1.3.3 .Chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ ngân hàng
2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1. Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội
MB hiện nay là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn trong khối các NHTM tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, vốn chủ sở hữu của MB liên tục đƣợc bổ sung qua các năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân từ năm 2008 đến nay đạt xấp xỉ 32% cho thấy sự phát triển ngày một lớn mạnh của MB. Nguồn vốn chủ sở hữu đã tạo thế và lực cho MB cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trƣờng, đồng thời với nguồn vốn chủ sở hữu lớn đã tăng cƣờng độ an toàn cho ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh và là cơ sở để ngân hàng nâng cao uy tín của mình. Có thể thấy tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu của MB qua các năm thông qua biểu đồ 2.1 dƣới đây:
4424 6888 8882 9642 12863 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2008 2009 2010 2011 2012 VCSH Bi ểu đồ 2.1: Vốn chủ sở hữu của MB từ 2008 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng ( Nguồn Báo cáo Tài Chính hợp nhất đã kiểm toán của MB từ 2008 – 2012)
Vốn chủ sở hữu của MB tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 12.863 tỷ đồng, tăng 33% (tƣơng ứng với 3.221 tỷ đồng) so với cuối năm 2011. Đóng góp đáng kể vào sự tăng lên của vốn chủ sở hữu là sự tăng của vốn điều lệ, trong năm 2012 MB đã tăng vốn điều lệ từ 7.300 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch đặt ra cho năm 2012, MB phải tăng vốn điều lệ lên 13.000 tỷ đồng nhƣng trƣớc những khó khăn nói chung của kinh tế vĩ mô năm 2012 và khó khăn trong hoạt động của
ngành ngân hàng nói riêng thì việc MB bổ sung thêm vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng, làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đã là một nỗ lực đáng kể của ngân hàng.
Để đánh giá quy mô vốn chủ sở hữu của MB, chúng ta có thể so sánh vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2012 của MB với một số NHTM khác trong hệ thống thể hiện qua biểu đồ 2.2:
42337 15832 13413 13289 12764 12864 33633 26949 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 1 VCB EIB Sacombank techcombank ACB MBB Viettinbank BIDV
Biều đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM tại thời điểm 31/12/2012
Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của các NHTM Việt Nam)
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, vốn chủ sở hữu của MB tƣơng đƣơng với ACB, EIB, Sacombank, Techcombank, tuy nhiên chỉ bằng 47,7% so với BIDV, 38,3% so với Viettinbank và 30,3% so với Vietcombank. Có thể thấy năng lực tài chính của MB đang ở mức độ trung bình của ngành. Nhƣng với mục tiêu trở thành ngân hàng nằm trong top 3 thì năng lực về vốn lại là một điểm bất lợi đối với MB.
* Khả năng sinh lời
Chỉ tiêu khả năng sinh lời giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, qua đó cũng thấy đƣợc năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu ROE, ROA của MB từ 2008 - 2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 36.952 56.677 89.315 124.227 157.220 Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 3.953 5.656 7.885 9.262 11.252 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 696 1.173 1.745 1.915 2.320
ROE (%) 17.61 20.74 22.13 20.68 20.62 ROA(%) 1.88 2.07 1.95 1.54 1.48
( Nguồn: Báo cáo thường niên của MB từ 2008 – 2012)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy ROE của MB có xu hƣớng tăng từ năm 2008 – 2010; nhƣng đến năm 2011, 2012 lại có xu hƣớng giảm nhẹ. Năm 2011 ROE của MB giảm 1,45% so với năm 2010; năm 2012 ROE giảm 0,06% so với năm 2011.
Chỉ tiêu ROA lại có xu hƣớng giảm qua các năm từ 2009 đến 2012; năm 2010 ROA giảm 0,12% so với năm 2009; năm 2011 ROA giảm 0,41% so với năm 2010; năm 2012 ROA giảm 0,06% so với năm 2011. Nguyên nhân ROA có xu hƣớng giảm do tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh qua các năm (từ 69% năm 2009 xuống còn 20% năm 2012) trong khi đó tốc độ tăng trƣởng của tài sản cũng giảm nhƣng với tốc độ ít hơn (từ 53% năm 2009 xuống 26% năm 2012). Việc giảm này là do trong 3 năm gần đây, thị trƣờng tài chính gặp nhiều khó khăn gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng, đồng thời trong năm 2012 các ngân hàng phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro làm cho lợi nhuận sau thuế giảm và làm giảm các chỉ tiêu ROE và ROA của ngân hàng.
1,1 1,2 0,68 0,42 0,5 1,4 1,1 0,7 12,8 13,3 7,15 5,58 10 20,62 13 13 0 5 10 15 20 25
VCB EIB Sacombank techcombank ACB MBB Viettinbank BIDV
ROA ROE
Biểu đồ 2.3: So sánh ROA, ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội với một số ngân hàng tại thời điểm 31/12/2012.
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam)
Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE), và tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế/ tổng tài sản (ROA) năm 2012 mặc dù có sự giảm sút so với năm 2011, nhƣng vẫn ở vị trí dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng cạnh tranh.
