Năng lực của Banquản lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định thiết kế dự toán công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị hà nội (Trang 59 - 82)

Thực trạng nhân lực của Ban: năm 2009 số cán bộ của Ban là 75 ngƣời đến năm 2013 là 92 ngƣời. Số cán bộ năm 2013 tăng 1,23 lần so với năm

2009, đạt tốc độ phát triển bình quân năm 105,67%; tháng 11/2014 Ban tổ chức đợt thi tuyển viên chức và tháng 4/2015 có kết quả trúng tuyển và Ban bổ sung thêm 04 viên chứcđể bổ sung cho các phòng ban chức năng.

Trình độ đào tạo:xem hình 3.3

Hình 3.3.Biểu đồ cơ cấu trình độ đào tạo cán bộ Ban QLDA năm 2009-2016

(Nguồn: Ban quản lý dự án MPMU)

Qua biểu đồ trên, nhận thấy rằng trình độ năng lực, chuyên môn đƣợc đào tạo của Ban là khá cao với tỷ lệ đƣợc đào tạo đại học và trên đại học là 89,6% (trên đại học là 15,6%). Đây là một trong những nhân tố tạo uy tín cho Ban để đƣợc giao quản lý thực hiện các dự án trọng điểm của UBND Thành phố Hà Nội trong thời gian qua.

Thạc sỹ: 15, 15,6% Đại học: 71, 74% Cao đẳng : 5, 5,2% Nhân viên hợp đồng: 5, 5,2% Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Nhân viên hợp đồng

Cơ cấu chuyên môn:

Hình 3.4.Biểu đồ cơ cấu chuyên môn năm 2016 của Ban QLDA

(Nguồn: Ban quản lý dự án MPMU)

Từ biểu đồ trên, nhận thấy rằng nguồn nhân lực Ban vẫn còn mất cân đối. Số lƣợng kỹ sƣ điện, kỹ sƣ địa chất công trình, đo đạc đang ở tỷ lệ rất thấp khoảng 5,2% và 2,0%. Bên cạnh đó, công tác thẩm định thiết kế đòi hỏi nhiều bộ môn tham gia cũng nhƣ liên quan đến nhiều ngành nghề nhƣ cầu, đƣờng, địa chất nền móng, thoát nƣớc, điện.... Nguồn nhân lực mất cân đối, cán bộ ở một số bộ môn thiếu sẽ quá tải khi tham gia vào nhiều công trình, dự án dẫn đến chất lƣợng làm việc sẽ không hiệu quả.

Kỹ sƣ Cầu đƣờng: 34 cán bộ; 35,5% Kỹ sƣ XD DD&CN: 12 cán bộ; 12,5% Kiến trúc sƣ: 3 cán bộ; 3,1% Kỹ sƣ Kinh tế XD/CN kinh tế, kế toán: 22 cán bộ; 22,9% Kỹ sƣ Địa chất CT, Đo đạc: 2 cán bộ; 2 % Kỹ sƣ Điện: 5 cán bộ; 5,2% Cử nhân Ngoại ngữ: 3 cán bộ; 3,1% Các chuyên ngành khác: 15 cán bộ; 15,6%

Về kinh nghiệm công tác:

Kinh nghiệm trong công thẩm định TK-DT của cán bộ, viên chức của Ban quản lý đƣợc thể hiện về số lƣợng và cơ cấu thâm niên trong công tác thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tổng hợp trình độ theo thâm niên của cán bộ năm 2016 của Ban

Số

TT Trình độ

Thâm niên

≤10 năm 10 ÷15 năm ≥15 năm

1 Thạc sĩ 8 4 3

2 Đại học 52 10 9

3 Cao đẳng 1 2 2

4 Nhân viên 3 1 1

Tổng 64 17 15

(Nguồn: Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội)

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu thâm niên, kinh nghiệm công tác cán bộ năm 2016

Qua biểu đồ trên, số lƣợng cán bộ, viên chức có thâm niên dƣới 10 năm chiếm tỷ lệ lớn 66,7%. Vì vậy, lực lƣợng nhân lực của Ban là lực lƣợng nhân lực tƣơng đối trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

