.Quản lý cơ cấu và lĩnh vực cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 70 - 79)

3.2.3.1.Đối tượng cấp tín dụng

Hiện tại, SeABank Hải Dương có ba nhóm khách hàng chính là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Cá nhân/hộ gia đình. Trong đó, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ.

Bảng 3.3. Cơ cấu dƣ n tín dụng theo thành phần kinh tế tại SeABank Hải Dƣơng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Dƣ n tín dụng 254,722 100 318,647 100 494,600 100 63,925 25.1 175,953 55.2

DNNN 27,377 10.7 24,512 7.7 33,452 6.7 -2,865 -10.5 8,940 36.5

DNNQD 159,840 62.7 187,745 58.9 289,659 58.6 27,905 17.5 101,914 54.3

Cá nhân/hộ gia đình 67,505 26.6 106,390 33.4 171,489 34.7 38,885 57.6 65,099 61.2

Năm 2013, dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 62.7% trên tổng dư nợ, năm 2014 chiếm 58.9% và đến năm 2015 chiếm 58.6%. Tiếp theo là dư nợ cho vay tư nhân, năm 2013 chiếm 26.6% trên tổng dư nợ, năm 2014 là 33.4% và năm 2015 là 34.7%. Dư nợ cho vay DNNN có xu hướng giảm dần, chỉ chiếm 10.7%, 7.7% và 6.7% trên tổng dư nợ tương ứng với năm 2013, 2014 và 2015. Qua đó ta thấy, khách hàng chủ yếu của SeABank Hải Dương là khách hàng pháp nhân. Đây là lợi thế của chi nhánh trong việc đa dạng lĩnh vực đầu tư vốn ở nhiều ngành sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, chi nhánh được sử dụng nguồn vốn rẻ với lượng vốn lớn từ việc các khách hàng mở tài khoản tiền gửi trong thanh tóan để phục vụ hoạt động kinh doanh. Chính sách tín dụng của SeABank Hải Dương hiện nay và thời gian tới tập trung vào mở rộng cho vay bán lẻ, giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng của dư nợ cho vay các nhân cao hơn so với tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng, đồng thời tỷ trọng của dư nợ tín dụng cá nhân cũng tăng liên tiếp qua các năm cho thấy SeABank Hải Dương đang thực hiện tốt việc ưu tiên phát triển tín dụng bán lẻ, nằm trong định hướng của SeABank là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất tiền vay thích hợp cùng với các sản phẩm tín dụng đa dạng dành cho các đối tượng là cá nhân như: cho vay mua ô tô – SeACar, cho vay khuyến học – SeAStudy, cho vay tiêu dùng – SeABuy, cho vay cầm cố giấy tờ có giá – SeAMore, cho vay mua, xây, sửa chữa nhà ở – SeAHome, thấu chi tài khoản cá nhân – SeAFast,... đã nâng cao số dư hoạt động tín dụng đối với các đối tượng này.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế DNNN 10.7% DNNQD 62.7% Cá nhân 26.6% Năm 2013 DNNN 7.7% DNNQD 58.9% Cá nhân 33.4% Năm 2014 DNNN 6.7% DNNQD 58.6% Cá nhân 34.7% Năm 2015

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 14 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp đang hoạt động với số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng các doanh nghiệp lớn trên địa bàn không nhiều và cũng chưa đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh. Như vậy khách của SeABank Hải Dương là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

3.2.3.2. Thời hạn cấp tín dụng

Dư nợ tín dụng tại SeABank Hải dương gồm các loại hình tín dung: ngắn hạn, trung và dài hạn. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn được thể hiện ở một số chỉ tiêu:

Bảng 3.4. Cơ cấu dƣ n tín dụng theo thời hạn tại SeABank Hải Dƣơng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tổng dƣ n 254,722 100% 318,647 100% 494,600 100% 63,925 25.1% 175,953 55.2% Ngắn hạn 98,274 38.6% 166,315 52.2% 298,200 60.3% 68,041 69.2% 131,885 79.3% Trung dài hạn 156,426 61.4% 152,332 47.8% 196,200 39.7% -4,094 -2.,6 43.868 28.8%

Năm 2013, tỷ trọng nợ tín dụng ngắn hạn là 38.6% trên tổng dư nợ, năm 2014 tăng lên 52.2% và đến năm 2015 thì tỷ trọng này là 60.3%. Như vậy dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ và liên tục tăng qua các năm. Đối nghịch với việc gia tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ thì tỷ trọng của tín dụng trung – dài hạn giảm dần. Năm 2013, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung – dài hạn vẫn ở mức cao hơn so với ngắn hạn là 61.4%, nhưng sang đến năm 2014 và 2015, tỷ lệ này giảm dần còn 47.8% và 39.7%.

Hoạt động tín dụng tại SeABank Hải Dương được đánh giá là phát triển cân đối hài hòa trong cơ cấu danh mục theo thời hạn. Tuy nhiên, giống như phần lớn các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, SeABank nói chung và SeABank Hải Dương nói riêng có sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu huy động và dƣ n theo thời hạn

0 50000 100000 150000 200000 250000 2013 2014 2015 133223 162045 236233 142022 136185 148237

Cơ cấu huy động vốn

Ngắn hạn Trung - dài hạn 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2013 2014 2015 98274 166315 298200 156426 152332 196200

Cơ cấu dư nợ vay

Trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn thì dư nợ vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Việc tập trung cho vay trung – dài hạn làm chi nhánh không có vốn để đầu tư cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhỏ lẻ tại địa bàn, kéo theo khó khăn trong việc mở rộng thị phần, cũng như quảng cáo tiếp thị, mở rộng dịch vụ khác. Với mục tiêu nhằm tạo sự cân bằng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, SeABank đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Thực hiện chỉ đạo của Hội sở, trong thời gian qua, chi nhánh Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung – dài hạn. Kết quả đạt được là, sang năm 2014, 2015 dư nợ dài hạn của chi nhánh đã giảm xuống. Đến cuối năm 2015, dư nợ trung – dài hạn của chi nhánh đạt 192,200 tỷ đồng, chiếm 39.68% trên tổng dư nợ.

Bảng 3.5. Cơ cấu dƣ n tín dụng theo ngành tại SeABank Hải Dƣơng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Dƣ n tín dụng 254,722 100 318,647 100 494,600 100 63,925 25.1 175,953 55.2

Sản xuất chế biến 92,209 36.2 125,866 39.5 203,775 41.2 33,657 36.5 77,909 61.9 Thương mại dịch vụ 69,539 27.3 81,255 25.5 131,069 26.5 11,716 16.8 49,814 61.3

Xây dựng 37,444 14.7 57,293 17.9 95,112 19.2 19,849 53.0 37,819 66.0

Khác 55,530 21.8 54,233 17.1 64,644 13.1 -1,297 -2.3 10,411 19.2

Vốn tín dụng của SeABank Hải Dương luôn đống góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của tỉnh nhà. Cơ cấu cho vay của SeABank Hải Dương thể hiện sự hài hòa giữa các lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế của tỉnh. Hai nhóm lĩnh vực chính là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng ở hai ngành này là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh Hải Dương hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để trở thành nước công nghiệp.

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu dƣ n theo ngành tại SeABank Hải Dƣơng

0 50000 100000 150000 200000 250000 2013 2014 2015 92209 125866 203775 69539 81255 131069 37444 57293 95112 55530 54233 64644

Sản xuất chế biến Thương mại dịch vụ Xây dựng Khác

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy, SeABank Hải Dương đã đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vực xây dựng. Năm 2013, SeABank Hải Dương đã điều chỉnh lĩnh vực cho vay đầu tư xây dựng, đặc biệt đối với lĩnh vực bất động sản, thu hẹp lĩnh vực này nhằm hạn chế tăng trưởng quá nóng trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Tuy nhiên đến năm 2014, 2015, chi nhánh đã tăng đầu tư vào lĩnh vực này cao hơn nhiều so với tiềm lực nên kinh tế, góp phần làm cho thị trường bất động sản nóng lên, đây là yếu tố có thể đưa SeABAnk Hải Dương gặp rủi ro trong tương lai, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)