Phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 77 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phát triển sản phẩm

3.2.2.1. Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản

Đánh bắt thủy hải sản

Những năm gần đây, chính quyền tỉnh đã có nhiều chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành khai thác hải sản một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi trên cơ sở hợp lý hoá các đội tàu khai thác, tăng cƣờng năng lực đội tàu khai thác xa bờ, giảm dần số lƣợng tàu thuyền nhỏ khai thác gần bờ.Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, đặc biệt ƣu tiên đầu tƣ các khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, các cảng cá, chợ cá, bến cá.

Bảng 3.6. Diễn biến tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 2000 - 2014

Nội dung 2000 2003 2006 2007 2009 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014

Số tàu (chiếc) 50 56 78 89 118 159 168 306 320

Công suất (nghìn CV)

16,6 18,7 12,8 14,6 24,0 31,2 32,3 43,5 49,9

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong những năm trở lại đây, năng lực khai thác thuỷ hải sản xa bờ của tỉnh đã không ngừng đƣợc tăng lên, cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản ngày càng đƣợc tập trung củng cố mở rộng. Hiện, toàn tỉnh có 2.006 tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó có 320 tàu khai thác xa bờ, tăng 270 tàu so với năm 2000, tập trung chủ yếu ở các huyện nhƣ: Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng.

Về sản lƣợng khai thác có xu hƣớng tăng dần sản lƣợng đánh bắt ngoài khơi, từ năm 2000 đến nay bình quân mỗi năm tăng từ 6-10%, năm 2014 khai thác đƣợc 44.500 tấn.

Bảng 3.7. So sánh tổng số và công suất tàu thuyền của khu vực Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị: Chiếc; Nghìn CV

Nội dung

2000 2005 2011

Số tàu Công suất Số tàu Công suất Số tàu Công suất

CẢ NƢỚC 9.766 1.385,100 20.537 2.801,100 28.424 5.264,300 ĐB sông Hồng 263 59,255 936 108,500 991 129,600 Quảng Ninh 54 10,055 147 22,600 195 28,100 Hải Phòng 113 19,900 682 57,300 536 45,200 Thái Bình 38 10,570 66 16,300 99 24,200 Nam Định 50 16,610 23 800 159 31,200

(Nguồn: Trang web của Tổng cục thống kê)

Nam Định đã thành lập 41 tổ, đội, tập đoàn khai thác thủy sản trên biển, hỗ trợ nhau trong khai thác, cung ứng dịch vụ hậu cần nhƣ: cung cấp xăng dầu, nƣớc đá, ngƣ lƣới cụ, thiết bị thông tin hàng hải, phụ tùng máy thủy, sửa chữa tàu thuyền, phƣơng tiện của tỉnh. Qua đó góp phần giảm chi phí, tăng thời gian bám biển, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng cƣờng công tác cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy

