2.2.1. Phương pháp thống kê:
điểm Phát triển đô thị Hà Nội thông qua các hình vẽ, bảng biểu, số liệu đƣợc ngƣời viết sử dụng để đánh giá số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng hoạt động quản lý thẩm định thiết kế - dự toán của Ban quản lý; hệ thống hóa bằng các bảng biểu thống kê để từ đó có những đánh giá, nhận xét về công tác thẩm định TK-DT từ đƣa ra các định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định thiết kế nói chung và dự toán nói riêng.
2.2.2.Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để tìm hiểu, nghiên cứu về đối tƣợng. Từ đó, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp đánh giá và hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghiên cứu.
Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng.
Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác thẩm định thiết kế - dự toán tại Ban quản lý dự án, để phân tích rõ vấn đề tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm nó bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý, cụ thể:
- Tại Chƣơng 1:
+ Trên cơ sở phân tích nội dung chủ yếu của các nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để rút ra những kết quả chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu.
+ Luận văn phân tích các vấn đề lý luận về thẩm định TK-DT thông quan các khái niệm, nguyên tắc thẩm định, nội dung thẩm định thiết kế - dự
toán, các tiêu chí đánh giá cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến thẩm định từ đó tổng hợp lại đó là khung phân tích của đề tài.
- Tại Chƣơng 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thẩm định TK-DTxây dựng công trình tại Ban quản lý dự án theo các nội dung của công tác tại chƣơng 1, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra nhận xét chung, các đánh giá về công tác thẩm định TK-DT tại BQLgồm cả về kết quả và hạn chế.
2.2.3. Phương pháp phân tích so sánh:
Việc sử dụng phƣơng pháp so sánh giúp có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động quản lý công tác thẩm định TK-DT của Ban quản lý dự án nói chung và của các CĐT nói riêng.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định trong các giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. Các chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu trong luận văn gồm: công tác đào tạo, cơ cấu chuyên môn, kinh nghiệm công tác, công tác bồi dƣỡng cán bộ từ đó đánh giá thực trạng năng lực của cán bộ làm công tác thẩm định TK-DT.
2.2.4. Phương pháp phân loại lý thuyết:
Là phƣơng pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hƣớng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tƣợng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán đƣợc các xu hƣớng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.
Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phƣơng pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó
mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tƣợng đƣợc đầy đủ và sâu sắc hơn.
Phân loại và hệ thống hóa là hai phƣơng pháp đi liền với nhau. Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại đƣợc hợp lý và chính xác hơn.
2.3. Vận dụng kiến thức của các môn khoa học kinh tế và quản lý, đặc biệt là các kiến thức về quản lý dự án đầu tƣ và pháp luật liên quan