, thủy lợi.
+ Về định giá xây dựng. + Hợp đồng kinh tế.
+ An toàn vệ sinh môi trƣờng.
+ Các lớp phổ biến Luật, Nghị định Nhà nƣớc trong xây dựng công trình. + Các lớp phổ biến ứng dụng các phần mền tin học quản lý dự án: Primavera, SmartCPM.
- Các khóa đào tạo kỹ năng quản lý:
+ Kỹ năng lãnh đạo: đây là kỹ năng quan trọng nhất nhằm chỉ đạo, định hƣớng, khuyến khích và phối hợp các thành viên trong nhóm cùng thực hiện dự án. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý dự án có những phẩm chất cần thiết, có quyền lực nhất định để thực hiện thành công mục tiêu dự án.
+ Kỹ năng giao tiếp: cách thức phối hợp, thống nhất các hoạt động giữa các bộ phận chức năng, cơ quan liên quan để thực hiện các công việc của dự án nên cần thiết phải thông thạo kỹ năng giao tiếp. Phải hiểu biết các công việc của các phòng chức năng và có kiến thức rộng về kỹ thuật xây dựng, cũng nhƣ pháp luật về đầu tƣ xây dựng, ...
+ Kỹ năng thông tin: nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, thƣờng xuyên trao đổi tin tức giữa các thành viên dự án và những ngƣời liên quan trong quá triển khai dự án.
+ Kỹ năng thƣơng lƣợng và giải quyết khó khăn vƣớng mắc: trƣởng bộ phận quản lý có quan hệ với nhiều nhóm ngƣời liên quan để phối hợp mọi cố gắng trong và ngoài tổ chức nhằm thực hiện thành công dự án.
+ Kỹ năng ra quyết định: lựa chọn phƣơng án và cách thức thực hiện các công việc dự án là những quyết định rất quan trọng, đặc biệt trong trƣờng hợp thiếu thông tin và có nhiều thay đổi. Để ra quyết định đúng và kịp thời cần đến nhiều kỹ năng tổng hợp của nhà quản lý.
+ Mở lớp đào tạo giám đốc quản lý dự án chuyên nghiệp. - Ngoài ra, mở các lớp đào tạo khác:
+ Kỹ năng và nghiệp vụ công tác văn phòng
+ Tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh văn phòng, tiếng Nhật: các dự án có yếu tố nƣớc ngoài hoặc có các chuyên gia nƣớc ngoài đòi hỏi các cán bộ cần có trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp, làm việc độc lập với đối tác một cách có hiệu quả.
+Lớp kỹ năng ứng xử văn hóa làm việc.
+ Tập huấn thực hiện các Luật định, tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị quốc tế và trong nƣớc và phối hợp các đơn vị liên quan để hoàn thành các thủ tục cho cán bộ đi đào tạo ở trong nƣớc, nƣớc ngoài.
- Đƣa ra chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cán bộ: Nhất là đào tạo trên đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ) với mục tiêu là tạo nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kiến thức quản lý kinh tế vững vàng, có bản lĩnh chính trị và đạo đức lối sống tốt, có kiến thức hiểu biết xã hội rộng, thông thạo các thông lệ quốc tế, hiểu biết pháp luật, có trình độ giao tiếp với các đối tác trong và ngoài nƣớc.
Nhằm xác định và cung cấp các nguồn lực phù hợp cần thiết cho Ban quản lý. Do đó, cần ban hành một quy trình đào tạo để những biện pháp thích hợp để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, đảm bảo rằng các cán bộ nhận thức đƣợc mối liên quan và tầm quan trọng các hoạt động của họ và họ đóng góp nhƣ thế nào đối với việc đạt đƣợc các mục tiêu chất lƣợng và lƣu giữ các hồ sơ về giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn.
Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dƣỡng viên chức tại MPMU nói chung phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đồng bộ, dựa trên cơ sở đánh giá hiệu
quả hoàn thành công vụ của viên chức, qua đó nắm bắt đƣợc những điểm mạnh, yếu để xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, phân công, phân cấp đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quá trình thực thi công tác đào tạo, bồi dƣỡng viên chức là việc vô cùng quan trọng, vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài trong việc xây dựng và phát triển của MPMU, do vậy cần chú ý một số những vấn đề sau:
- Thứ nhất, cần xác định rõ đối tƣợng cần đào tạo, bồi dƣỡng, nội dung và chƣơng trình, đào tạo cái gì, ở đâu và đào tạo nhƣ thế nào?