ra...So sánh về lực lƣợng và công suất tàu thuyền khai xa bờ, Nam Định là tỉnh thứ haicủa khu vực đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Hải Phòng từ năm 2000 cho đến nay.Để tạo ra bƣớc đột phá mới trong khai thác thủy sản với mục tiêu rộng hơn, sâu hơn và xa hơn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện ven biển tăng cƣờng quản lý hoạt động nghề cá trên biển. Tổ chức hƣớng dẫn ngƣ dân thành lập các tổ, đội khai thác thủy sản với chủ trƣơng phát huy tốt năng lực tàu khai thác theo hình thức tổ, đội, đoàn và liên kết với dịch vụ hậu cần nghề cá; kịp thời hỗ trợ nhau về giá nhiên liệu, vật tƣ, giá bán sản phẩm… trong sản xuất cũng nhƣ hoạt động cứu trợ khi gặp sự cố, thiên tai trên biển. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập đƣợc 41 đoàn, tổ, đội khai thác thủy sản với 1.185 tàu đang hoạt động, chiếm 61,24% tổng số tàu khai thác toàn tỉnh và 3.187 lao động trực tiếp đánh bắt. Chính sự hợp tác sản xuất trên biển đã động viên và tạo ra khí thế thi đua giúp ngƣ dân tích cực bám biển khai thác cũng nhƣ tìm kiếm ngƣ trƣờng mới… nên càng về cuối năm sản lƣợng khai thác càng cao. Việc đầu tƣ phát triển nghề khai thác cũng tạo ra sự thay đổi tích cực. Hiện, loại tàu công suất nhỏ dƣới 20CV giảm xuống chỉ còn 1.311 chiếc; loại tàu công suất từ 50 đến dƣới 90CV là 97 chiếc; tàu công suất lớn, loại 90CV trở lên tăng 357 chiếc tham gia đánh bắt xa bờ, khai thác trên biển dài ngày. Cơ cấu nghề cũng có sự thay đổi, một số tàu, thuyền của huyện Nghĩa Hƣng , Hải Hậu đã chuyển đổi sang đánh bắt kiêm nghề nhƣ : Tổ hợp tác nghề lƣới rê kết hợp chụp mực của xã Hải Lý, Hải Chính , Hải Triều (Hải Hậu ), mỗi chuyến biển có lãi từ 30 - 40 triệu đồng; cá biệt có tàu thu lãi 150 - 200 triệu đồng. Nghề lƣới kéo đôi của xã Giao Phong, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy) lãi từ 8 - 15 triê ̣u đồng/tháng/tàu.Sở NN và PTNT đã phối hợp với các địa phƣơng ven biển , các đồn , trạm kiểm soát biên phòng bám sát địa bàn , tiến hành rà soát, thống kê, phân loại tàu cá. Công tác đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản cũng đã đi vào nền nếp để thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ an toàn cho các tàu, thuyền đánh cá và phƣơng tiện thủy hoạt động trên biển, gắn sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển. Hiện nay, tỉnh có 1 cảng cá và khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão tại cửa Ninh Cơ, huyện Hải Hậu. Dự án Khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão tại cửa

Ninh Cơ, huyện Nghĩa Hƣng đã đƣa âu thuyền số 1 vào sử dụng. Năm 2014, tỉnh khởi công xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp bến cá tại cửa Hà Lạn, huyện Giao Thủy và 5 bến cá tại 3 huyện ven biển. Cùng với đó, 105 cơ sở thu mua, chế biến hải sản và 9 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá tại địa phƣơng hoạt động tích cực tạo điều kiện cho khai thác phát triển. Trong năm 2014, tổng số tàu, thuyền khai thác của toàn tỉnh là 1.964 chiếc, giảm 125 chiếc so với năm 2013 (chủ yếu là giảm số tàu công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ) sản lƣợng khai thác vẫn đạt 44.500 tấn, tăng 5,05% so với năm 2013 cho thấy hiệu quả rõ nét của đầu tƣ đánh bắt xa bờ.

Nuôi trổng thuỷ hải sản

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phƣơng; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Chính quyền tỉnh đã có sự quan tâm đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống đặc biệt là giống tôm biển, cua biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá biển... đáp ứng giống thuỷ sản một cách chủ động cho nhu cầu nuôi; Tiếp nhận công nghệ sản xuất các con giống có giá trị kinh tế và phù hợp với địa phƣơng. Tổng sản lƣợng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lƣợng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lƣợng khai thác đạt 44.500ha.

Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), toàn tỉnh đã đƣa 15.859ha diện tích mặt nƣớc vào nuôi thả.Diện tích nuôi vùng mặn lợ là 6.451ha, sản lƣợng đạt 34.050 tấn. Hiện có hơn 2.000 hộ nuôi tôm sú, diện tích nuôi tuy giảm nhiều so với trƣớc đây song từng vùng nuôi đã chuyển sang phƣơng thức quảng canh cải tiến và nuôi xen canh với các đối tƣợng khác nhƣ cá bống bớp, cua nên đã khắc phục đƣợc tình trạng tôm bị bệnh. Sản lƣợng tôm sú đạt 925 tấn; năng suất bình quân đạt từ 0,2 - 0,5 tấn/ha. Tôm thẻ chân trắng đã đƣợc đƣa vào nuôi thả trên diện rộng với tổng diện tích 621ha, tăng 134,7ha so với năm 2013, chủ yếu nuôi với hình thức thâm canh và bán thâm canh. Sản lƣợng tôm thẻ chân trắng đạt 3.250 tấn, tăng 370 tấn so với năm 2013.Năng suất bình quân của các mô hình nuôi thâm canh đạt 8 - 10 tấn/ha.

