Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ởNam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ởNam Định

3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định tế biển ở Nam Định

3.3.1.1. Những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định

Thứ nhất, các chỉ số kinh tế trongnhiều ngành kinh tế biển của tỉnh luôn giữ được tốc độ tăng trưởng một cách ổn định.

Từ năm 2000 đến nay, các ngành kinh tế biển có thể tăng, giảm về các chỉ số kinh tế tuyệt đối nhƣng về tƣơng đối vẫn luôn thể hiện xu hƣớng phát triển. Có thể giữ vững đƣợc mức độ tăng trƣởng các chỉ số với điều kiện kinh tế trong nƣớc và quốc tế đang có nhiều biến động và khó khăn nhƣ hiện nay là một thành tích quan trong mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định đạt đƣợc.

Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế biển khá phong phú đa dạng.

Nam Định là một trong số ít các địa phƣơng có một hệ thống các ngành kinh tế biển phong phú và đa dạng. Hệ thống các ngành kinh tế biển của tỉnh đƣợc phát triển một cách đa dạng nhằm khai thác một cách toàn diện và triệt để các lợi thế tự nhiên cũng nhƣ kinh tế xã hội. Lợi thế biển, đảo, ven biển đã giúp thành phố vừa xây dựng đƣợc một hệ thống cảng biển khá đồ sộ, cộng với đó là một hệ thống các trung tâm đóng tàu, vận tải biển. Trên cơ sở lợi thế về kinh tế xã hội là việc phát triển của các ngành dịch vụ biển và dịch vụ cảng biển,… Không chỉ có thế, kinh tế biển Nam Định còn phát triển cả những ngành kinh tế truyền thống vốn có của các tỉnh thành duyên hải nhƣ khai thác nuôi trồng thủy hải sản, diêm nghiệp, trồng rừng ngập mặn…

Thứ ba, Nam Định luôn duy trì được vị trí là một trong những trung tâm của khu vực đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc bộ về kinh tế biển.

Hầu hết cả chỉ số đánh giá kinh tế biển của Nam Định so với các tỉnh thành trong khu vực luôn nằm trong top đầu. Sản lƣợng thủy sản phân theo địa phƣơng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011, Nam Định luôn duy trì ở vị trí cao trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Biểu đồ 3.1. Sơ đồ sản lƣợng thủy sản của các địa phƣơng trong khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Thứ tư, kinh tế biển của Nam Định góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Nếu xét nhóm ngành nông lâm, thủy sản năm 2011, lực lƣợng lao động trong khu vực này chiếm 29,9% tổng số lao động toàn tỉnh, còn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 22% trong đó đóng góp không nhỏ của các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến biển. Ngƣời dân của huyện ven biển có nhiều cơ hội việc làm hơn rất nhiều so với ngƣời dân của các huyện không có biển. Hầu hết là nhà nhà, ngƣời ngƣời đi biển hoặc kinh doanh buôn bán các sản phẩm liên quan đến biển. Nhờ đó mà đời sống kinh tế của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Ngoài ra kinh tế biển cũng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là việc nghiên cứu ứng dụng khoa học liên quan đến biển…

3.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế biển của Nam Định

Để đạt đƣợc những thành tựu nêu trên trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2000 2005 2008 2009 2010 2011 Hà Nội Quảng Ninh Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình

Một là, từ năm 1986 trở lại đây với đƣờng lối đổi mới của Đảng ta đã thúc đẩy nền kinh tế của cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ của tỉnh tăng trƣởng và phát triển, các ngành và lĩnh vực kinh tế đã đƣợc mở rộng trong đó có ngành kinh tế biển.

Hai là, những năm vừa qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định vị trí, vai trò của biển rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề an ninh, quốc phòng. Do vậy, phát triển kinh tế biển luôn đƣợc quan tâm đúng mức và đƣợc xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò nhất định cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế, xã hội. Cũng chính từ việc xác định vai trò quan trọng đó, các Chỉ thị, Nghị quyết và cơ chế chính sách thuận lợi đảm bảo cho kinh tế biển phát triển đã đƣợc ban hành.

