CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế biển của NamĐịnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030
4.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của quá trìnhphát triển kinh tế biển ởNam Định đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế biển ởNam Định đƣợc thể hiện ở 2 điểm cơ bản:
Thứ nhất, phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, nhanh chóng xây dựng Nam Định trở thành địa phƣơng mạnh về biển, giàu từ biển, một trọng điểm thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam, một trung tâm kinh tế biển của khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ và cả nƣớc.
Thứ hai, xây dựng kinh tế biển trở thành động lực chính, “là 'hạt nhân' tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện kinh tế tỉnh để xây dựng, phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, bảo vệ môi trƣờng; trở thành trung tâm mạnh về khoa học công nghệ biển, trung tâm chuyển giao công nghệ về kinh tế biển, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Bắc và cả nƣớc; từng bƣớc trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, trọng điểm du lịch quốc gia, trung tâm thƣơng mại - tài chính của khu vực Đông Nam Á; một cực tăng trƣởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng, an ninh.”
Mục tiêu cụ thể: trên cơ sở của việc xác định mục tiêu tổng quát, chính quyền tỉnh Nam Định cũng đã chỉ ra những mục tiêu cụ thể trên các mặt các lĩnh vực. Cùng với đó, trong mục tiêu cụ thể cần xác định rõ mục tiêu cụ thể đối với toàn
bộ nền kinh tế biển địa phƣơng đồng thời phải chú ý đến từng địa phƣơng cụ thể nhất là các địa bàn trực tiếp liên quan đến biển nhƣ các vùng ven biển.
Mục tiêu cụ thể của việc phát triển kinh tế biển xét trên phạm vi toàn bộ quy mô cơ cấu kinh tế của tỉnh đó là:
- Phát triển nhanh kinh tế biển để góp phần đƣa tỷ trọng GDP Nam Định trong GDP cả nƣớc đạt khoảng6,8% vào năm 2020. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2015 – 2020 là 10 - 12%, cao hơn mức tăng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 1,1 lần; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 2.000 - 2.200 USD vào năm 2015 và 2.900 - 3.000 USD vào năm 2020.
- Trong cơ cấu các ngành kinh tế biển phải hình thành đƣợc một số ngành, sản phẩm mũi nhọn đặc trƣng của biển, đồng thời có đóng góp cao về giá trị xuất khẩu để tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân đạt 19 - 20% giai đoạn 2016 - 2020.
- Ngành du lịch phấn đấu đón 3,5 triệu lƣợt khách du lịch vào năm 2015 (khách quốc tế đạt 1 triệu lƣợt), 4,9 triệu lƣợt khách vào năm 2020 (khách quốc tế đạt 1 triệu lƣợt trở lên).
- Ngành thủy sản duy trì tốc độ tăng trƣởng bình quân giá trị sản xuất từ 9 - 10% thời kỳ 2016 - 2020. Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, đảm bảo giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 150 triệu USD và 220 triệu USD vào năm 2020. Đặc biệt nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng của ngành này trong tƣơng lai.
Cùng với việc xác định mục tiêu cụ thể cho toàn bộ hệ thống, Nam Định cũng chú ý hƣớng tới việc phát triển các khu vực đặc biệt quan trong và là điểm then chốt trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển của địa phƣơng:
Đối với khu vực các xã, phƣờng tiếp giáp và liền kề biển: phải phát huy triệt để lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, thu hút đầu tƣ, lao động và phát triển các lĩnh vực kinh tế, dân sinh, tạo ra sự phát triển năng động của toàn khu vực. Đồng thời phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực này cao gấp 1,3 - 1,5 lần thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn tỉnh và dải ven biển cả nƣớc vào năm 2015 và gấp 1,4- 1,6 lần vào năm 2020; thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo.
Đối với ba huyện Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy: Xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế; trung tâm dịch vụ thủy sản và hậu cần nghề cá của vùng Vịnh Bắc Bộ; phấn đấu tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 16,5% vào năm 2015; trên 17% giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng Dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp.
