CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.2. Nhóm giải pháp về vốn để phát triển kinh tế biển ởNam Định
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung . Nó quyết định quy mô mở rộng đầu tƣ, tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ tổ chức và quản lý của nhà nƣớc. Riêng đối với việc phát triển kinh tế biển của Nam Địnhvốn lại càng trở thành một yếu tố quan trọng mang ý nghĩa tiên quyết. Tất cả các ngành kinh tế biển của thành phố về cơ bản đều trong tình trạng mâu thuẫn giữa một bên là năng lực dồi dào và một bên là sự hạn hẹp và khan hiếm về vốn. Với lí do này mà vốn đối với phát triển kinh tế biển ở Nam Địnhđã trở thành một yêu cầu bức thiết của tất yếu khách quan.
Khi nói đến vấn đề vốn, chúng ta hay nhắc đến nhiều câu hỏi quan trọng nhƣ: Huy động vốn bằng cách nào? Sử dụng vốn ra sao? Quản lý vốn nhƣ thế nào? Đây là câu hỏi quan trọng vì nếu trả lời đƣợc thì vấn đề này thì vốn cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng mới phát huy hết ý nghĩa của nó. Nhận thức đƣợc điều này, để phát triển kinh tế biển của Nam Định, giải pháp cụ thể cho từng góc độ nhƣ sau:
Đối với huy động vốn:
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế, vốn đầu tƣ phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng địa phƣơng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh mà lựa chọn hình thức huy động vốn cho phù hợp. Tuy nhiên để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất cũng nhƣ sự biến động của nguồn vốn cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tƣ và. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn trong và ngoài nƣớc để phát triển những ngành mũi nhọn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Trong thực tế phát triển kinh tế biển của Nam Địnhhiện nay nguồn vốn đến với các chủ thể kinh tế thông qua 2 nguồn chính: nguồn vốn trong nƣớc và nguồn vốn từ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nguồn vốn thứ nhất - nguồn vốn trong nƣớc, các doanh nghiệp có đƣợc nhờ 3 hƣớng sau: vốn vay từ các ngân hàng, các quỹ tín dụng nhân dân; ngân sách hỗ trợ phát triển của nhà nƣớc, nguồn vốn sẵn có. Ở mỗi một hình thức cũng có những hạn chế nhất định của nó, chính vì vậy trong việc huy động vốn ở mỗi hình thức này cũng cần chú ý:
- Mở rộng mạng lƣới hoạt động của các ngân hàng bằng cách hình thành càng chuỗi chi nhánh, phục vụ tại chỗ, tiếp đó là nâng cao thời gian giao dịch, thời gian nhận gửi, thu hồi, và thời gian vay phải thích hợp với từng giai đoạn của dân chúng, doanh nghiệp. Bên cạnh đó,đi đôi với đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo niềm tin với khách hàng. Cải cách thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện, nhanh gọn cho khách hàng khi đến vay hoặc gửi tiền mà vẫn đảm bảo chính xác an toàn và độ bảo mật cao.
- Đối với mạng lƣới tín dụng, nhận thấy đặc trƣng của các ngành kinh tế biển chính là tính mùa vụ cao và thời gian thu hồi vốn lâu dài cũng nhƣ sự chịu tác động của thiên nhiên nên vốn vay tín dụng trung va dài hạn dành cho phát triển kinh tế biển phải đủ lớn. Bên cạnh đó việc đầu tƣ phải đƣợc thẩm định kỹ càng, với những dự án mang tính khả thi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao để góp phần thúc đẩy kinh
tế biển, đảm bảo đúng nguồn vốn tín dụng. Trong quá trình đầu tƣ phải hết sức kịp thời và linh hoạt để có thể phù hợp với đặc trƣng của sản xuất kinh tế biển mang tính mùa vụ, vốn đầu tƣ cao…
- Đối với nguồn vốn sẵn có trong dân cƣ, phát huy mọi nguồn lực, truyền thống tự lực, tự cƣờng để huy động toàn bộ nguồn lực trong nhân dân và địa phƣơng, đặc biệt cần hình thành các tổ đội sản xuất, các hợp tác xã tự đóng góp, điều hành và quản lý. Đồng thời cần sự giúp đỡ rất quan trọng của Trung ƣơng, của tỉnh, sự giúp đỡ của kiều bào nƣớc ngoài, liên doanh, liên kết của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, với phƣơng châm phát triển kinh tế biển và vùng ven biển.
