Chính sách mặt hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 120 - 123)

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng Nguyên nhiên vật liệu

2. Hàng tiêu dùng (triệu USD) Tổng kim ngạch NK (triệu USD)

3.3.3. Chính sách mặt hàng

Thứ nhất, cùng với việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, cần xác định một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong t-ơng lai để có những chính sách hỗ trợ phù hợp. Phấn đấu tăng thêm số mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2007 khoảng 6 đến 7 mặt hàng , đến năm 2010 khoảng 10 mặt hàng, thoả mãn các điều kiện sau:

- Là những mặt hàng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên thị tr-ờng thế giới còn nhỏ nh-ng tốc độ tăng tr-ởng nhanh, trong khi nhu cầu thế giới cao và ổn định, Việt Nam có lợi thế sản xuất.

- Các mặt hàng có tính liên kết cao, nếu xuất khẩu đ-ợc sản phẩm cuối cùng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành, tr-ớc hết là ngành sản xuất nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mặt hàng sử dụng nhiều lao động, ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Với những tiêu chí trên các mặt hàng tới năm 2010 có khả năng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD có thể là phụ tùng, phụ kiện của máy tính và máy văn

phòng; tơ và lụa, sản phẩm nhựa; sản phẩm gỗ; sản phẩm điện; sản phẩm dệt kim; hàng thủ công mỹ nghệ.

Thứ hai, điều chỉnh lại chính sách thuế để thúc đẩy nâng cao hàm l-ợng nội địa của sản phẩm. Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 26/07/2001 của Thủ t-ớng Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất bán thành phẩm để giao lại cho một doanh nghiệp khác sản xuất hàng xuất khẩu. Quyết định này khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp có tính liên hoàn, cùng h-ớng về xuất khẩu để tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn. Quyết định này chỉ cho phép những doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu bán thành phẩm nh-ng không giao bán thành phẩm đó ra n-ớc ngoài mà giao thẳng cho một doanh nghiệp Việt Nam khác để sản xuất hàng xuất khẩu thì mới đ-ợc h-ởng -u đãi, còn những đối t-ợng khác, không có hợp đồng với n-ớc ngoài hoặc không tham gia hợp đồng ba bên vẫn ch-a đ-ợc h-ởng -u đãi. Để khắc phục hạn chế đó, đã có văn bản 78/CP-KTTH của Chính phủ ngày 20/10/2002. Cần sớm triển khai thực hiện văn bản này.

Hàm l-ợng nội địa của xuất khẩu tăng chậm còn do nguyên liệu, vật t- ngoại đ-ợc -u đãi hơn nguyên liệu, vật t- nội. Sự khác nhau giữa thời hạn nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT đ-ợc chậm 270 ngày, trong khi đó nguyên liệu, vật t- sản xuất trong n-ớc phải nộp các khoản trên ngay. Quyết định 908/TTg đã giải quyết v-ớng mắc này nh-ng cần có chính sách -u đãi nguyên liệu nội thúc đẩy các doanh nghiệp đầu t- sản xuất trong n-ớc.

Thứ ba, khuyến khích các mối liên kết ngang trong các Hiệp hội và liên kết dọc giữa các doanh nghiệp.

Cần sớm thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng. Các Hiệp hội khá hiệu quả trong việc chống lại rào cản tại n-ớc ngoài, hợp tác quốc tế để làm ổn định cung cầu, phát triển các ph-ơng thức kinh doanh mới, hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán... Xu h-ớng này làm giảm can thiệp quá sâu của Nhà n-ớc, phù hợp với quy định của WTO.

Thứ t-, xây dựng các ch-ơng trình trọng điểm trong n-ớc nhằm phát triển thí điểm các vùng nguyên liệu tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng và thị tr-ờng, cần quan tâm thích đáng ( môi tr-ờng pháp lý, chính sách đầu t-, các chính sách -u đãi và hỗ trợ khác) đối với các ch-ơng trình phát triển nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng rau, hoa, quả, thịt lợn và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ch-ơng trình này cần đ-ợc nhanh chóng triển khai nhằm khắc phục tình trạng hiện nay nh- thị tr-ờng Hoa Kỳ có nhu cầu rất lớn về sản phẩm dứa cô đặc, dừa, lạc tiên... trong khi năng lực sản xuất và chế biến của ngành rau quả của Việt nam lại rất hạn chế; mặt hàng thịt lợn, Việt Nam ch-a đáp ứng đ-ợc những đơn hàng lớn của thị tr-ờng Singapo và Malaixia. T-ơng tự, hàng thủ công mỹ nghệ cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa ph-ơng để khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, khôi phục lại những làng nghề đã mai một, theo hình mẫu. Nhà n-ớc hỗ trợ thông tin, một phần nguồn vốn đầu t-, năng lực quản lý và -u đãi trong đổi mới công nghệ.

Chính sách mặt hàng nhập khẩu phải đáp ứng đ-ợc nhu cầu đổi mới công nghệ, phù hợp với định h-ớng phát triển của các ngành kinh tế chủ lực,. Nhập khẩu phải nhằm phục vụ sản xuất (dành tỷ lệ phù hợp trong nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành sản xuất, chú ý giảm từng b-ớc những nguyên liệu đầu vào trong n-ớc dần dần có thể sản xuất đ-ợc). Nâng tỷ lệ nhập khẩu thiết bị, máy móc hiện đại, giảm việc nhập khẩu các thiết bị, công nghệ trình độ trung bình.

Sửa đổi theo h-ớng bỏ hẳn thủ tục phê duyệt nhập khẩu máy móc thiết bị có giá trị lớn (Theo quyết định 91/TTg của Thủ t-ớng Chính phủ ban hành năm 1992. Thiết bị lẻ có giá trị lớn hơn 100.000 USD và thiết bị toàn bộ có giá trị lớn hơn 500.000 USD vẫn phải có phê duyệt của Bộ Th-ơng mại mới đ-ợc nhập khẩu).

Về quản lý nhập khẩu thiết bị cần tăng c-ờng giám sát nhập khẩu các thiết bị công nghệ trung bình, thành lập các cơ quan chức năng có chuyên môn để thực hiện công việc này.

Chính sách nhập khẩu phải đáp ứng đ-ợc nhu cầu trong n-ớc về những sản phẩm ch-a sản xuất đ-ợc . Những sản phẩm trong n-ớc sản xuất có chất l-ợng và hiệu quả, những mặt hàng sa xỉ phẩm cần đ-ợc hạn chế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 120 - 123)