Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 108 - 110)

3.3.2 .Các mặt hạn chế và nguyên nhân

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại SeABank Hả

4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

a. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng khoản vay

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dung. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những biểu hiện sai phạm của doanh nghiệp như sử dụng vốn sai mục đích, tầu tán tài sản, âm mưu lừa đảo ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng luôn bám sát tình hình hoạt động thực tế của dự án, nắm được những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp để có biện pháp đối phó kịp thời.

Để khắc phục điều này, trong thời gian tới, công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay cần được tiến hành chặt chẽ hơn nữa. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi nhưng khi cán bộ tín dụng kiểm tra thì phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Đến khi phần vốn vay đã hết, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng thế là nợ quá hạn phát sinh. Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để việc theo dõi kiểm soát sau vay được

thuận lợi, ngân hàng trước khi giải ngân cho khách hàng cần yêu cầu khách hàng cam kết thực hiên các giao dịch mua bán của mình qua tài khoản của SeABank. Nếu trong một khoảng thời gian nhất định mà không thấy khách hàng giao dịch qua tài khoản thì ngân hàng có quyền dừng giải ngân các khoản vay tiếp theo. Cần phải khẳng định rằng: giám sát việc sử dụng vốn vay là trách nhiệm của ngân hàng, vì lợi nhuận của ngân hàng gắn liền với tín dụng nên khi cấp tín dụng thì ngân hàng phải giám sát việc sử dụng khoản vốn đã cấp, tăng cường các hoạt động kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở cũng không nên tiến hành một cách định kỳ như hiện nay mà nên tiến hành ngẫu nhiên, không thông báo trước để bảo đảm tính trung thực. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp gặp khó khăn không thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng thì CBTD cũng không nên tìm cách thu hồi nợ càng sớm càng tốt. Làm như vậy sẽ càng gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp mà ngân hàng cũng khó có thể thu hồi được vốn đầy đủ. Trong trường hợp này, CBTD nên báo cáo lên Ban giám đốc để có biện pháp kịp thời cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, bàn bạc đưa ra biện pháp phối hợp cùng giải quyết số nợ quá hạn ngân hàng.

b. Công tác kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cần thực hiện một số biện pháp sau:

bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của nhà nước, của ngân hàng.

- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã có kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát nội bộ. Đồng thời, đòi hỏi cán bọ kiểm soát nội bộ phải có kiến thức nhất định về ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng, kiến thức pháp luật, tin học, ngoại ngữ và đồng thời nắm kiến thức chuyên môn về kiểm toán.

- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý rủi ro cùng phối hợp kiểm tra.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích, thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh hải dương (Trang 108 - 110)