Ba là, về phía lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh đã có sự phối hợp nhịp nhàng với các Bộ, Ngành Trung ƣơng nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc, nhanh chóng triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chính sách và pháp luật của nhà nƣớc về chiến lƣợc kinh tế biển. Trên cơ sở đó các cấp các ngành của tỉnh đã xây dựng quy hoạch và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển phù hợp với đặc trƣng của Nam Định.

Bốn là, cơ sở hạ tầng, kinh tế kĩ thuật vùng ven biển đƣợc các cấp lãnh đạo của tỉnh quan tâm đầu tƣ đúng mức. Số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ cho khai thác kinh tế biển ngày càng tăng cả về quy mô lẫn số lƣợng, từ đó đã tạo tiền đề cho việc mở rộng và phát triển các ngành kinh tế biển của địa phƣơng. Mặt khác, việc cải tiến kĩ thuật áp dụng nhanh những thành tựu của khoa học - kĩ thuật đã làm cho năng suất, hiệu quả và chất lƣợng sản phẩm không ngừng đƣợc nâng cao.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định triển kinh tế biển ở Nam Định

3.3.2.1. Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định

Bên cạnh những thành tựulớn mà Nam Định đã gặt hái đƣợc trong những năm gần đây, kinh tế biển của tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cơ bản cần đƣợc sớm khắc phục đó là:

Quy mô của nhiều ngành kinh tế biển Nam Định còn chƣa lớn, thiếu sự đồng bộ, cơ cấu ngành nghề còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý, đặc biệt chƣa xứng với tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển Nam Định. So với các địa phƣơng khác trong khu vực,Nam Định có nhiều lợi thế hơn hẳn, tuy nhiên quy mô của nhiều ngành kinh tế biển của tỉnh lại còn khá khiêm tốn so với các tỉnh thành trong khu vực. Cùng với đó, một số ngành kinh tế biển còn mới ở dạng tiềm năng hoặc chƣa có đóng góp nhiều vào tỉ trọng của giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh nhƣ diêm nghiệp, lâm nghiệp biển (trồng rừng ngập mặn), nghiên cứu khoa học biển… Cơ cấu ngành kinh tế biển của tỉnh vẫn phát triển cơ bản theo hƣớng truyền thống và chƣa có hƣớng tiếp cận hiện đại và bền vững. Đánh giá tổng thể quá trình phát triển kinh tế biển của Nam Định vẫn chƣa sử dụng và phát huy hết thế mạnh của mình.

Phát triển kinh tế biển của Nam Định còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, đậm chất tƣ nhân tự phát cùng với đó là sự thiếu quy hoạch và liên kết giữa các ngành kinh tế liên quan. Sự manh mún nhỏ lẻ và phân tán đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Hình thức sản xuất cơ bản trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản cơ bản vẫn là kinh tế cá thể - hộ gia đình, chƣa có nhiều các thành phần kinh tế có năng lực lớn hơn tham gia. Cùng với đó giữa các ngành chƣa có sự liên kết chặt chẽ và mật thiết. Từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu dùng còn bị “chặt khúc” gián đoạn và thông qua nhiều khâu trung gian. Chính điều này đã làm cho giá thành của các sản phẩm lên cao nhƣng thu nhập của ngƣời sản xuất trực tiếp lại không hề tăng.

Xét về góc độ quản lý nhân lực, trình độ lực lƣợng lao động trong các ngành kinh tế biển của Nam Định về cơ bản còn chƣa cao. Điển hình là ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Hầu hết lực lƣợng lao động trong lĩnh vực này phần nhiều không đƣợc đào tạo bài bản hoặc thông qua trƣờng lớp nào. Họ hầu hết chỉ đƣợc truyền thụ kinh nghiệm theo hình thức cha truyền con nối. Một số ít đã đƣợc đào tạo ngắn hạn hoặc bổ sung kiến thực thông qua các đợt tập huấn do ban ngành đoàn thể các cấp tổ chức.

