Chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 31 - 33)

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh

NHTM kinh doanh tiền tệ dƣới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tƣ và cung cấp các dịch vụ khác. Có thể đánh giá năng lực kinh doanh của NHTM qua các chỉ tiêu sau:

- Khả năng huy động vốn

Nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng (các TCKT và dân cƣ), tiền gửi của các TCTD khác, vay NHNN và vay các TCTD khác. Hoạt động huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hƣởng tới chất lƣợng các hoạt động khác của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng thực hiện các khoản đầu tƣ cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao với mức chi phí huy động vốn càng thấp phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Khả năng huy động vốn của NHTM đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu nhƣ sau:

Quy mô và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động (đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, vốn vay).

Cơ cấu nguồn vốn huy động, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu Triển vọng và nhóm nguồn huy động trong tƣơng lai

- Khả năng cho vay và đầu tư

Thể hiện năng lực sử dụng vốn của Ngân hàng. Khả năng cho vay và đầu tƣ của NHTM đƣợc thể hiện qua quy mô tín dụng đầu tƣ, thị phần và chất lƣợng tín dụng và đầu tƣ của ngân hàng, cung cấp cho khách hàng. Các NHTM phải đảm bảo các khoản cho vay và đầu tƣ của mình mang lại hiệu quả, đảm bảo thu hồi đƣợc cả gốc và lãi đúng hạn. Hiệu suất sử dụng nguồn

vốn càng lớn, cân đối về thời hạn, đảm bảo khả năng thanh toán và không để xảy ra nợ quá hạn sẽ mang lại đƣợc lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Khi đánh giá khả năng cho vay và đầu tƣ của ngân hàng cần xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là những khoản cho vay đầu tƣ kém hiệu quả, khách hàng không trả nợ gốc và lãi đúng cam kết, có nguy cơ gây mất vốn và rủi ro cho ngân hàng. Mặc dù các khoản này là khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay nhƣng vấn đề là ngân hàng cần phải có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lƣợng tín dụng để giảm thiểu tối đa các khoản nợ quá hạn.

Hoạt động cho vay của ngân hàng đƣợc mở rộng, không phát sinh nợ quá hạn sẽ làm tăng nguồn thu từ lãi cho vay của ngân hàng, từ đó nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Đặc biệt với các NHTM Việt Nam hiện nay, doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu ( doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 80% tổng số thu của các NHTM Việt Nam) thì vấn đề mở rộng cho vay vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ sự phát triển của hệ thống ngân hàng thì các khoản thu từ dịch vụ ngân hàng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và chứa đựng ít rủi ro. Xã hội phát triển kéo theo những nhu cầu ngày càng lớn về số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy các NHTM phải không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, nghiên cứu và đƣa ra các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng là hoạt động có độ an toàn cao và chi phí thấp. Tại các nƣớc phát triển, tỷ lệ thu từ dịch vụ chiếm từ 30% - 40% tổng số thu của NHTM, cá biệt có ngân hàng lên tới 50%. Trong khi đó, tại Việt Nam tỷ lệ thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng

10% tổng số thu của NHTM. Vì vậy nếu ngân hàng có thể phát triển đa dạng hoá các dịch vụ của mình và đảm bảo chất lƣợng dịch vụ tốt thì sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, tăng thu cho ngân hàng, gia tăng lợi nhuận và qua đó cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Khả năng phát triển mạng lưới

Mạng lƣới chi nhánh của ngân hàng thể hiện ở số lƣợng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc ngân hàng, sự phân bổ mạng lƣới theo địa lý lãnh thổ. Phát triển một mạng lƣới chi nhánh rộng lớn đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM đặc biệt trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn chiếm ƣu thế nhƣ ở Việt Nam. Mạng lƣới chi nhánh rộng, phân bổ hợp lý giữa các vùng, miền sẽ tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát hoạt động của các chi nhánh cũng nhƣ đƣa sản phẩm của ngân hàng đến tận tay nhiều khách hàng ở các vùng miền khác nhau hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)