Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 79)

- Cơ cấu hàng nhập khẩu đợc cải tiến theo hớng tích cực.

2.3.1 Đánh giá chung:

Đến nay, với việc xoá bỏ hoàn toàn nhà n-ớc độc quyền về ngoại th-ơng, Chính phủ thừa nhận quyền đ-ợc kinh doanh xuất nhập khẩu của tất cả th-ơng nhân (không chỉ doanh nghiệp), th-ơng nhân đ-ợc quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy đăng ký kinh doanh (trừ hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu và nhập khẩu). Năm 1992 khối doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài bắt đầu hoạt động. Nhóm doanh nghiệp này đóng vai trò chủ đạo trong 3 ngành xuất khẩu chính của Việt Nam - đó là: dầu thô (100%), điện tử và linh kiện máy tính (gần 100%), giầy dép (55%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là khối doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài tạo ra. Kể từ 15/9/1999, khối doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài đ-ợc hoàn toàn bình đẳng với khối doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu. Với chính sách trên,Việt Nam đã từng b-ớc phát huy đ-ợc thế mạnh, lợi thế so sánh, giải phóng đ-ợc sức sản xuất góp phần đáng kể trong việc tăng tr-ởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Có thể khái l-ợc một số điểm chủ yếu sau:

- Qui mô xuất khẩu còn nhỏ bé so với các n-ớc trong khu vực. Năm 1996 các n-ớc Đông Nam á đạt mức xuất khẩu bình quân đầu ng-ời gần 300 USD/ ng-ời – năm, trong khi đó năm 2000 Việt Nam mới đạt 184 USD/ ng-ời năm

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn lạc hậu: tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 2002 vào khoảng 31% và năm 2003 vào khoảng36% (tỷ trọng này là khá cao). Khu vực công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là những ngành sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam nh-ng lại có tỷ trọng biến đổi không ổn định và ch-a có thay đổi đáng kể (biểu số 8 – phụ lục)

- Về nhập khẩu: mặt hàng nhập chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian : nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 2003 chỉ còn khoảng 1,4% kim ngạch nhập khẩu tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu, vật liệu vẫn chiếm đa số (khoảng 60% - 65% kim ngạch

nhập khẩu). T-ơng tự nh- xuất khẩu mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ở trên, việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại là cần thiết cho Việt Nam nh-ng cũng có tỷ trọng biến đổi không ổn định (dao động trong khoảng 29%- 36% kim ngạch nhập khẩu). Cần l-u ý rằng phần lớn ô tô. xe máy nhập khẩu có giá trị đáng kể đ-ợc tính vào nhóm máy móc thiết bị, nh-ng trong đó thực tế lại là hàng tiêu dùng (nếu tính cả phần nhập khẩu này thì tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng có thể lên tới hơn 10%). Cơ cấu hàng nhập khẩu này cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất trong n-ớc, đặc biệt là của các doanh nghiệp FDI (đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài). Đồng thời tỷ trọng cao của nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm cũng cho thấy bản chất nền kinh tế vẫn ch-a có khả năng tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao mà vẫn phổ biến là nền kinh tế gia công, lắp ráp các sản phẩm đơn giản, công nghệ đã đ-ợc chia thành các b-ớc nhỏ và đ-ợc tiêu chuẩn hoá, trong khi đầu những năm 1990 Trung Quốc nhập khẩu 18,5% hàng sơ chế và 81,5% thành phẩm công nghiệp. Theo tính toán của Bộ th-ơng mại, đến năm 2000, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ là khoảng 20 - 25% . Cơ cấu hàng nhập khẩu cho thấy, mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo h-ớng giảm dần tỷ trọng mặt hàng nông – lâm – thuỷ sản, nh-ngviệc gia tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp đ-ợc thực hiện chủ yếu thông qua xuất khẩu nguyên, nhiên vật liệu bán thành phẩm đầu vào từ n-ớc ngoài. Nh- vậy xuất khẩu mới chỉ thay đổi về hình thức sản phẩm (là sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp) chứ ch-a có sự thay đổi theo h-ớng tăng c-ờng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu và tăng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu.

- Mức bảo hộ hiệu lực bằng thuế quan cho 1 số khu vực thay thế nhập khẩu là khá cao. Điều này là động lực quan trọng làm cho vốn đầu t- (trong n-ớc và n-ớc ngoài) có xu h-ớng tập trung khai thác thị tr-ờng nội địa thực hiện thay thế nhập khẩu

Về thị tr-ờng, với chính sách đa dạng hoá đa ph-ơng hoá , đến năm 2003 có quan hệ buôn bán với khoảng 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, mở ra nhiều cơ hội phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu.

Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu đạt đ-ợc 2,404 tỷ USD, năm 200 đạt 14,455 tỷ USD, năm 2001 đạt 15,027 tỷ USD bình quân mỗi năm tăng từ 18% thậm chí có năm tăng đến 30%. Riêng năm 1998 do ảnh h-ởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực nên xuất khẩu Việt Nam chỉ tăng 1,9%. Nh- vậy trong 10 năm (1990 - 2000) xuất khẩu tăng 5,6 lần. Năm 2003 n-ớc ta đã có kim ngạch xuất khẩu đạt 53,4% GDP (Biểu số 12 – phụ lục).

Hàng hoá Việt Nam đã từng b-ớc thâm nhập ngày càng nhiều vào thị tr-ờng Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc á, EU và Bắc Mỹ. Việc thâm nhập vào thị tr-ờng EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động ngoại th-ơng và khẳng định sự tiến bộ về chất l-ợng và mẫu mã hàng hoá Việt Nam đã đáp ứng đ-ợc yêu cầu khách hàng ở những thị tr-ờng khó tính. Gần đây, cùng với Singapore, Nhật Bản cũng là khách lớn của Việt Nam. Nhật Bản nhập khẩu phần lớn dầu thô, than đá và hàng thủy sản của Việt Nam.

Ngày 3/2/1994, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, tr-ớc đó trong năm 1993 đã có hơn 200 Công ty Mỹ vào Việt Nam khảo sát, vì vậy việc bình th-ờng hoá quan hệ kinh tế Mỹ - Việt đã mở ra một trang mới cho hoạt động th-ơng mại giữa 2 n-ớc. Đặc biệt là khi cam kết thoả thuận và thực thi Hiệp định th-ơng mại Việt - Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu giữa 2 n-ớc tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)