* Khả năng thanh khoản
MB thực hiện quản lý thanh khoản hàng ngày dựa trên chiến lƣợc đã đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt cũng nhƣ các hạn mức và giới hạn thanh khoản đã đƣợc Ban lãnh đạo thông qua. Đồng thời để đề phòng khủng hoảng xảy ra thực tế, MB cũng thƣờng xuyên mô phỏng tình huống và tập huấn các biện pháp đối phó với khủng hoảng thanh khoản.
Công tác quản lý thanh khoản của MB tuân thủ các nguyên tắc: (i) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Ngân hàng Nhà nhƣớc các tỷ lệ an toàn vốn, khả năng chi trả và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn…(ii) xây dựng hệ thống hạn mức cảnh báo đƣợc thiết lập bởi Hội đồng Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) và quy định quản lý thanh khoản; (iii) khả năng thanh khoản hệ thống
40
(iv) xây dựng các kịch bản thanh khoản định kỳ, đặc biệt trong các thời điểm thị trƣờng biến động mạnh, các yếu tố vĩ mô thay đổi tác động đến thanh khoản ngân hàng nhằm ứng phó trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro thanh khoản.
Năm 2012, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn sử dụng cho trung và dài hạn (10,90%) luôn đáp ứng nhu cầu của NHNN.
* Quản trị rủi ro
Hệ số an toàn vốn (CAR)
Biểu đồ 2.4 Hệ số CAR của ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2008 -2012. Đơn vị tính: %
(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Quân Đội)
Theo quy định của NHNN thì các NHTM trong quá trình hoạt động phải đảm bảo tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản “có” rủi ro tối thiểu là 9%, vậy qua các năm từ 2008 đến 2012, ngân hàng TMCP Quân Đội có hệ số CAR lớn hơn so với mức tối thiểu mà NHNN quy định. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2011 là 9,59%, năm 2012 tăng lên 11,15%.
Phân tích biểu đồ 2.5 dƣới đây để thấy đƣợc hệ số an toàn vốn của MB so với các NHTM khác. CAR 15 12,94 9,5 12,6 10,3 11,15 14,8 11 6 8 10 12 14 16 CAR car 12,35 12 12,9 9,59 11,15 0 2 4 6 8 10 12 14 2008 2009 2010 2011 2012 car
Biểu đồ 2.5 So sánh hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng TMCP Quân Đội với một số ngân hàng tại thời điểm 31/12/2012.
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam)
Ta thấy, hệ số CAR của MB trong những năm gần đây mặc dù luôn mức cao hơn 9% nhƣng so sánh với các NHTM khác thì hệ số CAR của MB vẫn còn thấp và hiện đang ở mức trung bình của ngành.
Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro
Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHTM Việt Nam, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng. Do vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam cũng chính là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng đƣợc hiểu là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Đối với NHTM, rủi ro tín dụng phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn. Với mục tiêu phát triển bền vững, cân bằng giữa thu nhập và rủi
tắc tuân thủ các quy định của Việt Nam và ngày càng tiếp cận với các thông lệ quốc tế.
Bảng 2.4: Bảng phân loại nợ và trích lập DPRR của MB năm 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm nợ Giá trị các khoản nợ DPRR cụ thể phải trích lập DPRR chung phải trích lập Tổng DPRR phải trích lập Nợ đủ tiêu chuẩn 63.458.402 0 475.938 475.938 Nợ cần chú ý 3.160.755 470.916 23.705 494.621 Nợ dƣới tiêu chuẩn 161.455 54.787 1.210 55.997
Nợ nghi ngờ 395.648 103.966 2.967 106.933
Nợ có khả năng mất vốn 823.922 687.107 0 687.107
Tổng cộng 68.000.182 1.316.776 503.820 1.820.596
( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2012 của MB)
Với quan điểm thận trọng, MB đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn. Trong năm 2012, MB đã trích 1.820.596 triệu đồng cho dự phòng rủi ro. Trong đó dự phòng rủi ro cụ thể là 1.316.776 triệu đồng; dự phòng rủi ro chung là 503.820 triệu đồng. Tuỳ từng nhóm nợ ngân hàng đã trích lập các khoản dự phòng khác nhau đảm bảo kịp thời bù đắp đƣợc những rủi ro gặp phải. Mặc dù môi trƣờng kinh doanh vẫn đầy thử thách nhƣng chiến lƣợc “phòng thủ” của MB có thể giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực từ ngoại cảnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro của MB cũng còn một số bất cập:
- Hiện tại MB chƣa tiến hành phân loại nợ theo định tính nhƣ: tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân
- Khâu thẩm định thực hiện chƣa thực sự có hiệu quả khi các cán bộ thẩm định chỉ chủ yếu đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay trên giấy tờ, dựa vào lịch sự quan hệ với các khách hàng cũ. Không có đƣợc sự đánh giá trên thực tế đối với tình hình tài chính của khách vay, tài sản đảm bảo của khách vay. Bên cạnh đó bộ phận thẩm định thƣờng xuyên chịu sức ép của bộ phận quan hệ khách hàng phải hoàn thành nhanh các giấy tờ thủ tục đối với các món vay do đó dễ xảy ra sơ suất trong công tác đánh giá thẩm định khoản vay.