≤10 năm 66,7% 10÷15 năm 17,7% ≥ 15 năm 15,6% ≤10 năm 10÷15 năm ≥15 năm

3.2.2. Quy trình tổ chức thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội

Quy trình công tác tổ chức thẩm địnhTK-DT xây dựng công trình của Ban quản lý dự án thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật theo từng giai đoạn và thời kỳ, cụ thể đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:

Lựa chọn tƣ vấn khảo sát, thiết kế

Phòng Kế hoạch - đầu tƣ, Phòng thẩm định dự án

Thẩm định nhiệm vụ,

đề cƣơng khảo sát, thiết kế Phòng thẩm định dự án

Trình phê duyệt nhiệm vụ,

đề cƣơng khảo sát, thiết kế Phòng Thẩm định dự án

Tổ chức khảo sát, thiết kế

Lập dự toán xây dựng công trình Phòng Thực hiện dự án

Tổ chức thẩm tra,thẩm địnhThiết kế - dự toán xây dựng công trình

PhòngThẩm định dự án

Trình phê duyệt thiết kế -

dự toán xây dựng công trình Phòng Thẩm định dự án

3.2.2.1 Giai đoạn thực hiện theo Luật Xây dựng 2003:

Luật Xây dựng có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, thời điểm này MPMU đƣợc UBND Thành phố giao làm CĐTcác dự án là Dự án Phát triển cơ sở HTGTĐT Hà Nội, giai đoạn 1 (gồm 08 dự án thành phần) và Dự án Phát triển cơ sở HTĐT Bắc Thăng - Vân Trì; tiếp theo đến năm 2008 tiếp tục đƣợc giao thực hiện Dự án xây dựng đƣờng vành đai 1 (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu), Dự án xây dựng đƣờng Vành đai 2 (đoạn Ngã Tƣ Sở - Ngã Tƣ Vọng)và đến năm 2011 đƣợc giao thực hiện Dự án đầu tƣ xây dựng công trình xây dựng nút giao thông đƣờng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đƣờng sắt Bắc Hồng-Văn Điển. Trong đó, có Dự án Phát triển cơ sở HTGTĐT Hà Nội, giai đoạn 1 (gồm 08 dự án thành phần) và Dự án Phát triển cơ sở HTĐT Bắc Thăng - Vân Trì(gồm các dự án thành phần và các gói thầu) đã cơ bản đƣợc UBND thành phố phê duyệt TKKT-DT (dự án đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế - dự toán đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành thẩm định nhƣ Dự án Nút giao thông Kim Liên, dự án đƣờng Vành đai 1 đoạn KL-OCD, Nút giao thông Ngã Tƣ Sở ... đƣợc Cục Giám định chất lƣợng - Bộ Giao thông thẩm định thiết kế dự toán; Dự án Bắc Thăng Long Vân Trì gồm 04 gói thầu đƣợc Bộ Xây dựng thẩm định TK-DT), Ban tiếp tục triển khai thủ tục, các bƣớc tiếp theo nhƣ công tác đấu thấu, thẩm định điều chỉnh/bổ sung TK-DT do điều chỉnh bổ sung tại hiện trƣờng hoặc thẩm định thiết kế - dự toán đối với các dự án/hạng mục/gói thầu chƣa đƣợc UBND Thành phố thẩm định/phê duyệt (thực hiện theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP và văn bản ủy quyền của UBND Thành phố Hà Nội). Bộ Xây dựng đã có các văn bản hƣớng dẫn xử lý chuyển tiếp cũng nhƣ UBND Thành phố Hà Nội có văn bản hƣớng dẫn và giao cho Ban quản lý đƣợc thực hiện các nhiệm vụ chủ đầu tƣ tổ chức thẩm định/phê duyệt thiết kế - dự toán. Cụ thể:

- Bƣớc 1: Lựa chọn đơn vị tƣ vấn khảo sát, thiết kế

Phòng kế hoạch tổng hợp tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn đơn vị tƣ vấn khảo sát, thiết kế hoặc phối hợp với phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣơng, thực hiện dự án lựa chọn những đơn vị tƣ vấn có kinh nghiệm đã từng cộng tác với Ban để tiến hành chỉ định thầu, ký kết hợp đồng tƣ vấn.

