CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh chung tác động đến việc làm, lao động
4.1.2. Dự báo xu thế đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá tác
Đô thị hoá là một quá trình tất yếu, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đô thị hoá không đơn thuần chỉ là phát triển về không gian đô thị mà còn đem lại những nhân tố ảnh hƣởng mới, tạo điều kiện phát triển thị trƣờng, tăng trƣởng kinh tế, đem lại lợi ích xã hội, tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân.
Tuy nhiên, phát triển đô thị nếu không đƣợc quản lý tốt với các chính sách phù hợp và sự kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, gây hậu quả khó khắc phục về quy hoạch và kiến trúc đô thị, về giải quyết việc làm của dân cƣ cũng nhƣ nảy sinh các vấn đề xã hội và môi trƣờng. Đô thị hoá đƣợc xem là quá trình tổ chức lại môi trƣờng sống của ngƣời dân. Nghĩa là,
bên cạnh mặt dân số, kinh tế địa lý, môi trƣờng còn có mặt xã hội, trong đó, sự gia tăng dân số là chỉ báo quan trọng cho quá trình đô thị hoá.
Xu hƣớng tất yếu của quá trình đô thị hóa, nhất là với các nƣớc đang phát triển cũng đang diễn ra với nƣớc ta. Các đô thị ở nƣớc ta, trong đó có Hà Nội đang tiếp tục phát triển và đô thị hóa mạnh với biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng dân số cơ học rất nhanh. Quá trình đô thị hoá của huyện Đông Anh nằm trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội. Các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong cơ chế, chính sách phát triển của huyện không chỉ đáp ứng các yêu cầu đô thị hoá của huyện mà còn phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu chung của Thủ đô.
Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Đông Anh nằm trong khu vực đô thị hóa mạnh, sẽ đƣợc xây dựng trở thành một khu vực đô thị lớn và hoàn chỉnh. Đến năm 2030, khoảng một nửa đến 2/3 diện tích đất tự nhiên của huyện sẽ đƣợc chuyển sang phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới hiện đại của Thủ đô ở phía bắc sông Hồng.
Quá trình đô thị hoá cần đƣợc coi trọng đặc biệt trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhằm đảm bảo tận dụng tối đa những lợi thế của đô thị hoá, tạo thế chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, quản lý dân cƣ, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn đi liền với đóng góp hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.
Quá trình đô thị hoá giúp nâng cao chất lƣợng, điều kiện sống nhƣng kèm với đó là những đòi hỏi về chi phí đầu tƣ phát triển, chi phí dịch vụ, chi phí quản lý,... Phải đối mặt với vấn đề nghèo đói đô thị, những vấn đề về vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, tắc nghẽn và tai nạn giao thông, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất...
Cùng với quá trình đô thị hoá, việc tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ học, vấn đề lao động nông nghiệp dôi dƣ sẽ tạo sức ép rất lớn, có thể làm cho lực lƣợng lao động dƣ thừa, thất nghiệp ngày càng tăng, dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội. Các sức ép khác của quá trình đô thị hóa cũng ngày càng tăng đòi hỏi phải có các biện pháp giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững.
4.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động
4.2.1. Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, toàn xã hội và bản thân người lao động
Nhà nƣớc có vai trò hỗ trợ rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Điều 13 của Bộ luật Lao động quy định: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội”. Nhà nƣớc thông qua cơ chế chính sách, khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhƣ cơ cấu đầu tƣ đảm bảo hỗ trợ cho các gia đình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Đa dạng hóa trong hoạt động giải quyết việc làm không chỉ giới hạn trong các cơ quan Nhà nƣớc, mà chủ yếu ở các thành phần kinh tế và trong mỗi gia đình. Vì vậy, giải quyết việc làm phải hƣớng vào phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
4.2.2. Giải quyết việc làm gắn liền với việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động
Ngƣời lao động muốn có việc làm và thu nhập ổn định đòi hỏi phải có trình độ nhất định về tay nghề, kỹ năng. Lao động có tay nghề cao thì cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn, cho nên giải quyết việc làm cho ngƣời lao động phải gắn với việc không ngừng nâng cao chất lƣợng. Vì vậy, Huyện cần phải có kế
hoạch cụ thể trong công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động.
4.2.3. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải gắn với công tác đào tạo nghề
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của ngƣời dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, cần nắm chắc đƣợc các nhu cầu (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc…) của ngƣời dân trên địa bàn huyện.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy trong quá trình thực hiện, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
4.2.4. Giải quyết việc làm ở nông thôn trong giai đoạn mới phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH - HĐH
Muốn làm đƣợc điều này trƣớc hết cần phải có quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các chính sách, giải pháp đồng bộ để tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại.
Tạo việc làm cho lao động nông thôn phải đặt trong tổng thể và là một trong những nội dung cơ bản của chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn, chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo…Dƣới tác động ngày càng mạnh của toàn cầu hóa nền kinh tế, để đảm bảo đƣợc tính ổn định thƣờng xuyên cũng nhƣ hiệu quả và chất lƣợng của việc làm phải tính đến các yêu cầu có tính quy luật của nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng lao động.
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Đông Anh đến năm 2020.
