Bài học kinh nghiệm rút ra cho Banquản lý các dựán Trọng điểm Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định thiết kế dự toán công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị hà nội (Trang 44 - 46)

Trên cơ sở những kinh nghiệm công tác thẩm định thiết kế - dự toán tại Ban quản lý Dự án Hạ tầng Tả ngạn và Ban quản lý dự án Duy tu thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong công tác thẩm định thiết kế - dự toán tại MPMU nhƣ sau:

- Thứ nhất:Đẩy mạnh thực hiện đề án vị trí việc làm, cơ cấu viên chức để từng bƣớc chuyển từ nền hành chính thực hiện công vụ theo chế độ chức nghiệp sang chế độ việc làm, uyển chuyển, linh hoạt, năng động hơn trong tuyển dụng, sử dụng đào tạo bồi dƣỡng, điều động, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức tạo ra sự cạnh tranh, phấn đấu trong đội ngũ cán bộ, công chức... thúc đẩy nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thứ hai: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể đối với công tác thẩm định thiết kế - dự toán đồng bộ với công tác triển khai thi công ngoài hiện trƣờng cũng nhƣ kế hoạch bố trí vốn các dự án.

- Thứ ba: Đội ngũ cán bộ thẩm định còn thiếu và đặc biệt thiếu cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về xây dựng cầu đƣờng, cấp, thoát nƣớc … để kiểm soát các giải pháp thiết kế, biện pháp thi công. Một số cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực tƣ vấn, thi công nhƣng còn non trẻ khi giữ vai trò của chủ đầu tƣ và lĩnh vực quản lý dự án. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu do thiếu về số lƣợng, thiếu tính chuyên nghiệp. Yếu kém bắt nguồn từ các nguyên nhân cán bộ chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chất còn thiếu, khó tuyển đƣợc cán bộ có đủ năng lực do lƣơng thấp vì định mức chi phí cho ban quản lý dự án thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý chuyên gia, thƣờng dựa vào tƣ vấn nƣớc ngoài và nhà tài trợ, không phát huy quyền làm chủ.

- Thứ tư:Bổ sung nguồn kinh phí hàng năm để mua, cung cấp trang thiết bị, các phần mềm chuyên dụng (phần mền dự toán, thiết kế…) đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định thiết kế nói chung và dự toán nói riêng.

- Thứ năm: Việc tuyển dụng ở Ban quản lý đƣợc tiến hành hàng năm đã bổ sung nhân sự còn thiếu trong công tác thẩm định nói chung cũng nhƣ nhân sự còn thiếu tại các phòng chuyên môn nhƣ thực hiện dự án, kế hoạch .... Tuy nhiên việc tuyển dụng vào Ban còn mang hình thức xét tuyển không qua thi tuyển. Kế hoạch tuyển dụng của Ban quản lý chƣa đƣợc cụ thể và bài bản. Điều đó dẫn đến tuyển dụng chƣa đúng ngƣời, đúng việc. Trong Ban vẫn còn thiếu một số cán bộ chuyên ngành cơ bản. Do vậy, cần đổi mới nâng cao chất lƣợng thi tuyển, nâng ngạch công chức để tuyển dụng vào công vụ hoặc bổ nhiệm vào các ngạch cao hơn, vào vị trí việc làm đã đƣợc xác định. Tạo môi trƣờng tốt cho công chức, viên chức làm việc.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định thiết kế dự toán công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị hà nội (Trang 44 - 46)