1.2. Cơ sở lý luận
1.2.2. Đặc điểm về lao động, việc là mở nông thôn
1.2.2.1. Đặc điểm của lao động ở nông thôn
Lực lƣợng lao động ở nông thôn phần lớn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mọi hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh của họ đều gắn với đối tƣợng cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, lao động nông nghiệp nông thôn có những đặc điểm riêng, không giống với lao động làm việc ở khu vực thành thị và các lĩnh vực kinh tế khác.
* Lao động nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
Trong sản xuất nông nghiệp các khâu có tính chất quyết định đến sản lƣợng cây lúa là cày, cấy và thu hoạch. Những công việc này đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và theo một công nghệ tỉ mỉ từ khâu chọn giống, ngâm giống đến các khâu khác nhƣ gieo mạ, cày, bừa, cấy…Tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến lƣợng “cầu” về lao động nông nghiệp có biên độ dao động rất lớn giữa các kỳ thu hoạch. Kết quả là một lƣợng lao động làm nông nghiệp trở nên nhàn rỗi trong những tháng mùa khô và cả sau những tháng bận rộn cấy lúa và trƣớc khi gặt. Chính đặc điểm này đã ảnh hƣởng đến mức độ sử dụng lao động khi thời vụ đến và tình trạng thiếu việc làm của nông dân trong thời gian nông nhàn.
* Chất lƣợng lao động nông thôn còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện ở những điểm sau:
- Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, ít đƣợc đào tạo bài bản, hệ thống. Hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ở khu vực nông thôn kém phát triển, chất lƣợng thấp. Năng suất lao động thấp buộc trẻ em phải tham gia lao động nhằm tăng thu nhập cho gia đình thay vì đi học. Mặt khác, ngƣời lao động có trình độ cao thƣờng muốn tìm cho mình một chỗ việc làm ở thành thị, có thu nhập cao, có điều kiện hƣởng thụ những kết quả của sự phát triển xã hội. Lao động còn lại ở nông thôn là những ngƣời không có điều kiện đi làm nơi khác. Đây là yếu tố gây trở ngại rất lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động ở nông thôn nƣớc ta hiện nay.
- Thể lực của ngƣời lao động ở nông thôn đã đƣợc cải thiện nhƣng còn thấp hơn so với lao động ở thành thị. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên có năng suất thấp, bấp bênh nên thu nhập của ngƣời lao động nông thôn thấp hơn thu nhập của ngƣời lao động ở khu vực khác. Thu nhập thấp đã hạn chế khả năng đảm bảo dinh dƣỡng, tình trạng suy dinh dƣỡng với tỷ lệ cao ở trẻ em mang tính phổ biến. Các dịch vụ y tế, bảo vệ sức khỏe thƣờng bị hạn chế, và giá cả lại cao so với mặt bằng thu nhập. Vì thế, thể lực, tầm vóc và tuổi thọ trung bình của ngƣời lao động ở nông thôn thƣờng thấp hơn lao động ở thành thị. Khu vực nông thôn cũng chƣa đƣợc tạo điều kiện để nâng cao các yếu tố khác của chất lƣợng nguồn lao động nhƣ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ nhận thức về công ăn việc làm, tinh thần ý thức trách nhiệm để có việc làm và làm việc có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Hạn chế này của lao động nông thôn đang đƣợc khắc phục cùng với
sự phát triển của nông thôn và quá trình rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
- Lao động nông thôn còn hạn chế về khả năng tiếp cận thị trƣờng. Do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và sức khỏe hạn chế, việc giao lƣu, tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài còn ít nên ngƣời lao động nông thôn thƣờng bị lúng túng trƣớc những tác động của thị trƣờng, khó thích nghi với những thay đổi bất thƣờng của nền kinh tế thị trƣờng. Đây cũng là lý do khiến cho việc tự tạo việc làm có thu nhập của lao động nông thôn bị hạn chế.
- Thu nhập của ngƣời lao động nông thôn còn thấp và đời sống còn khó khăn. Chính vì vậy họ ít có khả năng mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động và cơ hội tăng thu nhập bị hạn chế.
* Lao động nông thôn thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong lực lƣợng lao động cả nƣớc so với lực lƣợng lao động ở thành thị. Trong quá trình CNH, HĐH lực lƣợng lao động ở nông thôn có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Kinh tế nông thôn đã và đang có sự chuyển hƣớng từ thuần nông, tự túc, tự cấp sang sản suất hàng hoá, đa dạng hóa ngành nghề. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi ngƣời lao động có thể làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp trong khu vực hiện đại (công nghiệp, dịch vụ).