4.3.1. Hoàn thiện chính sách về lĩnh vực giải quyết việc làm
Lao động, việc làm thuộc chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội. Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả cần phải có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc có ý nghĩa quyết định tới việc tạo mở việc làm mới cho ngƣời lao động. Thực tế trong những năm qua, ở Đông Anh đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã thƣờng xuyên quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Tuy vậy, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý của chính quyền đối với giải quyết việc làm còn bộc lộ nhiều thiếu sót tồn tại. Để khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý của Nhà nƣớc về việc làm, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- UBND huyện rà soát và đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình giải quyết việc làm từ nay đến hết năm 2020. Trên cơ sở đó thể chế hoá đƣờng lối, Nghị quyết của Đảng bộ thành những chính sách, giải pháp cụ thể, hữu hiệu để phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn.
- UBND các xã, thị trấn cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội kiểm tra, kiểm soát, thực hiện các chƣơng trình, dự án giải quyết việc làm.
- Thực hiện công tác cải cách hành chính trong ngành Lao động - Thƣơng binh & Xã hội; tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc, nghiên cứu với thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành, triển khai chƣơng trình tin học hoá quản lý hành chính Nhà nƣớc về lao động và việc làm để nâng cao năng lực bộ máy quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
- Hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm: nâng cao hiệu lực chính sách, đƣa ra các chính sách định hƣớng nhu cầu việc làm của ngƣời nông dân, thực hiện cơ chế phối hợp các chính sách nhằm giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội; giải quyết việc làm kết hợp xoá đói giảm nghèo, phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
4.3.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Đông Anh là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế (về điều kiện tự nhiên, về nguồn lực đất đai và nhân lực) để phát triển nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã hình thành nên một số xã có sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên môn cao, nhƣ xã Vân Nội, Cổ Loa đang ngày càng hoàn thiện và ổn định về khu vực sản xuất rau an toàn. Duy trì và mở rộng vùng chuyên canh lúa nếp cái hoa vàng truyền thống tại các xã Thụy Lâm và Dục Tú. Ngoài ra, trong những năm gần đây, diện tích trồng hoa ngày càng tăng trên địa bàn xã Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tiên Dƣơng.
Hơn nữa, Đông Anh vốn là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chính, do vậy cần phải phát huy lợi thế nhằm phát triển mạnh nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, dựa trên ứng dụng công nghệ cao và phƣơng thức sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Trƣớc hết, cần phải xác định: Phát triển nông nghiệp theo hƣớng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên quy mô lớn, nhằm tạo ra khối lƣợng hàng hóa lớn có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu
nhập và đời sống của nông dân, từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, thích ứng với quá trình đô thị hoá mạnh.
- Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trƣờng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo Báo cáo phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh, mục tiêu phát triển giai đoạn đến năm 2020 của ngành nông nghiệp là: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm diện tích cây lƣơng thực, phát triển diện tích hoa - cây cảnh, rau và cây thực phẩm các loại (dần phổ cập trồng rau an toàn, cây ăn quả); đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cƣ, trong đó chú trọng nuôi bò thịt, lợn nạc, gà, ngan, vịt, cá, tôm. Mục tiêu là phát triển nông nghiệp hàng hoá nhằm cung cấp thực phẩm tƣơi sống cho khu vực nội thành và tham gia xuất khẩu.
Hình 4.1: Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2020
- Tăng trƣởng ngành nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện Đông Anh đạt 2,5-3,0%/năm giai đoạn 2016-2020 và đạt 1,0-1,5%/năm giai đoạn 2021-2030. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 150 triệu năm 2015 và trên 200 triệu năm 2020.
Để nông nghiệp của huyện đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ trên, và sự phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao, ƣu tiên đầu tƣ ứng dụng công nghệ sinh học, tạo đột phá về năng suất, chất lƣợng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Áp dụng các thành tựu mới của công nghệ giống cây trồng vật nuôi vào trong sản xuất. Chú trọng các giống có sức đề kháng cao với các loại bệnh tật; giống cây trồng, đặc biệt là các giống lúa phải có khả năng chịu úng, hạn, thời gian sinh trƣởng, phát triển ngắn… phù hợp với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt và dịch bệnh ngày càng nhiều.
- Xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, tập trung trao đổi ruộng đất tạo thành ô thửa lớn để phát triển sản phẩm hàng hóa nông sản có lợi thế cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn.
- Phát triển mô hình kinh tế trang trại, đổi mới phƣơng thức hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, làm tốt dịch vụ khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Khuyến khích liên doanh liên kết, gắn sản xuất với thị trƣờng, thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế hợp tác xã phát triển.
Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học và hiệp hội ngành hàng. Tạo môi trƣờng thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển nông thôn theo hƣớng đô thị, hiện đại.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả các dịch vụ sản xuất nông nghiệp: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi, sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi. Củng cố và hoàn thiện hệ thống cung ứng vật tƣ nông nghiệp, giống cây trồng. Khuyến khích sự phát triển của các đơn vị tƣ nhân, phát huy tốt hơn vai
trò của hợp tác xã nông nghiệp trong quá trình cung ứng vật tƣ và giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo hƣớng hiện đại. Củng cố, tu bổ hệ thống đê, kè trên địa bàn, phục vụ phát triển sản xuất theo hƣớng hiện đại, đặc biệt là cần củng cố, nâng cấp những đoạn kênh mƣơng xuống cấp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tƣới tiêu nông nghiệp của ngƣời dân, nhằm khắc phục những điều kiện không thuận lợi của thời tiết, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho ngƣời dân các thông tin cần thiết liên quan đến thị trƣờng các sản phẩm đầu vào, đầu ra, các thông tin liên quan đến dịch bệnh để ngƣời dân có các phản ứng kịp thời trƣớc các thay đổi đó.
4.3.3. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
* Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh đã hình thành các khu công