Nguồn vốn thứ hai là nguồn vốn từ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành kinh tế biển. Trong các hình thức thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, FDI luôn dành đƣợc sự quan tâm hàng đầu. Bởi vì, FDI không kèm theo các điều kiện chính trị, thƣơng mại…và thƣờng mang lại kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, tổ chức hiện đại. Đối với các ngành kinh tế biển, nguồn vốn FDI có một ý nghĩa rất quan trọng. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển của nƣớc ta nói chung và Nam Địnhnói riêng còn rất mới mẻ vì vậy khi thu hút đƣợc FDI cũng đồng thời chúng ta sẽ làm giàu thêm cho mình kinh nghiệm, kỹ thuật, khoa học, công nghệ quản lý và nhất là về chất lƣợng sản phẩm của các ngành kinh tế biển, tiến kịp và hiệu quả với trình độ phát triển kinh tế biển của các quốc gia có biển trên thế giới. Để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong lĩnh vực kinh tế biển của Nam Định, các giải pháp cơ bản trong thu hút FDI vào các ngành kinh tế biển của thành phố là: Chủ động tích cực tham gia hội thảo, hội nghị về hợp tác quốc tế cả ở trong và ngoài nƣớc; cử các nhóm đầu tƣ ra nƣớc ngoài tiếp thị; sử dụng internet để quảng bá thông tin, giới thiệu thị trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực kinh tế biển, các lợi thế cạnh tranh của các ngành kinh tế biển của Nam Địnhso với những địa phƣơng khác trong cả nƣớc…
Trên cơ sở của hai nguồn vốn chính, việc huy động nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh, Trung ƣơng và viện trợ nƣớc ngoài để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn nhƣ cảng, đƣờng giao thông,
các khu đô thị, khu công nghiệp…sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Cũng cần nhận thây rằng nguồn vốn này để có thể nhận đƣợc là một điều cũng khá khó khăn do ngân sách là có hạn, mà nhiều địa phƣơng, nhiều nơi, nhiều ngành cũng cần, chính vì thế trong quá trình phát triển kinh tế biển của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nên xây dựng đƣợc các chiến lƣợc hoạch định đầy đủ, đúng đắn và thực sự có hiệu quả và tác động tích cực lớn khi hoàn thiện. Chỉ khi làm đƣợc những điều đó thì khả năng, cơ hội sử dụng nguồn vốn này mới trở thành hiện thực.
Sử dụng và quản lý nguồn vốn:
Đối với vấn đề sử dụng vốn, cần có chính sách tập trung đầu tƣ đúng mức, đồng bộ và dứt điểm nhằm phát huy cao nhất năng lực và hiệu quả khai thác, đặc biệt là đối với khu công nghiệp, cảng, hạ tầng du lịch, các cơ sở sản xuất và dịch vụ nhằm tạo sức bật nhanh cho phát triển kinh tế biển và vùng ven biển ở Nam Định.
Thực tế hiện nay một vấn đề nổi cộm đó chính là việc sử dụng sai mục đích, và không hiệu quả nguồn vốn, với lý do này, mà khi thực hiện phát triển kinh tế biển địa phƣơng cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, thẩm định hiệu quả cũng nhƣ tính khả thi của các dự án.Đối với các dự án sai mục đích, không đảm bảo hiệu quả cần đƣợc nhanh chóng chấm dứt để tránh thất thoát, lãng phí của cải cũng nhƣ công sức của nhà nƣớc, tỉnh và nhân dân.
Trong quá trình sử dụng vốn để phát triển kinh tế biển của Nam Địnhcần giao quyền chủ động cho các chủ thể kinh tế nhƣ làm cái gì, làm nhƣ thế nào…Song hành cùng với tính chủ động khi sử dụng vốn, cũng cần tăng cƣờng trách nhiệm đặc biệt là trách nhiệm pháp lý các cho tổ chức cá nhân trong quá trình sử dụng vốn khi tổ chức không thực hiện, bị thất thoát hay lãng phí. Chỉ có nhƣ vậy thì cả phía chủ nguồn vốn và ngƣời sử dụng nguồn vốn mới đạt đƣợc lợi ích đồng thuận cho cả hai phía.
4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu phát triển kinh tế biển ở Nam Địnhtheo hướng hiệu quả