Cùng với nuôi tôm thẻ chân trắng, hoạt động nuôi ngao tiếp tục khẳng định là thế mạnh của tỉnh cho hiệu quả kinh tế cao với diện tích nuôi toàn tỉnh đạt 1.537ha. Ngoài nguyên nhân từng bƣớc chủ động ngao giống bằng sinh sản nhân tạo, mô hình quản lý cộng đồng nuôi ngao do tổ chức MCD hỗ trợ giúp các hộ nuôi nắm vững kỹ thuật chọn bãi, cải tạo nền đáy bãi nuôi, tạo môi trƣờng đáy thuận lợi, chọn thời điểm thả giống, quản lý sản phẩm… nên năng suất tăng lên rõ rệt, đạt 15 - 20 tấn/ha; sản lƣợng ƣớc đạt 24.370 tấn, tăng 2.198 tấn, tƣơng đƣơng 9,91% so với năm 2013. Cua biển và cá bớp vẫn là 2 đối tƣợng nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân; sản lƣợng cua biển đạt 1.245 tấn, sản lƣợng cá bống bớp 1.140 tấn cho lãi ròng 300-500 triệu đồng/ha. Một số đối tƣợng nuôi mới nhƣ cá song, cá vƣợc, cá chim biển vây vàng cũng đƣợc mở rộng diện tích ở vùng mặn lợ. Riêng diện tích nuôi cá song, cá vƣợc trong năm 2014 đạt 323ha, sản lƣợng đạt 1.560 tấn, cho thu lãi 250 - 400 triệu đồng/ha/năm, đây là hƣớng phát triển mới cho NTTS nƣớc lợ.

Nuôi thủy sản nƣớc ngọt (vùng nuôi nội đồng) cũng tiếp tục phát triển, diện tích nuôi đạt 9.408ha, sản lƣợng 31.850 tấn, bằng 109,86% so với năm 2013. Ngoài nuôi cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế khá, ít rủi ro, sản phẩm có thể thu tỉa, thả bù quanh năm, thị trƣờng tiêu thụ ổn định, nhiều hộ nông dân ở Giao Thủy, Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Trực Ninh, Mỹ Lộc… đã đƣa vào nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị cao nhƣ: ba ba, ếch, rắn, cá tra…; sản lƣợng đạt trên 200 tấn. Các đối tƣợng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao nhƣ cá lóc bông, cá diêu hồng… tiếp tục đƣợc mở rộng.

Chế biến thủy hải sản

Chế biến xuất khẩu thủy sản là tồn tại yếu kém lớn nhất của ngành thủy sản nói chung và Nam Định nói riêng. Tổng giá trị xuất khẩu còn thấp, do nhiều nguyên nhân nhƣ sản phẩm chế biến chất lƣợng thấp, điều kiện vệ sinh thực phẩm chƣa đảm bảo, sản phẩm chủ yếu ở dạng thủ công và các thiết bị máy móc cũ và lạc hậu. Sản phẩm xuất khẩu không cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng, giá cả thủy sản thấp, chủ yếu tiêu thụ trong nội địa.Một trong những khó khăn lớn nhất của ngành thủy sản Nam Định là vấn đề về vốn, về nguồn lợi hải sản và khu chế biến xuất khẩu thủy

sản.Những năm gần đây chính quyền tỉnh Nam Định đã chú trọng đầu tƣ vốn, khoa học công nghệ, xây dựng khu chế biến thủy hải sản ngay gần bến tàu thuyền.Để không phải mất thời gian lâu vận chuyển thủy hải sản từ nơi đánh bắt đến nơi chế biến, từ đó tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, cạnh tranh đƣợc với sản phẩm của các tỉnh khác trong nƣớc cũng nhƣ của các nƣớc và khu vực khác.

Năm 2013, sản lƣợng khai thác thuỷ hải sản của tỉnh đạt gần 40 nghìn tấn, trong đó, 75% sản lƣợng tiêu thụ ngay tại thị trƣờng nội địa qua các cảng cá, bến cá và là nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. Trong năm, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thuỷ sản trong tỉnh đã chế biến 300 tấn sản phẩm đông lạnh, hàng triệu lít nƣớc mắm và mắm tôm các loại bảo đảm chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong hai năm trở lại đây với hình thức cổ phần hóa các doanh nghiệp một số công ty cổ phần để ra đời nhƣ công ty mới tiêu biểu nhƣ công ty nƣớc mắm Ninh Cơ, xí nghiệp chế biến thủy sản Xuân Thủy... thu hút rất nhiều lao động tham gia sản xuất tạo việc làm cho ngƣời dân trong vùng, với sự giao lƣu thuận tiện của vùng với các vùng khác trong tỉnh cũng nhƣ với các tỉnh khác nên sản lƣợng đánh bắt hay nuôi trồng thủy sản dễ dàng đi vào các thị trƣờng mà không phải gặp những khó khăn nào.