- Bƣớc 2: Thẩm định đề cƣơng, nhiệm vụ khảo sát thiết kế.

+ Tƣ vấn khảo sát, thiết kế sau khi đƣợc lựa chọn tiến hành lập nhiệm vụ, đề cƣơng khảo sát - thiết kế, phƣơng án và dự toán chi phí khảo sát.

+ Sau khi đã lập nhiệm vụ, đề cƣơng khảo sát - thiết kế, phƣơng án và dự toán chi phí khảo sát, tƣ vấn trình toàn bộ 02 bộ hồ sơ cho Ban qua đƣờng công văn.

+ Toàn bộ hồ sơ đƣợc chuyển đến phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợngđể tổ chức thẩm định nhiệm vụ, đề cƣơng khảo sát - thiết kế, phƣơng án và dự toán chi phí khảo sát.

+ Trƣởng phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng giao toàn bộ hồ sơcho cán bộ đƣợc phân côngphụ trách dự án (hồ sơ thuộc dự án nào đƣợc phân cho cán bộ quản lý dự án đó).

+ Cán bộphụ trách dự án tiến hành kiểm tra hồ sơ đƣợc giao, trao đổi những vƣớng mắc với trƣởng phòng hoặc phó trƣởng phòng phụ trách dự án (trong một số trƣờng hợp có thể đề nghị tổ chức họp mời lãnh đạo Ban, các phòng chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết vƣớng mắc), lập báo thẩm định đƣa ra các kết luận và kiến nghị trình lãnh đạo phòng kiểm tra.

+ Sau khi đƣợc lãnh đạo phòng kiểm tra và ký vào phiếu trình ký, toàn bộ hồ sơ đƣợc trình phó giám đốc phụ trách dự án ký báo cáo thẩm định.

- Bƣớc 3: Trình phê duyệt nhiệm vụ, đề cƣơng khảo sát, thiết kế

+ Sau khi báo cáo thẩm định đƣợc phó giám đốc phụ trách duyệt, toàn bộ hồ sơ đƣợc chuyển về phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng.

+ Phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng yêu cầu đơn vịtƣ vấn hoàn thiện, điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ theo báo cáo kết quả thẩm định và trình đủ số lƣợng hồ sơ theo điều kiện hợp đồng.

+ Phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng lập phiếu trình ký, dự thảo quyết định phê duyệt và các hồ sơ sau khi đã đƣợc hoàn thiện, điều chỉnh theo báo cáo thẩm định trình Giám đốc Ban phê duyệt.

+ Sau khi đề cƣơng, nhiệm vụ khảo sát, thiết kế đƣợc Giám đốc Ban phê duyệt, phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng bàn giao toàn bộ các hồ sơ, báo cáo thẩm định, quyết định phê duyệt cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ liên quan: phòng kế hoạch -tổng hợp (phòng theo dõi hợp đồng 01 bộ), phòng thực hiện dự án (phòng thực hiện bƣớc tiếp theo 02 bộ), phòng tài chính - kế toán (phòng thanh, quyết toán hợp đồng 03 bộ), lƣu phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng(01 bộ).

- Bƣớc 4: Tổ chức khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình:

+ Sau khi tiếp nhận đề, cƣơng nhiệm vụ khảo sát, thiết kế từ phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng, phòng thực hiện dự án tổ chức tiến hành khảo sát công trình.

+ Tƣ vấn sau khi khảo sát công trình nộp báo cáo khảo sát theo đúng số lƣợng theo điều kiện hợp đồng và biên bản nghiệm thu cho phòng thực hiện dự án xác nhận.

+ Sau khi có kết quả khảo sát, phòng thực hiện dự án tổ chức để tƣ vấn lập thiết kế (TKKT đối với công trình thiết kế 3 bƣớc, TKBVTC đối với công trình thiết kế 2 bƣớc) và dự toán XDCT.

+ Sau khi tƣ vấn thiết kế và lập dự toán xong, trình 03 bộ hồ sơ cho phòng thực hiện dự án.

+ Phòng thực hiện dự án bàn giao 02 bộ hồ sơ TK-DT cùng với báo cáo nhận xét cho phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng để tiến hành bƣớc tiếp theo.

- Bƣớc 5: Tổ chức thẩm tra, thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng công trình:

+ Phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng sau khi nhận hồ sơ TK-DT xây dựng công trình, trƣởng phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng giao hồ sơ cho cán bộ phụ trách dự án tiến hành tổ chức thẩm tra, thẩm định hồ sơ TK-DT xây dựng công trình.

+Cán bộ phụ trách dự án kiểm tra hồ sơ, yêu cầu đơn vị tƣ vấn chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ (tự thẩm định TK-DT) hoặcthuê tƣ vấn thẩm tra TK-DT làm cơ sở thẩm định/phê duyệt thiết kế - dự toán (thực hiện theo NĐ 16/2005)

hoặc lập tờ trình trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm tra(thực hiện theo Nghị định15/2013/NĐ- CP và Thông tư 13/2013/TT-BXD từ tháng 02/2013 đến 30/12/2014).

Hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nƣớc về xây dựng thẩm tra thiết kế theo khoản 5 điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.

Nô ̣i dung thẩm tra thiết kế của các Cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức tƣ vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế theo khoản 4 điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và điều 4 Thông tƣ 13/2013/TT-BXD:

+ Sau khi nhận đƣợc kết quả thẩm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng,cán bộ phụ trách dự án tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế, đƣa ra các kết luận và kiến nghị trình lãnh đạo phòng kiểm tra và trình phó giám đốc phụ trách dự án ký báo cáo thẩm định thiết kế xây dựng công trình (TKKT, TKBVTC).

+ Đối với những hồ sơ dự toán điều chỉnh mà thiết kế không thay đổi (dự toán điều chỉnh giá, dự toán gia hạn thời gian ...) thì cán bộ phụ trách dự án tiến hành trực tiếp thẩm định dự toán xây dựng công trình, đƣa ra các kết luận và kiến nghị trình lãnh đạo phòng kiểm tra và trình phó giám đốc phụ trách dự án ký báo cáo thẩm định dự toán.

- Bƣớc 6: Trình phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng công trình

Sau khi tập hợp báo cáo thẩm định/thẩm tra, hồ sơ TK-DT đã đƣợc chỉnh sửa hoàn thiện theo báo cáo thẩm định/thẩm tra, phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng dự thảo quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán trình Giám đốc Ban ký phê duyệt.

Sau khi TK-DT xây dựng công trình đƣợc Giám đốc Ban phê duyệt, phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng bàn giao toàn bộ các hồ sơ, báo cáo thẩm định,quyết định phê duyệt cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ liên quan: phòng kế hoạch - tổng hợp (phòng theo dõi hợp đồng 01 bộ), phòng thực hiện dự án (phòng thực hiện bƣớc tiếp theo 02 bộ), phòng tài chính - kế toán (phòng thanh, quyết toán hợp đồng 03 bộ), lƣu phòng Quản lý kỹ thuật chất lƣợng (01 bộ).

- Nhận xét về quy trình tổ chức công tác thẩm định:

+ Theo từng giai đoạn/thời kỳ cũng nhƣ theo các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn Ban quản lý nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định (gồm cả về hồ sơ thẩm định/quy trình thẩm tra, thẩm định phê duyệt)

+ Khá khoa học, phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng nhƣ mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện.

+ Hồ sơ TK-DT đƣợc kiểm soát tốt và dễ dàng đạt đƣợc chất lƣợng khi yêu cầu, khi cần điều chỉnh cũng kịp thời hơn.