Nam Định chịu nhiều ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên cũng nhƣ kinh tế xã hội, chính vì thế nhiều ngành kinh tế biển của điạ phƣơng cũng mang tính mùa vụ nhất định. Trong các ngành kinh tế biển, du lịch biển và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản chịu nhiều tác động rõ rệt từ thiên nhiên. Du lịch biển Nam Định chủ yếu phát triển vào mùa hè (từ khoảng tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), về mùa đông các hoạt động lữ hành cũng nhƣ kinh doanh dịch vụ lƣu trú biển có phần giảm cả về tƣơng đối lẫn tuyệt đối. Cùng chịu hoàn cảnh tƣơng tự chính là ngành đắt bắt nuôi trồng thủy hải sản. Vào mùa mƣa bão nhiều nhiều bà con ngƣ dân đã gặp phải không ít khó khắn trong việc vƣơn khơi bám biển, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven bờ cũng gặp không ít khó khăn mỗi khi mùa mƣa bão về. Đây là một trong những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh.

Một hạn chế nữa cũng cần phải đƣợc đề cập đó chính là trong quá trình phát triển kinh tế biển của địa phƣơng đã làm biến động không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái tự nhiên. Với việc tăng năng suất sản lƣợng thủy sản nƣớc mặn nƣớc lợ thu đƣợc, cũng là dấu hiệu cho thấy nguy cơ cạn kiệt của các loại thủy hải sản ven gần bờ. Mặt khác, quá trình nuôi thủy sản nƣớc lợ, nuôi hải sản bằng lồng bè trên biển không đƣợc giải quyết triệt để, vấn đề chất thải không đƣợc xử lý. Cùng với đó là các vụ tai nạn của các tàu chở dàu, chở nguyên nhiên liệu cũng đã phần nào hủy hoại môi trƣờng sống của các loại sinh vật tự nhiên. Không chỉ có trong ngành thủy sản, vận tải biển mới ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Hiện nay du lịch biển cũng mang lại những nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng. Nhiều du khách trong quá trình du lịch đã xả một lƣợng không nhỏ rác thải ra môi trƣờng biển. Nếu những chất thải của quá trình khai thác kinh tế biển không đƣợc xử lý và xử lý một cách triệt để sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái và cuộc sống của con ngƣời trong tƣơng lai.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định

Về phía khách quan, những hạn chế trên xuất phát từ một số lý do chính sau: Nằm trong khu vực biển có tính khắc nghiệt về mặt thời tiết, khí hậu nên nƣớc ta

thƣờng xuyên chịu nhiều rủi ro thiên tai. Trung bình mỗi năm nƣớc ta có từ 8 – 10 cơn bão, cƣờng độ thiên tai bão lũ diễn ra thƣờng xuyên, phần nào đã tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển của kinh tế biển của cả nƣớc nói chung cũng nhƣ của tỉnh Nam Định nói riêng. Nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, du lịch và vận tải biển do những ảnh hƣởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn.. Thêm vào đó, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các ngành trong kinh tế biển thiếu ổn định, bị giới hạn bởi các rào cản kỹ thuật của các nƣớc phát triển; giá xăng dầu thế giới tăng giảm thất thƣờng gây khó khăn cho sự tăng trƣởng, phát triển của nền kinh tế nói chung và cho kinh tế biển nói riêng. Măt khác, cơ quan quản lý về biển chƣa có sự thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, tuy những năm vừa qua Đảng và Nhà nƣớc đã có những cơ chế, chính sách, chiến lƣợc về phát triển kinh tế biển. Tuy vậy, vẫn chƣa đủ thông thoáng, chƣa tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế biển.

