1.4.4 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT
1.5. Kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoà
1.5.3. Bài học rút ra cho chi cục thuế tỉnh Hải Dương trong côngtác
lý thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Từ kinh nghiệm các nƣớc và ở một số địa phƣơng tại Việt Nam về quản lý thuế GTGT chi cục thuế thành phố Hải Dƣơng đã rút ra đƣợc một số bài học nhƣ sau:
Củng cố chế độ hoá đơn, chứng từ, hạch toán, kế toán, nhƣng không thể đợi đến lúc thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ mới áp dụng GTGT, vì việc áp dụng GTGT cũng thúc đẩy việc sử dụng hoá đơn chứng từ;
Cần làm tốt công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn luật thuế để mọi đối tƣợng, mọi ngƣời đều hiểu và thực hiện đúng;
Công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho cán bộ thuế phải đƣợc quan tâm và chuẩn bị trƣớc;
Phải từng bƣớc hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng;
Công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế, quản lý kê khai thuế, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, quản lý hoàn thuế, công tác thanh tra kiểm tra cần đƣợc tăng cƣờng, chú trọng.
Bài học về phòng chống gian lận thuế
Để phòng, chống gian lận thuế, các nƣớc đều hƣớng đến nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý thuế, tăng cƣờng chế tài xử phạt các hành vi gian lận thuế, hoàn thiện chính sách thuế để hạn chế các kẽ hở có thể bị lợi dụng gian lận thuế.
Gian lận thuế là việc ngƣời nộp thuế dùng các thủ đoạn bất hợp pháp để không phải nộp thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp. Đối với thuế giá trị gia
tăng (GTGT), gian lận thuế chủ yếu thông qua việc khai báo giảm thuế GTGT đầu ra, tăng thuế GTGT đầu vào, cơ chế hoàn thuế GTGT…
Gian lận thuế làm thất thu ngân sách nhà nƣớc, không đảm bảo công bằng giữa những ngƣời nộp thuế, ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh. Mức độ gian lận thuế ở các nƣớc khác nhau phụ thuộc vào chính sách thuế (có kẽ hở dễ bị lợi dụng), hiệu quả của công tác quản lý thuế, các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế và ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế. Để phòng chống gian lận thuế, cùng với việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý thuế, thì tăng cƣờng các chế tài xử phạt các hành vi gian lận thuế. Bên cạnh đó, cần các nƣớc cũng hoàn thiện chính sách thuế theo hƣớng đơn giản, minh bạch, chặt chẽ, hạn chế các kẽ hở có thể bị lợi dụng, gian lận thuế.
Thuế GTGT có ƣu điểm là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở từng khâu sản xuất và lƣu thông cho đến tiêu dùng, cho phép ngƣời nộp thuế đƣợc khấu trừ thuế ở các giai đoạn trƣớc và ngƣời nộp thuế đƣợc hoàn lại số thuế đã nộp mà chƣa đƣợc khấu trừ hết, do đó tránh đƣợc trùng lặp thuế. Tuy nhiên, thuế GTGT cũng có nhƣợc điểm là dễ bị gian lận, nhất là ở khâu hoàn thuế. Vì vậy, để quản lý và hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT, các nƣớc trên thế giới đã áp dụng nhiều phƣơng thức khác nhau. Một số phƣơng thức chủ yếu là:
Thứ nhất: Chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sang các kỳ tiếp theo
Một số nƣớc có quy định là số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết trong một kỳ bắt buộc phải đƣợc chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo (ví dụ, Thái Lan, Bungari, Ba Lan, Chi Lê). Tuy nhiên, hầu hết các nƣớc có quy định này thƣờng không đƣợc áp dụng đối với DN xuất khẩu. Theo phƣơng thức đó, ngƣời nộp thuế chỉ đƣợc hoàn thuế GTGT khi vẫn còn số thuế GTGT đầu vào
tuy nhiên thƣờng là sau từ 3 đến 6 tháng. Thậm một số nƣớc (Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Panama) còn không cho phép hoàn thuế GTGT bằng tiền mà chỉ cho phép chuyển sang bù trừ ở các kỳ tiếp theo (trừ trƣờng hợp xuất khẩu).
