CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những tiềm năng và khó khăn trong việc phát triển kinh tế biển của Nam
3.1.1. Tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Lợi thế về vị trí địa lý
Nam Định là tỉnh ở phía Nam châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam, phía Tây và Tây Nam giáp Ninh Bình, phía Đông và Nam giáp biển Đông. Trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh là thành phố Nam Định, cách Hà Nội 90 km.
Nam Định nằm trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp của Tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lƣới đƣờng bộ (QL 1, QL 10, QL 21), đƣờng sắt xuyên Việt dài 45 km với 5 nhà ga, đƣờng biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lƣu kinh tế, có bờ biển dài trên 72 km và vùng thềm lục địa rộng lớn. Đặc biệt chỉ cách Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng khoảng 90 km. Đây là những thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn (nhất là nông sản thực phẩm và lao động), đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tƣ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Nam Định.
Vị trí địa lý nhƣ trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nƣớc và quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Với đƣờng biển dài 72 km, nối tiếp với hai cửa biển và hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đáy, vì vậy Nam Định có một tầm quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch. Địa hình của tỉnh chủ yếu là vùng đồng bằng
chiêm trũng, vùng đồng bằng ven biển, bãi bồi cồn cát lƣợn sóng. Ngoài ra, còn có vùng đồi núi và nửa đồi núi. Tỉnh có 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng, sông Đáy và nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đƣờng thủy rất thuận lợi. Hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt tƣơng đối phát triển. Đất đai có độ phì nhiêu cao thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Dọc bờ biển có tới 5 cửa sông, có rất nhiều bãi cá lớn, có 2 cảng lớn là cảng sông Nam Định và cảng biển Hải Thịnh.
3.1.1.2. Lợi thế về tài nguyên
Khí hậu nhiệt đới chia 2 mùa: mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình khoảng 23°c. Nam Định là tỉnh có tiềm năng về trồng cây lƣơng thực, kinh tế biển, nuôi trồng và đánh bắt hải sản.Trên thềm lục địa bờ biển Nam Định còn có nhiều khả năng khai thác các nguồn tài nguyên quý giá khác. Nam Định là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Những di tích lịch sử của tỉnh đồng thời là danh lam thắng cảnh. Đến Nam Định, du khách sẽ có dịp đến thăm khu di tích đời Trần, chùa Tháp Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, Phủ Giày,...Vùng biển của tỉnh có bãi tắm Thịnh Long, Quất Lâm, sân chim cồn Lu, cồn Ngạn, nơi quy tụ nhiều loại chim hiếm đã đƣợc các nhà sinh học nổi tiếng về đây nghiên cứu.
Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
- Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
- Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong
những trung tâm công nghiệp dệt của cả nƣớc và trung tâm thƣơng mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
Đất đai :
Về thổ nhƣỡng, đất ở Nam Định đƣợc chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Vùng đất trẻ ở phía Nam, gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trƣờng, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng, Giao Thuỷ và đất ngập mặn ở ven biển. Đất tại tỉnh Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có độ phì khá, có những nơi hàng năm còn đƣợc bồi đắp, nhất là ven biển Giao Thủy, Nghĩa Hƣng. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nƣớc và giữ chất dinh dƣỡng tốt thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng.
Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Nam Định năm 2011 là 165.217 ha, so với năm 2000, diện tích đất tự nhiên năm 2005 tăng 1.477,02 ha, chủ yếu là do khu vực bãi bồi ven biển ở hai huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hƣng tiếp tục đƣợc bồi lắng. Bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi. Trong đó đáng chú ý nhất là loại đất cát ven sông đã tạo ra những cánh đồng dâu bạt ngàn làm nên làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt sợi nhuộm nổi tiếng từ thời phong kiến và phát triển cực điểm vào thời Pháp thuộc, thời kinh tế bao cấp với hệ thống các nhà máy dệt sợi, nhuộm, may lớn nhất Miền Bắc. Lợi thế về nghề dệt may đƣợc phát huy tối đa tạo nên nét đặc trƣng của thành phố Nam Định- thành phố dệt và đƣa tỉnh Nam Định trở thành một trong ba cực phát triển (Hà Nội-Nam Định-Hải Phòng) của Miền Bắc trong nhiều thập kỷ. Cơ cấu sử dụng nguồn tài nguyên đất của tỉnh theo thống kê năm 2011 gồm: đất nông nghiệp 113.517 ha (chiếm 68,74% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 93.426 ha, đất lâm nghiệp có rừng 4.250 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 14.609 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 47.971 ha (29,04%) và đất chƣa sử dụng chiếm 2,22% với 3.674 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời của tỉnh Nam Định rất thấp (509,6 m2/ngƣời) [1]. Tuy nhiên, đất lại khá màu mỡ, có khả năng thâm canh cao, nhất là trồng lúa và các loại cây màu, cây công
nghiệp ngắn ngày, tạo nên nguồn nguyên liệu tƣơng đối dồi dào cho phát triển các làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hƣng đất đang đƣợc bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đƣợc 80 - 120 m và có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000 ha sau 5 năm. Hiện là những vùng nuôi trồng thuỷ sản quan trọng và trồng cói (~ 100 ha) - cung cấp nguồn nguyên liệu cho các làng nghề dệt cói với nhiều sản phẩm khác nhau.