4.2. Các nhóm giải pháp phát triển kinh tế biển ở Nam Định theo hƣớng hiệu quả.
4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế biển có hiệu quả
Trong thời kì kinh tế đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, thể chế chính sách có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế biển nói riêng. Với ý nghĩa là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, luật lệ; thể chế, chính sách chính là những định hƣớng, hƣớng dẫn mang tính pháp quy, tạo ra khuôn khổ cho việc tổ chức, hoạt động của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Đối với kinh tế biển, thể chế, chính sách kinh tế cũng chính là những hƣớng dẫn, định hƣớng hành vi và tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức hoạt động kinh tế biển. Vai trò quản lý của nhà nƣớc nói chung và chính quyền tỉnh Nam Định nói riêng đối với phát triển kinh tế biển, cụ thể là:
Một là, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế biển của cả nƣớc nói chung.
Hai là, huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển hiệu quả. Ƣu tiên phát triển và xây dựng thƣơng hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao, tạo nguốn thu cho ngân sách.
Ba là, phát triển kinh tế biển gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giảm nghèo nhanh, tạo việc làm.
Bốn là, phát triển kinh tế biển phải gắn với bảo vệ môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm là, phát triển kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Sáu là, Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn tỉnh mình. Đồng thời định hƣớng cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc về các lĩnh vực, dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại vùng biển của tỉnh mình.
Nhƣ vậy có thể thấy, thể chế, chính sách có tác động to lớn đến sự lựa chọn và việc quyết định sản xuất cái gì, đầu tƣ nhƣ thế nào, đầu tƣ ra sao, ở đâu…của các chủ thể trong việc phát triển kinh tế biển. Các thể chế chính sách không chỉ có tác dụng hƣớng dẫn điều tiết hành vi của con ngƣời với tƣ liệu sản xuất mà còn hƣớng dẫn điều chỉnh hành vi của con ngƣời với con ngƣời trong mối tác động qua lại của quá trình kinh tế. Ngoài ra, thể chế chính sách còn có nhiều vai trò khác đối với quá trình phát triển kinh tế biển. Chính vì vai trò hết sức đặc biệt này, mà trong giai đoạn tới, Nam Định cần phải thực hiện một số giải pháp trên mặt thể chế chính sách đó là:
Một là, thực hiện chính sách tái cơ cấu các ngành kinh tế biển theo hướng hiện đại và phát triển hiệu quả, tập trung phát triển một số ngành mũi nhọn, có tính chất đột phá, khai thác tốt mọi lợi thế, tiềm năng để tăng trưởng nhanh, hỗ trợ các ngành khác trong nhóm ngành kinh tế biển.
Quá trình tái cơ cấu cần chú ý vào cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế, cụ thể:
Cơ cấu ngành kinh tế biển: Trong nhóm ngành công nghiệp biển, tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, khoa học công nghệ cao về biển, giữ vững vai trò của các ngành công nghiệp truyền thống nhƣ đóng tàu, công nghiệp chế biến thủy hải sản. Trong nhóm ngành nông nghiệp biển, chú trọng các sản phẩm sử dụng công nghệ sinh học hiện đại, các sản phẩm sạch, phát triển cơ sở sản xuất tập trung quy mô lớn vừa đảm bảo hiệu quả đầu tƣ và thuận lợi xử lý môi trƣờng. Phát triển hệ thống gia trại, trang trại tại các vùng ven biển, quan tâm phát triển sản xuất giống… Trong nhóm ngành dịch vụ biển, coi trọng các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ gắn với cảng, vận tải biển, logistic, du lịch.
Đối với tái cơ cấu thành phần kinh tế để phát triển kinh tế biển, cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm tăng cƣờng huy động nguồn lực trong dân và coi trọng vai trò kinh tế tƣ nhân, chú trọng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hoàn thành việc đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều này, các cấp, các ngành, các cơ quan cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền của tỉnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò của biển, vùng bờ biển, hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên nhận thức mới, sâu sắc về vị thế - xã hội – chính trị - quốc phòng, an ninh của Nam Địnhtrong phát triển kinh tế biển, đề cao trách nhiệm và ý thức thực thi pháp luật, đồng thuận hành động để phát triển kinh tế biển.
Hai là, tăng cường thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế biển
Thực tế trong những năm vừa qua cũng nhƣ bài học kinh nghiệm của các địa phƣơng trong cả nƣớc, việc thực hiện các chính sách ƣu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực kinh tế biển đã đem lại những hiệu quả bƣớc đầu. Chính vì vậy để phát triển kinh tế biển của Nam Định, chúng ta cũng cần thực hiện một số cơ chế và chính sách ƣu đãi để tăng lƣợng vốn đầu tƣ và số lƣợng các nhà đầu tƣ.