Thứ hai: Bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác
Một số nƣớc đƣa ra quy định cho phép số thuế GTGT không đƣợc khấu trừ hết sẽ dùng để bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, cũng có quốc gia cho phép đƣợc bù trừ vào các nghĩa vụ thuế chƣa đến hạn phải nộp. Một số quốc gia (các nƣớc thuộc Liên Xô cũ) cho phép ngƣời nộp thuế đƣợc bù trừ vào các khoản nợ ngân sách khác. Việc bù trừ này có thể đƣợc quy định trong luật hoặc theo quyết định của cơ quan thuế.
Thứ ba: Yêu cầu kiểm toán trước khi hoàn thuế
Indonesia chỉ thực hiện hoàn thuế GTGT sau khi kiểm toán. Bungari áp dụng cơ chế tài khoản thuế GTGT để quản lý việc nộp và hoàn thuế GTGT. Tại Kenya, yêu cầu hoàn thuế khi vƣợt một ngƣỡng nhất định phải đƣợc một công ty kiểm toán độc lập có đăng ký hành nghề xác nhận.
Thứ tư: Kiểm tra chéo hóa đơn, phân loại đối tượng nộp thuế
Một số quốc gia (Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc) chống gian lận trong hoàn thuế GTGT bằng cơ chế kiểm tra chéo đối với các giao dịch hàng hóa có quy mô lớn và phân loại đối tƣợng nộp thuế. Cơ chế kiểm tra chéo hóa đơn ở Hàn Quốc và Trung Quốc đƣợc áp dụng khá triệt để, theo đó hóa đơn bán hàng của những ngƣời nộp thuế sẽ đƣợc soát xét và đối chiếu thông qua hệ thống máy tính, nhằm phát hiện các sai sót, mâu thuẫn giữa doanh số mua vào và bán ra.
Thứ năm: Quy định ngưỡng thuế GTGT đầu vào để được hoàn thuế
Để hạn chế gian lận thuế GTGT cũng nhƣ giảm thiểu công việc cho cơ quan thuế trong việc xử lý các quyết định hoàn thuế, một số nƣớc quy định để đƣợc hoàn thuế, số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết (sau khi đã bù
trừ với nghĩa vụ thuế phải nộp) phải vƣợt một ngƣỡng nhất định trong kỳ hoàn thuế thì mới đƣợc hoàn (trƣờng hợp Singapore, Pháp, Ba Lan hay Nam Phi).
Thứ sáu: Hoàn thuế ở mức thấp hơn
Trung Quốc quy định tỷ lệ số thuế GTGT đầu ra đƣợc hoàn thấp hơn số thuế GTGT đầu vào và tỷ lệ này đƣợc xác định theo từng nhóm hàng hóa khác nhau. Đây là một trong những đặc thù trong chính sách thuế GTGT của Trung Quốc. Chẳng hạn, một số nhóm hàng nông sản có mức thuế suất áp dụng đầu vào là 17%, song chỉ đƣợc khấu trừ ở mức 13%. Trung Quốc đã sử dụng chính sách này nhƣ một công cụ để điều tiết hoạt động thƣơng mại (tăng tỷ lệ khấu trừ trong trƣờng hợp xuất khẩu khó khăn) cũng nhƣ tăng chủ động trong điều hành ngân sách.
Cuối cùng, thứ bảy: Chính sách hoàn thuế GTGT đối với DN kê khai theo quý
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định về kỳ kê khai thuế ở các nƣớc rất khác nhau: một số nƣớc quy định chỉ kê khai theo tháng, một số nƣớc quy định kê khai theo tháng, theo quý, theo năm tùy theo doanh thu và lĩnh vực hoạt động (cung cấp hàng hóa hay dịch vụ); Trung Quốc quy định ngoài theo quý, tháng còn có các thời hạn 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày. Thời hạn yêu cầu hoàn thuế ở các nƣớc cũng rất khác nhau nhƣng đối với ngƣời nộp thuế kê khai theo quý thì thời hạn đƣợc yêu cầu hoàn thuế tối thiểu bằng thời hạn kê khai nộp thuế.