Các công cụ của chính sách ngoại th-ơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 123 - 126)

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng Nguyên nhiên vật liệu

2. Hàng tiêu dùng (triệu USD) Tổng kim ngạch NK (triệu USD)

3.3.4. Các công cụ của chính sách ngoại th-ơng

3.3.4.1. Thuế quan

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống chính sách thuế Việt nam phải có những b-ớc cải cách phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để thực hiện các cam kết về thuế quan trong khuôn khổ ASEAN, Hiệp định th-ơng mại Việt Mỹ, định h-ớng cam kết WTO… Việt Nam cần khẩn tr-ơng sửa đổi, bổ sung chính sách thuế xuất nhập khẩu theo h-ớng sau:

- Hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu dựa trên cơ sở thống nhất chủ tr-ơng : minh bạch và đơn giản hoá hệ thống thuế Việt Nam, nên sửa đổi theo h-ớng giảm bớt số l-ợng mức thuế xuất nhập khẩu, chỉ nên có từ 7 đến 10 mức là hợp lý. Thực hiện phân loại danh mục hàng hoá trong biểu thuế xuất nhập khẩu theo tính chất của hàng hoá, không phân biệt mục đích sử dụng nh- hiện nay.

- Về giá tính thuế. Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành phải đ-ợc sửa đổi để áp dụng những quy định về giá tính thuế theo Hiệp định xác định giá trị hải quan trong khuôn khổ GATT.

Về thời hạn nộp thuế vẫn quy định thời hạn nhất định cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị cùng với việc cho phép áp dụng cơ chế bảo lãnh của ngân hàng đối với khoản tiền thuế NXK phải nộp. Tuy nhiên, cần có các hình thức truy cứu trách nhiệm khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp chây ỳ, trốn thuế xuất nhập khẩu.

Xây dựng các văn bản pháp quy riêng cho thuế đối kháng, thuế chống phá giá, chống độc quyền và xử lý vấn đề "quyền tự vệ trong tr-ờng hợp khẩn

cấp". Hạn chế sự phức tạp các thủ tục hải quan, đơn giản hoá và mẫu hoá thống nhất các loại hoá đơn, chứng từ hiện nay.

Tiến hành rà soát lại toàn bộ văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống thuế và chế độ thuế, phí hiện hành, từ đó huỷ bỏ những văn bản không còn hợp lý, sửa đổi những văn bản bất cập và ban hành những văn bản mới phù hợp, những quy định, nguyên tắc của hội nhập và đãi ngộ quốc gia, minh bạch hoá chính sách, dần xoá bỏ chính sách hai giá... Cần cải tiến cơ chế quản lý thu thuế xuất nhập khẩu theo h-ớng đơn giản hoá, công khai hoá và từng b-ớc hiện đại hoá.

Sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT theo h-ớng áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); mở rộng diện các nhóm mặt hàng xuất khẩu đ-ợc h-ởng thuế suất 0% để tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm thuế GTGT đối với các sản phẩm cần khuyến khích.

Đồng thời với việc sửa đổi và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, cần bổ sung, sửa đổi các quy định khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để ngăn chặn hành vi gian lận th-ơng mại nh-:

- Bộ Th-ơng mại khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu phải ghi rõ mã số HS của hàng hoá trong giấy phép để áp mã đ-ợc chính xác và đơn giản hoá thủ tục. Bãi bỏ quy định Bộ Th-ơng mại duyệt hợp đồng gia công.

- Bộ Khoa học công nghệ và môi tr-ờng cần có văn bản quy định cụ thể về các dạng linh kiện IKD, CKD, SKD nhằm tạo điều kiện dễ kiểm tra, dễ thực hiện và tránh nhầm lẫn. Với hàng hoá cũ và mới cần có quy định cụ thể qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn.

- Thực hiện tin học hoá quy trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Cần thiết lập một hệ thống mạng vi tính thông suốt từ cơ quan Tổng Cục Hải quan đến các đơn vị hải quan cấp tỉnh, thành phố, thậm chí từng doanh nghiệp bằng ch-ơng trình phần mềm vi tính.

nhân, mặt hàng và tuyến đ-ờng vận chuyển, để thực hiện tốt công việc áp mã thuế suất, áp giá tính thuế.

3.3.4.2. Các công cụ phi thuế quan

Việc xây dựng hệ thống chính sách phi thuế quan phải quán triệt những nguyên tắc sau:

- Những biện pháp phi thuế quan phải phù hợp thông lệ quốc tế đã đ-ợc cụ thể hoá ở WTO; phù hợp với những quy định cụ thể của ASEAN và APEC.

- Hệ thống phi thuế quan phải đủ mạnh để bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong n-ớc, song phải tạo đà và thúc đẩy các doanh nghiệp tự đổi mới và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị tr-ờng quốc tế.

- Trong quá trình thực thi công cụ phi thuế với mục tiêu tạo thuận lợi cho th-ơng mại, cần phải có sự khuyến khích và kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa hệ thống hàng rào thuế quan với hệ thống các biện pháp phi thuế quan, giữa tự do hoá theo quy định của CEPT với việc bảo hộ trong n-ớc, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.Trong những năm tới Việt nam cần áp dụng một số biện pháp phi thuế quan nh- sau:

- Phân loại danh mục hàng hoá -u tiên bảo hộ từ nay đến năm 2006 (theo các cấp bảo hộ khác nhau).Tr-ớc hết chính sách bảo hộ đặt trọng tâm vào các mặt hàng cần đ-ợc -u tiên bảo hộ. Cơ sở để xác định danh mục hàng hoá cần bảo hộ dựa trên những phân tích định tính và định l-ợng tình hình cung cầu trong n-ớc, sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa, diễn biến và những tác động của thị tr-ờng quốc tế.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và các n-ớc trong khu vực, có thể phân loại các mặt hàng bảo hộ nh- sau:

+ Bảo hộ cấp 1 (cao nhất): Những mặt hàng thuộc danh mục hàng nhạy cảm, chủ yếu là sản phẩm nông sản.

+ Bảo hộ cấp 2: Những mặt hàng thuộc cân đối lớn của nền kinh tế nh- ôtô, xe máy, phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, sắt thép...

+ Bảo hộ cấp 3: Những mặt hàng tiêu dùng trong n-ớc có thể sản xuất đ-ợc.

Những mặt hàng không thuộc danh mục bảo hộ (là những sản phẩm có lợi thế so sánh) có thể huỷ bỏ ngay các hàng rào thuế và phi thuế quan, thực hiện tự do hoá th-ơng mại.

Từ thực tiễn và kết hợp với các cam kết CEPT/AFTA và t-ơng lai là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 123 - 126)