CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.5. Côngtác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT
Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo số thuế phải nộp của ĐTNT thực sự đƣợc đƣa vào NSNN. Công tác này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý thu thuế. Trách nhiệm của cơ quan thuế là đôn đốc, nhắc nhở các ĐTNT thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế GTGT.
Quy trình quản lý nợ đƣợc ban hành cùng với quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế thay thế cho quyết định số 2379/QĐ-TCT trƣớc đây. Nội dung nhƣ sơ đồ 3.3:
Sơ đồ3.5: Quy trình quản lý thu nợ thuế
Quy trình cƣỡng chế nợ thuế đƣợc ban hành cùng với quyết định số 751QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình cƣỡng chế nợ thuế. Quy trình này chỉ áp dụng đối với các trƣờng hợp là ngƣời nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế. Nội dung quy trình gồm 4 bƣớc nhƣ sơ đồ 3.4:
Về cơ bản, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế GTGT đƣợc tiến hành theo đúng các bƣớc trong quy trình, ngoài ra Chi cục còn thực hiện việc đôn đốc nộp thuế qua bộ phận tiếp nhận tờ khai, bộ phận kiểm tra, đôn đốc bằng điện thoại, thành lập các tổ công tác đôn đốc nợ tại trụ sở của NNT. Ngay từ đầu năm ban lãnh đạo đã tổ chức thực hiện đánh giá công tác năm trƣớc, nêu ra những ƣu nhƣợc điểm để đề ra các giải pháp cụ thể cho công tác năm sau.
Công tác đôn đốc thu nộp thuế đƣợc triển khai thƣờng xuyên. Đội thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế đã triển khai lập biên bản vi phạm hành chính đối với các trƣờng hợp nợ đọng, dây dƣa theo quy trình từ xử phạt đến phát hành lệnh thu và hoàn tất hồ sơ, chuyển sang cơ quan chức năng khác để tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, còn tăng cƣờng rà soát, xác minh hoá đơn nhằm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện các trƣờng hợp ghi không đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ. Thực hiện phân loại nợ theo khả năng thu hồi nợ nhằm xác định đƣợc nguyên nhân, tình trạng của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả.Tình hình nợ thuế GTGT đƣợc thể hiện qua bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6: Tình hình nợ thuế GTGT từ năm 2013 đến năm 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Nợ thuế Nợ thuế GTGT
2013 78.076 41.417
2014 86.012 45.308
2015 90.500 50.437
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Chi cục thuế Thành phố Hải Dương
Sơ đồ 3.7: Tổng hợp tình hình nợ thuế GTGT tại chi cục thành phố Hải Dƣơng giai đoạn 2013 - 2015
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta nhận thấy công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ chƣa thực sự đạt hiệu quả cao. Tình hình nợ thuế nói chung và nợ thuế GTGT ngày càng tăng. Trong tổng số nợ thuế nói chung thì nợ thuế GTGT chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 50% so với các loại nợ thuế khác. Năm 2013 tổng số nợ thuế là 78.076 triệu đồng,số nợ thuế GTGT là 41.417 triệu đồng tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2012. Năm 2014 tổng số nợ thuế lên đến 86.012 triệu đồng, số nợ thuế GTGT là 45.308 triệu đồng tăng 9,4% so với năm 2013. Năm 2015 tổng số nợ thuế là 90.500 triệu đồng trong đó số nợ thuế GTGT là 50.437 triệu đồng chiếm 55,7%. Tình hình nợ đọng từ chi cục xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan: tình hình kinh tế nói chung mới đang bƣớc ra từ thời kỳ khủng hoảng đã kéo theo sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ cá thể bị trì trệ, gặp nhiều khó khăn nên không đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ
Nguyên nhân chủ quan: ý thức của NNT chƣa cao, thƣờng tìm cách kéo dài thời gian nhằm chiếm dụng tiền thuế vào những mục đích khác; các biện pháp chế tài xử phạt vi phạm nợ thuế chƣa đủ mạnh, quyết liệt, còn diễn ra tình trạng nể nang trong việc xử lý công việc; chƣa phối hợp chặt chẽ…
Công tác quản lý nợ và xử lý thu nợ đối với các khoản nợ thuế GTGT khó thu và nợ thuế GTGT chờ xử lý đƣợc Chi cục tập trung chú ý. Nhận thấy các khoản nợ thuế GTGT khó thu có tính chất phức tạp nên cán bộ quản lý nợ luôn linh hoạt áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp để có thể thu hồi các khoản nợ thuế, phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong quá trình xử lý thu hồi nợ đối với DN giải thể, phá sản theo đúng quy định của Nhà nƣớc.