Để tạo đƣợc môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn nhất chính là trong vấn đề sử dụng đất để thực hiện các dự án kinh tế biển. Ở những ngành lĩnh vực cần thiết, hoặc đặc biệt quan trọng có thể hỗ trợ một phần kinh phí giải toả đền bù, giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tƣ. Cùng với đó cũng cần phải tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ để thu hút các nguồn lực của các địa phƣơng trong cả nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Hiện nay, ngƣời Việt Nam ở hải ngoại cũng đã dần đạt đƣợc những chỗ đứng nhất định tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc khẳng định bản thân tại các quốc gia mà mình sinh sống, nguyện vọng đóng góp cho quê hƣơng trong họ luôn luôn cháy bỏng, chính vì thế thành phố cần thiết phải chú ý đến nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế biển địa phƣơng bằng cách đƣa ra chính sách cơ chế ƣu đãi hơn. Việc thu đƣợc các nguồn lực tổng hợp một cách mạnh mẽ sẽ giúp cho tỉnh Nam Định đủ sức vƣơn ra
biển khơi theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên cũng cần chú ý khi tổng hợp nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế chúng ta cần phải đảm bảo tính công bằng.
Ba là, có cơ chế, chính sách khuyến khích, nhân rộng mô hình “xã hội hóa xây dựng hạ tầng kĩ thuật” đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển
Về cơ bản, cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc phát triển kinh tế biển của Nam Địnhcòn nhiều yếu kém và hạn chế.Để khắc phục điều đó, cần chính quyền tỉnh ban hành các chính sách kích cầu để khuyến khích các chủ thể kinh tế từ mọi tầng lớp nhân dân đầu tƣ vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển. Mô hình xã hội hóa nhà nƣớc và nhân dân cùng làm là một mô hình khá hiệu quả, tối đa hóa nguồn lực trong xã hội cũng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của địa phƣơng.
Bốn là, hình thành cơ chế và xây dựng chính sách phát triển đồng bộ hệ thống các yếu tố của thị trường cho các ngành kinh tế biển
Khi xem xét những hạn chế của kinh tế biển, sự phát triển chƣa đồng đều giữa các ngành có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó chính là sự nhỏ hẹp của thị trƣờng và cung cấp thông tin thị trƣờng đầy đủ và chính xác. Do vậy, việc ban hành chính sách hỗ trợ các ngành, doanh nghiệp trực tiếp và gián tiếp của kinh tế biển, cung cấp các dịch vụ thông tin về thị trƣờng, các dịch vụ hạ tầng khác là rất cần thiết. Đồng thời các ban ngành lãnh đạo phải quan tâm mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng... quan tâm hơn việc quảng bá về chính sách đầu tƣ các lĩnh vực kinh tế biển. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tìm kiếm thị trƣờng.
Năm là, thực hiện các chính sách ưu tiên với một số ngành kinh tế biển “trẻ”, có tiềm năng nhưng chưa thực sự phát triển
Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế biển, ngoài vấn đề thị trƣờng thì cũng chịu sự ảnh hƣởng của lịch sử các ngành kinh tế. Những ngành kinh tế mới thƣờng có quy mô nhỏ bé và khả năng cạnh tranh thấp hơn so với các ngành kinh tế vốn có truyền thống của Nam Định, chính vì vậy cơ chế, chính sách cần thể
hiện rõ sự hỗ trợ và phát triển những ngành công nghiệp mới, những ngành có khả năng tạo đột phá phát triển kinh tế, xã hội vùng ven biển.
Cùng với việc xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể cho các ngành kinh tế biển trên các lĩnh vực đầu tƣ, thu hút nguồn lực, phát triển thị trƣờng, xây dựng cơ cấu ngành kinh tế…cũng cần phải chú ý đến việc tăng cƣờng hợp tác với các tỉnh, thành phố khác và các nƣớc trong khu vực, trong tất cá các lĩnh vực để phát triển kinh tế biển của địa phƣơng.
Ngoài ra, cơ chế chính sách để phát triển kinh tế của tỉnh cũng cần khắc phục nhanh chóng những hạn chế mang tính chất chung nhƣ: giảm tính không nhất quán, thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ và chồng chéo. Mặt khác, cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển cần cụ thể hóa hành động cho tất cả các ngành, lĩnh vực và đối tƣợng kinh tế…Nhƣ vậy sẽ làm cho các chính sách cơ chế đó mới thực sự ý nghĩa, có hiệu quả và đi vào đời sống của nhân dân.