Đảm bảo quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 121 - 123)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.5. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái

Để có thể thực hiện tốt Nghị quyết Trung ƣơng 8 (khóa IX) về chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc, Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới và các nghị quyết khác về kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với tiềm lực quốc phòng – an ninh, trong thời gian tới Nam Địnhcần:

Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quốc phòng - an ninh. Cần nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng – an ninh và quốc phòng – an ninh với kinh tế biển trên cơ sở tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển. Tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia ở cả đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo trong mọi tình huống.

Chú trọng công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng lực lƣợng công an, quân đội, dân quân tự vệ, dự bị động viên, giữ vững và tăng cƣờng xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh, cơ sở quốc phòng tại các địa bàn chiến lƣợc trọng yếu nhƣ các đô thị ven biển, các đảo quan trọng của tỉnh, không để bị động, bất ngờ.

Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên biển, ven biển gắn với hƣớng, tuyến và khu vực phòng thủ biển, gắn kết cảng quân sự với hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh.

Quan hệ tốt với các quốc gia có biển liền với vùng biển của địa phƣơng; hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố dẫn đến xung đột; ngăn chặn và làm thất bại mọi ý đồ, hành động xâm phạm vùng biển, đảo.

nhằm sẵn sàng đối phó, ngăn chặn có hiệu quả các xung đột có thể xảy ra trên biển để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nƣớc; phát huy sức mạnh tổng hợp về lực lƣợng và cơ sở vật chất trong quản lý bảo vệ vùng biển;

Bên cạnh việc phát triển công tác quốc phòng – an ninh, trong quá trình phát triển kinh tế biển của Nam Địnhcũng cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển cụ thể là: chú trọng và quan tâm giải quyết kịp thời mối quan hệ giữa tăng trƣởng và môi trƣờng. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng. Các quy hoạch, dự án đầu tƣ mới phải đảm bảo yêu cầu về môi trƣờng, thực hiện nghiêm quy trình, lộ trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Hạn chế các nguồn thải từ đất liền ra biển, ngăn chặn tình trạng phá rừng ngập mặn ven biển, hạn chế sự cố môi trƣờng biển và ven biển, nâng cao năng lực phòng tránh, ứng phó và khắc phục các sự cố môi trƣờng. Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng biển, bảo vệ phát triển bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển. Ngăn chặn tình trạng sử dụng các công cụ, phƣơng tiện huỷ diệt, không có chọn lọc trong khai thác thuỷ sản, tăng tính bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản, canh tác nông nghiệp ven biển. Hạn chế nạn xói lở, sụt lở, xâm lấn bờ biển, đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ phát triển, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng hiện hành. Chú ý phát triển kinh tế biển gắn liền với kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng, từng bƣớc phát triển năng lƣợng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Nhất là trong thời gian gần đây trên cả nƣớc luôn xảy ra tình trạng nhiều công ty, doanh nghiệp đã xả trực tiếp nƣớc thải, chất thải độc hại chƣa qua xử lý ra môi trƣờng dẫn đến ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng sinh thái, sức khỏe của ngƣời dân. Và gần đây nhất là vụ xả thải vô cùng nghiêm trọng của công ty Formosa Hà Tĩnh đã gây chấn động dƣ luận cả trong và ngoài nƣớc. Đó đƣợc coi là hành vi chống lại môi trƣờng sống của con ngƣời, cũng có nghĩa là chống lại nhân loại tiến bộ. Vậy làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ, nhƣng không phá hủy môi trƣờng? Đó đang là một bài toán rất cần lời giải thỏa đáng cho tỉnh Nam Định nói riêng và các tỉnh thành khác trong cả nƣớc nói chung. Đặc biệt là Nam Định đang trong giai đoạn đầu cấp phép cho xây dựng

khu công nghiệp Rạng Đông thuộc địa bàn huyện Nghĩa Hƣng, khi hoàn thiện sẽ là khu công nghiệp dệt may lớn nhất Việt Nam, thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng sinh thái biển càng phải đƣợc đặt lên hàng đầu.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Địn h, ông Đoàn Hồng Phong cho biết, xây dƣ̣ng thành công KCN Dê ̣t may Ra ̣ng Đông là ý chí và quyết tâm của Tỉnh. Đây là dƣ̣ án lớn nằm trong tổng thể Khu kinh tế Ninh Cơ đã đƣợc quy hoa ̣ch, do vâ ̣y tỉnh yêu cầu nhà đầu tƣ cần thƣ̣c hiê ̣n tốt các nô ̣i dung : Bảo đảm môi trƣờng, đă ̣c biê ̣t là xƣ̉ lý nƣớc thải của các nhà máy dê ̣t nhuô ̣m theo quy chuẩn của Viê ̣t Nam và thế giới; đối với nhà đầu tƣ thƣ́ cấp phải lựa cho ̣n các doanh nghiê ̣p có công nghê ̣ cao, chủ yếu là các nƣớc Đức , Nhâ ̣t Bản; không đƣa lao đô ̣ng phổ thông ngƣời nƣớc ngoài vào làm viê ̣c ta ̣i KCN ; phải xây dựng nơi đây trở thành KCN đô thị có đầy đủ nhà máy, trƣờng ho ̣c, khu ăn, nghỉ cho ngƣời lao động.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng khẳng định , sẽ sớm giải quyết các đề nghi ̣ của chủ đầu tƣ về xây dƣ̣ng các tuyến đƣờng giao thông đến KCN phù hợp với quy hoa ̣ch mạng lƣới giao thông của tỉnh và quốc gia . Yêu cầu huyê ̣n Nghĩa Hƣng sớm thƣ̣c hiê ̣n công tác giải phóng mă ̣t bằng theo đúng trình tƣ̣ pháp luâ ̣t , coi đây là nhiê ̣m vu ̣ chính trị hàng đầu của huyện thời điểm hiện nay .

Tỉnh sẽ thành lập Ban Chỉ đạo triể n khai dƣ̣ án , trong đó Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mƣu về khung giá đất ; Sở TN và MT xƣ̉ lý các vấn đề đất đai ; Sở Xây dƣ̣ng hƣớng dẫn , thƣ̣c hiê ̣n thẩm đi ̣nh và quy hoa ̣ch chi tiết ; Ban quản lý các KCN tỉnh là cơ quan thƣ ờng trực giúp UBND tỉnh đôn đốc , thƣ̣c hiê ̣n đúng tiến đô ̣ công viê ̣c theo kế hoạch đã đề ra nhằm sớm đƣa KCN Dê ̣t may Ra ̣ng Đông vào hoa ̣t đô ̣ng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế , tạo việc làm , thu nhâ ̣p cho nhiều lao đô ̣ng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)