Dƣới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên càng đƣợc thúc đẩy nhanh chóng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, một mặt đã tạo ra nhiều ngành nghề ở địa phƣơng, kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ có khả năng thu hút lao động lớn. Mặt khác, do ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, năng suất của lao động nông nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, vai trò của nông thôn là cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho toàn dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ngày
càng đƣợc đảm bảo cho phép giải phóng lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Nhƣ vậy, song song với quá trình rút lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp cũng đồng thời diễn ra quá trình thu hút lao động ở nông thôn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đó là xu hƣớng vận động phù hợp với xu hƣớng phát triển tiến bộ nhƣng yêu cầu đặt ra là phải chuẩn bị lực lƣợng lao động ở nông thôn đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động lành nghề, tạo ra sự đồng bộ giữa kỹ năng, trình độ của ngƣời lao động với cơ hội việc làm.
Tóm lại, lực lƣợng lao động ở nông thôn chiếm phần lớn lực lƣơng lao
động của cả nƣớc. Đó là nguồn lực to lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tiềm năng của lao động nông thôn là hết sức to lớn. Lao động ở nông thôn đông nhƣng chƣa mạnh, chất lƣợng còn yếu. Chính vì vậy cần phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn một cách đầy đủ, phù hợp với trình độ ngƣời lao động để khai thác, phát huy nguồi nhân lực ở nông thôn đồng thời phải có chiến lƣợc bồi dƣỡng, phát triển lực lƣợng lao động cho khu vực này.
1.2.2.2. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cƣ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc làm của ngƣời lao động ở nông thôn gắn liền với môi trƣờng, điều kiện sinh sống và làm việc của ngƣời lao động. Nhƣ vậy, có thể nói lao động trồng trọt và chăn nuôi là việc làm chính của ngƣời lao động ở nông thôn. Ngoài ra, còn có nhiều loại việc làm ở nông thôn rất đa dạng với hàng trăm ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên có thể phân thành các loại việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.
- Việc làm thuần nông là hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi và trồng trọt vẫn là công việc chính của nhà nông các nƣớc đang phát triển. Thế mạnh của lĩnh vực này là ngƣời lao động đƣợc kế thừa kinh nghiệm sản xuất của cha ông để lại. Kiến thức nhà nông đƣợc
tích luỹ dần trong quá trình ngƣời lao động tham gia sản xuất từ nhỏ với tƣ cách là lao động phụ của gia đình.
Việc làm thuần nông là loại công việc có tính chất mùa vụ nên lao động ở nông thôn sẽ thiếu việc làm lúc nông nhàn. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng làm cho ngƣời nông dân mất tƣ liệu sản xuất và với trình độ tay nghề thấp họ sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và phải làm những công việc nặng nhọc với mức lƣơng thấp…Đặc biệt là trong quá trình hội nhập, ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực thuần nông có nguy cơ bị thiếu việc làm và bị thất nghiệp cao.
- Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất cả các ngành, nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề truyền thống nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản mới xuất hiện. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, dịch vụ ở nông thôn cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình dịch vụ đời sống trƣớc kia chỉ có ở thành thị thì nay đã có ở nông thôn nhƣ dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nƣớc sạch…Nhiều việc làm trƣớc đây đã bị xã hội coi rẻ nhƣ giúp việc gia đình, chạy chợ…thì nay đã đƣợc công nhận nhƣ một nghề. Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình việc làm đa dạng cho ngƣời lao động ở nông thôn.
Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn:
Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thƣờng xuyên cho ngƣời lao động trong lĩnh vực đó, còn có khả năng thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài ra sự phát triển của nó lại nảy sinh những ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động.
Loại việc làm này thƣờng đem lại thu nhập ổn định và cao hơn cho ngƣời lao động.
Việc làm phi nông nghiệp có vai trò to lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của loại việc làm này cũng gặp khó khăn do hạn chế về trình độ tay nghề của ngƣời lao động, về công nghệ cũng nhƣ giới hạn về khả năng quản lý của chủ hộ sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn và phong tục tập quán. Ngƣời dân có nghề phi nông nghiệp vẫn chƣa mạnh dạn bỏ ruộng để tập trung sản xuất ngành nghề.
Tóm lại, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở
nông thôn, nhƣng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của việc làm phi nông nghiệp hiện nay đang chiếm ƣu thế và đang trong xu thế phát triển. Bởi vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực phi nông nghiệp ít gặp những giới hạn của giới tự nhiên, ngƣợc lại nó còn đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu nhƣ việc làm thuần nông ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nông nghiệp đang trong xu thế phát triển mở rộng do chính sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hoá đƣa lại. Điều đó tạo ra thị trƣờng rộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu tiến bộ ở nông thôn.