Tài nguyên rừng và hệ sinh thái:
- Rừng: Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2000 toàn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là diện tích rừng trồng 4.723 ha. Tỷ lệ che phủ đạt 2,9%. Rừng ở Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Rừng góp phần làm trong lành không khí cho khu vực.
- Hệ sinh thái: Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới khá đa dạng, phong phú. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% cả nƣớc. Đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Cồn Lu, Cồn Ngạn (nay đã đƣợc công nhận là Vƣờn Quốc gia Xuân Thuỷ), hệ động thực vật khá đa dạng phong phú.
Du lịch
Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hóa và những danh lam thắng cảnh đẹp, tạo thành nhiều quần thể du lịch hấp dẫn du khách.
Lợi thế về tài nguyên biển:
Vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng; có bờ biển dài hơn 70 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng là ba tỉnh giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển.Có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy). Ngoài khơi các cửa sông của Nam Định hình thành nhiều bãi cá,bãi tôm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng; bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch Trƣờng- Thanh Hoá; bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến ngoài khơi đảo Cát Bà- Hải Phòng).
Huyện Giao Thủy có 32 km bờ biển, có hai cửa sông lớn, nơi sông Hồng và sông Sò đổ ra biển. Với vùng đất bãi bồi ven biển, nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế nhƣ khai thác, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp đóng tàu và du lịch.
Huyện Hải Hậu có đƣờng bờ biển dài 32km chạy dọc theo thị trấn Thịnh Long, các xã Hải Hòa , Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông. Cảng biển quy mô lớn Thịnh Long , là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển . Đƣợc hình thành trên dải đất phù sa màu mỡ cuối vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng , Hải Hậu còn là vựa lúa của toàn tỉnh, là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha và nổi tiếng với gạo tám, nếp hƣơng, dự.
Nghĩa Hƣng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Đi ̣nh. Huyện có có 12km chiều dài bờ biển. Phía trong đê biển san sát nhƣ̃ng hồ chƣ́a, ao, đầm nuôi trồng thủy sản, phía ngoài đê là khoảng 3.500 ha bãi ngập triều.
Ven biển Nam Định có những khu rừng ngập mặn thu hút nhiều loài chim trên thế giới đến trú đông, ƣớc tính đến 30.000 con. Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ rộng 120 km2, đã đƣợc thế giới công nhận là khu bảo vệ theo công ƣớc quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.
Nƣớc biển Nam Định có độ mặn cao, ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, tiêu biểu là đồng muối Văn Lý, với sản lƣợng muối hàng năm vào loại cao của cả nƣớc.Sóng biển Nam Định không dữ dội, có nhiều bãi tắm lý tƣởng, cát trắng mịn nhƣ bãi tắm Thịnh Long, Giao Lâm, Quất Lâm...
Biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3-100 m. Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100-200 m, do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, Lạch Giang tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình quân mỗi năm quai thêm đƣợc 150 ha đất ở cao trình 0,5-0,8 m trở lên. Bờ biển Nam Định bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi nhiều cửa sông lớn, vùng ven biển nông và bằng phẳng với độ sâu tăng dần từ từ.
Diện tích cũng nhƣ điều kiện tự nhiên đem lại cho các địa phƣơng ven biển của Nam Định là những yếu tố để tạo nên tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh
Nam Định. Diện tích đƣờng bờ biển không hề nhỏ tạo nên mối liên kết chặt chẽ với biển. Chính nhờ yếu tố địa hình đã giúp tạo ra ngành nghề truyền thống của ngƣời dân nơi đây. Với điều kiện “ bám biển” nên cuộc sống ngƣời dân chủ yếu là các công việc gắn với biển. Do tính chất gắn bó lâu năm với biển nên khi tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở các địa phƣơng này cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.