- Thứ hai, cần xác định nhu cầu đào tạo thông qua việc phân loại các đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng theo trình độ, theo ngạch viên chức, theo chức danh chuyên môn, chức danh cán bộ, quản lý, theo tính chất nghề nghiệp…,
- Thứ ba, cần xây dựng nội dung đào tạo nhằm tạo cho viên chức có khả năng tăng cƣờng khả năng tham mƣu, nâng cao năng lực phân tích, quản lý và thực thi các chính sách, góp phần xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
Thứ tƣ, cần phân chia giai đoạn đào tạo, phân trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tƣợng, tránh lãnh phí trong đào tạo; gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng viên chức đúng với chuyên môn, vị trí việc làm cũng nhƣ sở trƣờng của từng viên chức.
4.4.1.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định:
Bên cạnh nâng cao chất lƣợng tuyển dụng cán bộ, công tác đào tạo nhân lực thì việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định cũng cần đƣợc quan tâm, cụ thể:
- Tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia công tác thẩm định hoàn thiện các chứng chỉ hành nghề nhƣ chứng chỉ kỹ sƣ định giá, chứng chỉ tƣ vấn thiết kế, chứng nhận quản lý dự án...
- Thƣờng xuyên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ.
- Tuy 100% cán bộ thẩm định có trình độ đại học và đã qua thi tuyển viên chức theo đúng quy định, quy trình của UBND Thành phố Hà Nội nhƣng chƣa đƣợc qua đào tạo, bồi dƣỡng cấp chuyên viên vì vậy cần tạo điều kiện hơn nữa cho các cán bộ thẩm định đƣợc học tập nâng cao, đƣợc tham gia học và thi tuyển chuyên viên, chuyên viên chính để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
4.4.2. Năng lực và lựa chọn tư vấn (gồm lựa chọn tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra):
Năng lực của tƣ vấn lập TK-DTcần đƣợc quan tâm thông qua chất lƣợng hồ sơ, tuy nhiên vấn đề cần đƣợc chú trọng quan tâm là công tác lựa chọn tƣ vấn.
Chọn đƣợc tƣ vấn đủ năng lực là cơ sở ban đầu đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện dự án. Chủ đầu tƣ quyết định các vấn đề về kỹ thuật, cung cấp đủ các thông tin, số liệu đầu vào của dự án cho kỹ sƣ tƣ vấn; cung cấp thông tin và nói rõ các điều kiện, quy định để các nhà thầu có thể tham gia dự thầu một cách công bằng.
Tƣ vấn là loại lao động đặc biệt, đó là kinh nghiệm, kiến thức và sự phán xét. Lao động của tƣ vấn khó đánh giá, đo đếm và thử đƣợc nhƣng sản phẩm và dịch vụ do họ tạo ra có ý nghĩa quan trọng. Đó là các bản thiết kế, hoạt động giám sát, lời khuyên, sự chỉ dẫn và phán xét... Bằng kiến thức của mình tƣ vấn có thể trực tiếp giúp CĐT và nhà thầu thực hiện các nhiệm vụ trong các khâu của dự án. Khả năng tiết kiệm vốn đầu tƣ từ hoạt động của tƣ vấn là rất lớn, vì vậy cần hiểu biết vai trò của tƣ vấn từ đó chọn đƣợc tƣ vấn có năng lực, trình độ cao, cần có biện pháp để tƣ vấn đóng góp hiệu quả nhất vào dự án. Tƣ vấn TK-DTcó vai trò xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực
hiện dự án (từ điều chỉnh bổ sung cũng nhƣ giám sát tác giả) do vậy, tƣ vấn thiết kế hoàn thành nhiệm vụ khi các mục tiêu cụ thể của dự án đã đạt đƣợc, dự án đƣợc nghiệm thu hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng.
Tổ chức tƣ vấn, cán bộ làm công tác tƣ vấn phải là ngƣời hiểu và nắm rất rõ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật, giải pháp quy hoạch, định mức cũng nhƣ cơ chế chính sách ... Chất lƣợng hồ sơ của tƣ vấn chƣa cao dẫn đến các điều chỉnh/phát sinh trong quá trình thực hiện dự án là yếu tố không nhỏ ảnh hƣởng đến thời gian hoàn thành dự án.
Bên cạnh năng lực của tƣ vấn một yếu tố nữa cũng tác động không nhỏ đến công tác tƣ vấn là việc lựa chọn tƣ vấn đảm bảo có kinh nghiệm, có khả năng làm việc độc lập và cũng là một kênh để hỗ trợ, giúp Chủ đầu tƣ, nhà