Một số các giải pháp khác và điều kiện thực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 123 - 128)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6. Một số các giải pháp khác và điều kiện thực thi

Một là, tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng, cả nước và hợp tác quốc tế

Nhƣ đã phân tích, phát triển kinh tế biển của Nam Địnhcòn gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Mỗi địa phƣơng lại có thế mạnh và cách thức phát triển kinh tế

biển riêng của mình, chính vì vậy việc tăng cƣờng hợp tác với các địa phƣơng trong vùng cả nƣớc và quốc tế, một mặt vừa cho ta thấy năng lực của bản thân. Mặt khác lại cho ta tận dụng đƣợc sức mạnh và học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đối tác của mình để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển địa phƣơng nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, hợp tác cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong quá trình hợp tác giữa các bên liên quan để cùng đạt đƣợc mục đích mình mong muốn. Trong quá trình hợp tác, cũng chú ý xây dựng mối liên kết vùng, phát huy đƣợc sức mạnh của dải đồng bằng ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình…

Hai là, phát huy sức mạnh và vai trò của các lực lượng kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế biển

Để thực hiện thành công phát triển kinh tế biển đòi hỏi không chỉ từ phía các cơ quan nhà nƣớc mà phải có sự đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức kinh tế, năng lực của các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào kinh tế biển - đây là giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục thúc đẩy kinh tế biển phát triển. Vì đây là lực lƣợng chính, trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế biển.

Trƣớc hết lực lƣợng này phải tự ý về vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế biển từ đó tích cực chủ động trong tham gia phát triển kinh tế của địa phƣơng. Trên cơ sở đó chính quyền tỉnh cần phải củng cố nâng cao chất lƣợng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế biển, mà trƣớc hết là tuyên truyền, giáo dục chiến lƣợc biển, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế biển đối với quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Để những giải pháp trên có thể thực hiện đƣợc cần có một số điều kiện sau: Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà Nƣớc cùng các cấp và vai trò của Mặt trận, các đoàn thể.

Tăng cƣờng sự lạnh đạo và giám sát của các cấp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng vùng biển và ven biển. Chú trọng công tác tuyên truyền,

giáo dục sâu rộng, tới các cấp, ngành và tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của biển trong phát triển kinh tế cũng nhƣ quốc phòng, để từ đó mọi ngƣời nắm vững quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tạo sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng cùng sự đồng thuận cao của toàn xã hội, từ đó khơi dậy tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cƣờng, quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, vùng ven biển thành hiện thực. Nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, đặc biệt là các địa phƣơng ven biển, rà soát, điều chỉnh, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý cũng nhƣ điều hành phát triển kinh tế biển một cách bền vững và hiểu quả.

Phát huy vai trò của mặt trận cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong công cuộc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong thanh tra, kiểm ta, giám sát, đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của vùng biển và ven biển, làm cho mọi tầng lớp nhân dân đƣợc hƣởng lợi từ phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách thiết thực nhất.

KẾT LUẬN

Nam Định là một trong những tỉnh, thành phố có tiềm năng lớn mạnh về phát triển kinh tế biển. Địa hình cũng nhƣ nguồn tài nguyên về biển phong phú là cơ sở để có thể phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó tỉnh còn biết tận dụng phát triển các dịch vụ đi theo biển nhƣ các khu du lịch, sinh thái…. Trong nhiều năm qua, tình hình phát triển kinh tế biển của NamĐịnh từng bƣớc đƣợc nâng cao thể hiện trong những thành tựu kinh tế đáng kể và đang tiếp tục thực hiện những dự án nhằm nâng cao chất lƣợng các khu du lịch biển của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, cũng thực hiện những chính sách an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống cho ngƣời dân vùng biển duy trì những ngành nghề truyền thống và tập trung phát triển kinh tế biển.

Mặc dù đã biết cách khai thác những nguồn lợi đang có song bên cạnh đó tỉnh cũng gặp không ít khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế biển tƣơng xứng với tiềm năng đang nắm trong tay. Cơ sở vật chất kĩ thuật cũng nhƣ các hình thức tổ chức quản lý kinh tế còn tồn tại nhiều bất cập chƣa bắt kịp với bƣớc phát triển của thời đại. Nam Định là một trong những tỉnh thành có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa những chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và lƣợng khách du lịch đến với các khu du lịch của tỉnh nhà. Trong thời buổi hội nhập nhƣ hiện nay, đó là một trong những cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế biển nói riêng hay nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thời đại của hội nhập và sự giao lƣu đang nóng hơn bao giờ hết vì vậy khi có trong tay những tiềm năng phát triển kinh tế, chúng ta cần biết nắm bắt cơ hội và tạo nên bƣớc đột phát trong sự phát triển kinh tế. Bên cạnh việc đƣa ra những thành tựu mà Nam Định đã đạt đƣợc trong quá trình phát triển thì đề tài cũng chỉ ra những thực trạng còn bất cập mà quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định đang gặp phải và đã đóng góp những ý kiến về việc thay đổi thực trạng này cũng nhƣ nêu ra một số giải pháp cho các vấn đề này, góp phần đóng góp những ý kiến nhằm xây dựng vào chủ đề kinh tế biển nói chung mà nhiều đề tài đã và đang hƣớng tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng - Trung tâm thông tin công tác tƣ tƣởng, 2007.Biển và hải đảo Việt Nam.Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bon, 2008.Kinh tế biển Sóc Trăng. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Nam Định (Khoá XIII), 2009. Nghị quyết số 27- NQ/TU “Về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội.

4. Bộ Thuỷ sản, 2006.Báo cáo thực hiện kế hoạch 2005 và phương hướng, nhiệm vụ KT-XH của ngành thuỷ sản. Hà Nội: Nxb Hà Nội.

5. Bộ Thuỷ sản, 2006.Báo cáo tổng kết 20 năm. Hà Nội.

6. Bộ Thuỷ sản, 2007.Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 và chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2007 của ngành thuỷ sản. Hà Nội: Nxb Hà Nội.

7. Chu Văn Cấp, 2003.Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập của khu vực và quốc tế.Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8.Cục thống kê tỉnh Nam Định (2002-2012), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định (2002, 2007, 2009, 2010, 2011), Nxb.Thống kê, Hà Nội. 9. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, Nxb.Văn hóa, Hà Nội, 1962, T.II, tr.156.

10. UBND tỉnh Nam Định (2005), Nam Định, thế và lực trong thế kỉ XXI, Nxb. CTQG, Hà Nội.

11. Lê Kim Chung, 2003.Công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngành thuỷ hải sản ở duyên hải Nam Trung Bộ.Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội.

13..Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

14.Đảng Cộng sản Việt Namm, 2007.Nghị quyết hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

15.Thế Đạt, 2009. Nền kinh tế các vùng biển Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động. 16.Lê Cao Đoàn, 1999.Về đổi mới và phát triển kinh tế vùng biển. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

17. Đào Duy Quát, 2008. Biển và hải đảo. Báo Tuyên giáo, số 9, trang 19.

18. Bùi Tất Thắng, 2007. Về chiến lƣợc về phát triển kinh tế biển Việt Nam.Tạp chí kinh tế và dự báo, số 8, trang5-7.

19. Tỉnh Ủy- Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2004), Địa chí Nam Định, Nxb. CTQG, Hà Nội.

20. Tỉnh uỷ Nam Định (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII( nhiệm kỳ 2010 – 2015).

21. Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định (2012), Thực trạng ngành nghề nông thôn tỉnh Nam Định - kết quả thực hiện năm 2012; nhiệm vụ, giải pháp năm 2013 và giai đoạn 2013-2015.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)