CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính có tác dụng tốt trong việc định hƣớng và xác minh các vấn đề cần tìm hiểu sâu. trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ lựa chọn các hình thức nghiên cứu định tính sau:
2.4.1. Nghiên cứu định tính từ các thông tin thứ cấp
Các tài liệu thông tin liên quan đến công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty Cổ phần Sông đà 4 gồm:
- Cơ cấu tổ chức của công ty
- Báo cáo thống kê lao động, báo cáo tình hình tiền lƣơng, tài chính của công ty từ năm 2010 đến năm 2014
- Báo cáo tổng hợp cuối năm của công ty.
- Các thông tin, số liệu từ các phòng trong công ty nhƣ: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán…..
- Phân tích công việc, văn bản về quy định tiêu chuẩn chức danh công việc tại công ty.
- Các trang web điện tử, web nội bộ của tổ chức. - Các văn bản tƣơng tự của các tổ chức khác
2.4.2. Nghiên cứu định tính từ các thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp sẽ đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu theo nội dung đƣợc chuẩn bị trƣớc theo thang đo có sẵn. Trong quá trình phỏng vấn, tùy từng tình huống, tác giả có thể hỏi thêm các thông tin bên ngoài để xác minh, bổ sung thêm thông tin cho vấn đề nghiên cứu.
- Đối tượng phỏng vấn:
+ Lãnh đạo công ty + Lãnh đạo phòng ban
+ Lao động chuyên môn nghiệp vụ + Công nhân viên
- Nội dung cuộc phỏng vấn
+ Giới thiệu mục đích ý nghĩa của cuộc phỏng vấn
+ Trao đổi về các vấn đề liên quan đến công tác tạo động lực cho CBCNV tại công ty Cổ phần Sông đà 4
+ Thống nhất về bảng hỏi
- Dự kiến kết quả thu được
+ Các nhân tố ảnh hƣởng lớn đến công tác tạo động lực.
+ Ý kiến cá nhân về các khó khăn trong quá trình thực hiện công tác tạo động lực cho NLĐ tại công ty Cổ phần Sông đà 4
+ Mức độ hài lòng của NLĐ về các vấn đề trong công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty.