Hoàn thiện chính sách huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 102 - 104)

3.3.2 .Các mặt hạn chế và nguyên nhân

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại SeABank Hả

4.2.1. Hoàn thiện chính sách huy động vốn

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển một cách bền vững.

Qua xem xét tình hình hoạt động của SeABank Hải Dương, ta thấy rằng nguồn vốn huy động tại chỗ mới chỉ đáp ứng được 50% dư nợ tín dụng của chi nhánh, phần còn lại chi nhánh phải vay vốn của hội sở với chi phí cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Hơn nữa với cơ chế điều hành gắn tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn huy động của SeABank hiện nay nếu chi nhánh không đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ bị giới hạn tăng trưởng tín dụng. Mặt khác từ phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động và cơ cấu dư nợ vay theo kỳ hạn của Chi nhánh cho thấy: Trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn thì dư nợ vay trung dài hạn của chi

nhánh lại chiếm tỷ trọng nên chi nhánh đã phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Do đó một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với SeABank Hải Dương là phải có chính sách huy động vốn phù hợp, linh hoạt đối với từng chi nhánh, từng phòng giao dịch và từng bộ phận, cá nhân.

Để đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian tới SeABank Hải Dương cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn. Bên cạnh các sản phẩm huy

động vốn truyền thống, cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, đẩy mạnh phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt, lãi suất bậc thang... để thu hút khách hàng. Đặc biệt chi nhánh cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn để có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thông qua phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Trong khi nhiều ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt bằng lãi suất, chi nhánh cần có hướng đi đúng đắn bằng cách chuyên biệt hoá sản phẩm của mình, làm nổi bật sản phẩm bởi những đặc tính riêng và các dịch vụ hoàn hảo hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng...).

- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Lãi suất luôn là yếu tố chính thu hút khách hàng gửi tiền. Chính sách lãi suất huy động phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ích cho người gửi tiền và lợi ích của ngân hàng, tạo thế cạnh tranh thuận lợi cho ngân hàng. Lãi suất cần phải cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, tạo thuận lợi cho việc huy động. Đây là vấn đề mà thời gian qua, chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn, chi tiết, đa dạng nhiều mức lãi suất ứng với

- Chính sách chăm sóc khách hàng. Chiến lược thu hút và giữ khách hàng cần phải được quan tâm đúng mức. Cần tạo thêm những dịch vụ bổ sung cho các khách hàng gửi tiền bằng các ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)