Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 117 - 120)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu phát triển

Nƣớc ta nói chung và Nam Địnhnói riêng hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa dƣới bối cảnh mà nền kinh tế quốc tế đang chịu nhiều tác động từ xu thế toàn cầu hóa. Trong sự nghiệp cách

mạng quan trọng ấy, nguồn nhân lực đã đƣợc xác định là nguồn lực cơ bản của mọi nguồn lực, đầu tƣ vào nguồn nhân lực là đầu tƣ cho sự phát triển. Hơn thế nữa, kinh tế biển nƣớc ta phát triển muộn hơn so với nhiều nƣớc điều đó đòi hỏi nguồn lực lao động phải không ngừng nhanh chóng nâng cao chất lƣợng của mình. Ở Nam Địnhđể nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển có thể tập trung theo một số hƣớng sau:

Thứ nhất, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ của tỉnh

Xây dựng chƣơng trình và đa dạng hoá hình thức đào tạo. Chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo phù hợp với từng đối tƣợng và định hƣớng phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, ven biển, trong đó chú ý đến chƣơng trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân. Chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo tính khoa học và hiện đại, cập nhật đƣợc những thành tựu về khoa học công nghệ mới nhất trên thế giới và của Việt Nam liên quan đến biển và các vấn đề kinh tế biển. Trên cơ sở một chƣơng trình đào tạo chuẩn, tổ chức các hình thức đào tạo hoặc dạy nghề (chính quy, tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, bổ túc)…hoặc phối kết hợp các hình thức này để có hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế về công tác đào tạo. Xã hội hóa giáo dục và mở rộng hợp tác quốc tế về công tác đào tạo ở nƣớc ta trong những năm qua đã gặt hái đƣợc những thành công bƣớc đầu. Chính vì thế để nâng cao trình độ chất lƣợng nguồn lao động cho phát triển kinh tế biển, chúng ta phải tận dụng và nắm bắt xu thế đó. Hình thức xã hội hóa để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển không chỉ dừng lại ở việc nhà nƣớc tổ chức đào tạo, mà có thể các doanh nghiệp cùng giúp sức, thực hiện đào tạo trong doanh nghiệp, kết hợp học đi đôi với hành. Mặt khác, thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Không chỉ có vậy mà ngay bản thân mỗi ngƣời lao động cũng cần tự ý thức vào việc nâng cao trình độ của mình.

Chú trọng phát triển và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề liên quan đến biển đối với lao động vùng nông thôn thu hồi đất do quá trình đô thị hoá và phát triển các ngành

phi nông nghiệp và các lao động khác có nhu cầu học. Trong những năm tới đây, việc phát triển kinh tế biển cần một lƣợng lớn ngƣời lao động có chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến ngành kinh tế biển. Việc chúng ta đón đầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế biển ngay từ bây giờ sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế trong tƣơng lai không bị gián đoạn mà phát triển một cách liên tục và ổn định. Ngoài ra để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua đào tạo và bôi dƣỡng thành phố cũng cần chú ý đầu tƣ vào việc phát triển quy mô và chất lƣợng của các trƣờng đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp và nghề trên địa bàn tỉnh nhƣ Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Nam Định, Đại học Điều Dƣỡng Nam Định, Đại học Dân Lập Lƣơng Thế Vinh, Cao đẳng Công Nghiệp Nam Định, Cao đẳng Sƣ Phạm Nam Định, Cao đẳng Xây Dựng Nam Định... Đặc biệt trong đó phải chú ý đến ngành, lĩnh vực đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế biển ở hiện tại và trong tƣơng lai.

Thứ hai, bên cạnh việc đào tạo, để phát triển kinh tế biển Nam Địnhcũng cần chú ý đến việc thu hút, khuyến khích nhân tài từ các địa phương khác trong cả nước thông qua chính sách sử dụng nhân tài của mình.

Nam Địnhcần phải có cơ chế chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ƣu tiên mà lực lƣợng tại chỗ còn thiếu nhƣ:hỗ trợ về học phí, phƣơng tiện đi lại, điều kiện sống… cho những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Thứ ba, Nam Địnhcó thể thực hiện đổi mới cơ cấu lao động của mình.

Trên cơ sở việc xác định nhu cầu về số lƣợng lao động trong từng lĩnh vực và tình hình thực tế của nguồn nhân lực tại địa phƣơng, chúng ta có thể tiến hành chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển một phần lao đông dƣ thừa trong nông nghiêp ở các dải ven biển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ theo hƣớng tăng lao động giản đơn sang lao động phức tạp có chuyên môn trình độ và đã qua đào tạo.

4.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học - công nghệ, tăng cường khảo sát, thăm dò, đánh giá nguồn lợi và xây dựng kết cấu hạ tầng biển ở Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)