Về phía nguyên nhân chủ quan:Một là, nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với cuộc sống và sự phát triển kinh tế, an ninh-quốc phòng của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân chƣa thực sự đƣợc đề cao. Việc quản lý và khai thác biển kém hiệu quả nhƣ hiện nay, đã gây lãng phí tiềm năng biển của quốc gia cũng nhƣ của các địa phƣơng trong đó có tỉnhNam Định. Nguyên nhân cốt lõi và mang tính tiền đề, nổi bật nhất trong bối cảnh hiện nay xuất phát từ chính tƣ duy tiểu nông, tầm nhìn tự cung, tự cấp bị bó hẹp trong không gian làng xã, trình độ của ngƣời lao động và công nghệ còn nhiều hạn chế. Hai là, Nam Địnhchƣa thực sự khai thác tốt các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kinh tế biển cho địa phƣơng, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế biển nhìn chung còn thấp. Mặt khác, tỉnh cũng chƣa quan tâm đúng mức các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về phát triển kinh tế biển, chƣa có những dự báo chuẩn xác về nguồn lợi, diễn biến môi trƣờng, thiên tai từ biển. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của địa phƣơng chƣa đảm bảo trình độ và năng lực, cộng với trình độ ngƣ dân ven biển còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ còn hạn chế, và ý thức sản xuất cộng đồng chƣa cao làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nuôi cũng nhƣ tái tạo lại nguồn lợi thủy

sản. Ba là, tƣ tƣởng ỷ lại, thụ động trông chờ của ngƣời dân, doanh nghiệp đối với nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, chế biến, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá từ kinh tế biển.

3.3.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Nam Định theo hướng hiệu quả theo hướng hiệu quả

Từ thực trạng phát triển kinh tế biển của Nam Định chúng ta dễ dàng nhận thấy có 3 vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết để tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế ở tỉnhmột cách có hiệu quả, đó là:

Vấn đề thứ nhất, đó chính là việc giải quyết mâu thuẫn giữa đầu tư phát triển kinh tế biển với nguồn lực có hạn.

Chúng ta biết rằng nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội luôn có giới hạn song với nhu cầu của sự phát triển không bao giờ có điểm dừng của nó, đồng thời nhu cầu của con ngƣời lại rất đa dạng và phong phú. Chính vì thế trong bất kì một hoạch định phát triển kinh tế xã hội nào đều phải đƣợc xem xét đặt lên bàn cân tính toán về hiệu quả và phát triển kinh tế biển ở Nam Định cũng không thể nằm ngoài quy luật đó.

Trong tổng thể của quá trình phát triển kinh tế biển, với một hiện thực rõ ràng là nguồn lực có hạn, chúng ta cẩn phải xác định đầu tƣ có trọng tâm trọng điểm. Tìm và đầu tƣ phát triển cho các ngành kinh tế biển có thế mạnh thực sự và nó phải thể hiện đƣợc xu hƣớng phát triển của thời đại. Đồng thời cần phát triển kinh tế biển theo tính hệ thống, có nghĩa là cần chú ý phát triển ngành cơ sở, có sức kéo là đầu tàu và có khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế biển khác cùng phát triển theo. Đây là một đòi hỏi hết sức khó khăn cho Nam Định trong giai đoạn tới.

Vấn đề thứ hai, đó là mâu thuẫn giữa đầu tư phát triển kinh tế biển với năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước cũng như tại địa phương.

Cho đến nay, cả nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng chƣa có một cơ quan Nhà nƣớc nào thống nhất quản lý, quy hoạch, phát triển kinh tế biển cho nên còn rất nhiều lúng túng, buông lỏng, chồng chéo. Mặt khác kinh tế biển lại là một tổ hợp các ngành kinh tế có liên quan mật thiết với nhau, chính vì vậy nếu không có sự thống

nhất quản lý cũng nhƣ tổ chức phát triển thì khó có thể đạt đƣợc hiệu quả ở cấp địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh nam định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)