Dịch vụ hậu cần nghề cá.

Các hoạt động dịch vụ, hậu cần nghề cá bao gồm: Thu mua, sơ chế thủy sản, bảo quản thủy sản; cung ứng xăng dầu, nƣớc đá, vật tƣ trang thiết bị phục vụ tàu cá và khai thác thủy sản; các vật dụng phục vụ sinh hoạt của ngƣ dân. Đƣợc sự quan tâm của tỉnh, thời gian qua các cảng cá, dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc đầu tƣ xây dựng và đi vào hoạt động đã cung ứng kịp thời nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, kinh doanh các sản phẩm hải sản. Hiện nay, cùng với cảng cá, mạng lƣới dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc hình thành với hơn 100 cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ thủy hải sản, dịch vụ xăng dầu, gia công lƣới phục vụ khai thác, đánh bắt; 10 cơ sở đóng tàu có năng lực đóng mới, sửa chữa 30-50 tàu mỗi năm, phân bổ đều ở cả 3 huyện ven biển Giao

Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nghề cá trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt gần đây nhất, vào ngày 12/8, tại Nam Định, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, giới thiệu đóng mới tàu cá vỏ thép và phát triển khai thác xa bờ.

Dịch vụ hậu cần nghề cá mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động với mức thu nhập trung bình khoảng 2 triệu đồng/ngƣời/tháng. Tuy nhiên để dịch vụ hậu cần nghề cá thực sự phát triển, ngoài việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đa dạng hóa dịch vụ, áp dụng mô hình cung cấp thông tin dự báo nguồn thuỷ sản của từng vùng biển và thông tin thị trƣờng thuỷ hải sản... cho ngƣ dân.

3.2.2.2. Phát triển du lịch biển và kinh tế đảo

Lƣợng khách du lịch đến Nam Định ngày càng tăng. Năm 2011, tổng lƣợng khách đến tham quan các điểm du lịch đạt 1,6 triệu lƣợt khách; doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch, dịch vụ ƣớc đạt 230 tỷ đồng.

Toàn tỉnh hiện có hơn 300 cơ sở lƣu trú với 3.839 buồng phòng, trong đó, hai khu du lịch biển là Quất Lâm và Thịnh Long có gần 300 cơ sở kinh doanh với 1.960 buồng phòng. Nhìn chung, các cơ sở lƣu trú tại các khu du lịch biển ngày càng đƣợc nâng cấp về trang thiết bị, chất lƣợng phòng nghỉ, tình hình an ninh trật tự đƣợc bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch lƣu trú trong quá trình tham quan, nghỉ dƣỡng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch tại các khu du lịch biển có chuyển biến. Hiện nay, khu du lịch biển Thịnh Long đang trong giai đoạn mở rộng giai đoạn 2 với tổng diện tích toàn khu là 361ha; khu du lịch Quất Lâm có diện tích 151,44ha.

Mặc dù số lƣợt khách du lịch đến tỉnh tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, song xét về cơ cấu thì chỉ có 30% lƣợng khách có nhu cầu ăn nghỉ, tham quan, mua sắm; còn lại 70% là khách du lịch lễ hội, đi lại trong ngày, mức chi tiêu bình quân thấp. Điều này cho thấy, dù lƣợng khách đến tham quan các điểm du lịch của tỉnh

đông, nhƣng hiệu quả hoạt động du lịch dịch vụ còn hạn chế. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật du lịch còn yếu và thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của cán bộ, lao động ngành du lịch còn nhiều bất cập. Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ thiếu các dịch vụ chất lƣợng cao nhƣ sân tennis, bể bơi, phòng tập đa năng; các cơ sở kinh doanh du lịch chƣa có các mặt hàng, sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng.

Do yếu tố mùa vụ, phần lớn các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tại khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long, vì muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phƣơng chƣa qua đào tạo.

Hiện nay, ngành du lịch của huyện Giao Thủy đang rất thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Trên địa bàn huyện hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)