+ Hồ sơ thiết kế, dự toán khi đƣợc chuyển cho phòng nhiều khi không đầy đủ pháp lý để tiến hành thẩm định nên thƣờng xuyên phải yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhiều khi phải yêu cầu lập lại hồ sơ. Trong quá trình bổ sung hoàn thiện hồ sơ, tƣ vấn thiết kế thƣờng làm việc trực tiếp với phòng thẩm định dự án trong khi phòng thực hiện dự án (là đơn vị chủ trì trong công tác tổ chức lập hồ sơ) lại không tham gia dẫn đến sự chồng chéo trong công việc

hoặc đến khi đƣa hồ sơ thiết kế vào thi công phòng thực hiện dự án không nắm bắt đƣợc sự điều chỉnh.

+ Một số dự án có thời gian thực hiện kéo dài dẫn đến hồ sơ bị mất mát phải sƣu tra lại các văn bản trong quá trình thực hiện dự án cũng làm thời gian thẩm định bị kéo dài.

+ Việc phân công mỗi cán bộ quản lý toàn bộ các khâu thẩm định (thẩm định đề cƣơng, nhiệm vụ khảo sát - thiết kế, dự toán khảo sát, TKKT, TKBVTC, dự toán) của dự án dẫn đến hạn chế khi thẩm định những lĩnh vực không thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo.

+ Việc phân công mỗi cán bộ quản lý chuyên từng dự án cũng dẫn đến tình trạng các cán bộ khác không nắm đƣợc tiến trình thực hiện nên khó bổ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc tiếp nhận lại công việc, tài liệu khi Ban thực hiện công tác luân chuyển cán bộ.

3.2.2.2 Giai đoạn thực hiện theo Luật Xây dựng 2014:

Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, tại điều khoản xử lý chuyển tiếp “Dự án đầu tƣ xây dựng đã đƣợc phê duyệt trƣớc ngày Luật này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động tiếp theo chƣa đƣợc thực hiện thì thực hiện theo quy định của Luật này”.

Giai đoạn này Ban quản lý các dự án Trọng điểm Phát triển đô thị Hà Nội tiếp tục triển khai các dự án nhƣ xây dựng đƣờng Vành đai 2 (đoạn Ngã Tƣ Sở - Ngã Tƣ Vọng), Dự án đầu tƣ xây dựng công trình xây dựng nút giao thông đƣờng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đƣờng sắt Bắc Hồng - Văn Điển; Dự án xây dựng đoạn đƣờng từ khu TĐC Nam Trung Yên đến đƣờng Phạm Hùng (sát tƣờng rào phía Bắc Bộ tƣ lệnh Thủ đô Hà Nội) và đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ các dự ánnhƣ Dự án xây dựng đƣờng vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục), Dự án xây dựng, cải tạo Nút giao thông Ô Chợ Dừa, Dự án đầu tƣ Dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang

thiết bị y tế phục vụ Trung tâm kỹ thuật cao - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Xây dựng công trình Trƣờng đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong (Hà Đông)...

Ban quản lý đƣợc thực hiện các nhiệm vụ chủ đầu tƣ tổ chức thẩm định/phê duyệt TK-DT. Cụ thể:

- Bƣớc 1, Bƣớc 2, Bƣớc 3, Bƣớc 4: Tổ chức thực hiện nhƣ Luật Xây dựng 2003.

- Bƣớc 5: Tổ chức thẩm tra, thẩm định thiết kế - dự toán xây dựng công trình:

+ Phòng Thẩm định sau khi nhận hồ sơ TK-DT xây dựng công trình, trƣởng phòng Thẩm định giao hồ sơ cho cán bộ phụ trách dự án tiến hành tổ chức thẩm tra trình phê duyệt hồ sơ TK-DT xây dựng công trình.

+ Cán bộ phụ trách dự án kiểm tra hồ sơ, phối hợp với đơn vị tƣ vấn chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ; Lập tờ trình trình thẩm định thiết kế dự toán xây dựng công trình gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định.

Hồ sơ trình thẩm định gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm địnhTK-DT theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP(mẫu số 4 đối với thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; mẫu số 06 đối với thẩm định TKKT- TKBVTC).

- Nhận xét về quy trình tổ chức công tác thẩm định:

+ Quy trình mới đƣợc triển khai thực hiện trong thời gian ngắn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định thiết kế dự toán công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị hà nội (Trang 59 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)