CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động và việc
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Đất đai
Tài nguyên lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là đất đai với quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị hiện còn rất lớn.
Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
Bảng 3.1: Phân bố sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2014
TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 18.213,90 100
1 Đất nông nghiệp NNP 9192,80 50,47
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8540,61 46,89 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8340,68 45,79
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7452,00 40,91
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 888,68 4,88
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 199,93 1,10
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 640,29 3,52
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 11,90 0,06
2 Đất phi nông nghiệp PNN 8714,50 47,85
2.1 Đất ở OTC 2172,41 11,93
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2068,07 11,35
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 104,34 0,58
2.2 Đất chuyên dùng CDG 4267,69 23,43
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 251,51 1,38
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQP 100,36 0,55
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 930,12 5,11 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 2985,70 16,39
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 21,05 0,12
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 173,78 0,95 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng SMN 2002,92 11,00
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 76,65 0,42
3 Đất chƣa sử dụng CSD 306,60 1,68
3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 306,60 1,68
Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của huyện Đông Anh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 50,47%, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác nhƣ ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 45,79% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1,10% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 3,52% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm 47,85% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,93%) và đất chuyên dùng (23,43%). Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 306,6 ha, chiếm 1,68% diện tích của huyện. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Anh thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Nhƣ vậy, có thể thấy tiềm năng quỹ đất của huyện còn khá lớn, với diện tích đất chƣa sử dụng còn lại và đất nông nghiệp mà phần lớn có thể chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Đông Anh có thuận lợi lớn trong việc sử dụng nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
3.1.2.2. Dân số
Bảng 3.2: Tổng hợp tình hình dân số từ năm 2001 đến năm 2014 Đơn vị: người TT Xã, thị trấn Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 1 Thị trấn ĐA 21655 24274 25211 25854 27453 27661 28250 2 Mai Lâm 9325 9993 10291 10510 11151 12494 13582 3 Đông Hội 8813 8970 9260 9472 9791 10212 10955 4 Xuân Canh 8970 9233 9472 9598 9918 10379 10792 5 Tàm Xá 3792 3962 4052 4096 4181 4289 4455 6 Vĩnh Ngọc 10752 11054 11471 11781 12479 13120 13783 7 Hải Bối 9626 11509 12089 12287 16052 16496 19003 8 Kim Chung 8178 8765 11810 18597 26052 35039 35220 9 Võng La 6133 6301 6592 6781 8216 11394 13138 10 Đại Mạch 8721 8911 9141 9368 10073 10249 13194 11 Nam Hồng 10021 10286 10622 10873 11304 12756 13164 12 Kim Nỗ 10467 10712 10931 11140 15084 12673 13582 13 Vân Nội 9027 9508 9833 10121 10927 10941 11573 14 Tiên Dƣơng 13861 14122 14481 14771 15733 16181 16933 15 Uy Nỗ 12776 13071 13458 13705 14167 16478 16956 16 Cổ Loa 14474 14950 15548 15821 16407 17118 17592 17 Dục Tú 13517 13921 14355 14702 15367 16514 17128 18 Vân Hà 7931 8329 8717 8967 9339 9755 10509 19 Liên Hà 12795 13263 13999 14408 15084 15993 16558 20 Thụy Lâm 14955 15349 15940 16370 17108 17358 18263 21 Việt Hùng 12700 13009 13553 14089 14786 15621 16131 22 Xuân Nộn 10589 11253 11617 11956 12384 13107 13724 23 Nguyên Khê 10643 11414 11877 12107 12541 12693 13562 24 Bắc Hồng 10172 10424 10676 10874 11217 12020 12791 Tổng cộng 259893 272583 284996 298248 326814 350541 370838
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh
Từ bảng 3.2 cho thấy, năm 2014 dân số huyện Đông Anh là 370.838 ngƣời tăng khoảng 11,1 vạn ngƣời so với năm 2001, trong đó dân số đô thị là
28.250 ngƣời, chiếm 7,62% tổng dân số. Dân số tăng mạnh chủ yếu là tăng dân số cơ học đến địa bàn huyện làm việc và sinh sống.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,52%. Mật độ dân cƣ trung bình toàn huyện là 2036 ngƣời/km2
và phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn nhƣ: mật độ cao nhất là thị trấn Đông Anh 6180 ngƣời/km2, xã Kim Chung 4752 ngƣời/km2
; thấp nhất là xã Tàm Xá 836 ngƣời/km2. Bình quân đất ở trung bình toàn huyện là 262,23 m2/hộ, bình quân đất ở cao nhất là xã Xuân Nộn (xã không nằm trong quy hoạch phát triển đô thị) 438,74 m2/hộ, xã Đông Hội bình quân đất ở là 370,69 m2/hộ, bình quân đất ở thấp nhất là thị trấn Đông Anh (khu vực đô thị) 139,34 m2/hộ, xã Kim Chung (nằm trong khu công nghiệp và quy hoạch đô thị) là 175,62 m2/hộ. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 1/2 thời gian trong ngày nên thƣờng nông nhàn mà hiệu quả kinh tế thấp.
3.1.2.3. Kinh tế
Trong những năm qua, Huyện đã có nhiều giải pháp để chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH, đặc biệt là khu vực nông thôn, cụ thể nhƣ: tập trung đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, đầu tƣ xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh nhƣ: kênh mƣơng, đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm xá, nhà văn hóa,..làm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đƣợc thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh qua một số năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Năm 2014
Tổng 100 100 100
1.Nông nghiệp - thủy sản 17,0 11,6 3,8
2. Công nghiệp - xây dựng 71,9 75,8 82,6
3. Dịch vụ - thƣơng mại 11,1 12,6 13,6
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh
Từ bảng 3.3 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáng kể giữa các ngành. Ngành nông nghiệp - thuỷ sản có xu hƣớng giảm trong khi đó ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thƣơng mại tăng nhƣng tăng chậm, chƣa có bƣớc tăng đột phá. Ngành công nghiệp - xây dựng đạt 82,6% (năm 2014), tăng 10,7% so với năm 2006 (71,9%). Ngành dịch vụ - thƣơng mại đang có hƣớng tăng trong những năm gần đây do con ngƣời đã quan tâm hơn đến đời sống tinh thần nhằm giảm bớt những áp lực trong cuộc sống. Do vậy, cơ cấu của ngành tăng 2,5%, từ 11,1% năm 2006 lên 13,6% năm 2014. Cơ cấu ngành nông nghiệp - thuỷ sản có xu thế giảm phù hợp với sự phát triển của huyện và vẫn đảm bảo nhu cầu lƣơng thực của ngƣời dân.
* Thực trạng kinh tế năm 2014:
Kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trƣởng khá, nhƣng thấp hơn so với mức tăng trƣởng năm trƣớc và so với chỉ tiêu kế hoạch; GTSX các ngành kinh tế trên địa bàn ƣớc đạt 28.354 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 8,6% so với năm 2013 (KH 12,7%); trong đó CN - XDCB ƣớc tăng 8,6% (KH 12,8%), TM - DV ƣớc tăng 13,4% (KH 17,8%), NLN - TS ƣớc tăng 2% (KH 3%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đú ng hƣớng : Tăng dần tỷ trọng ngành CN - XDCB và TM - DV, giảm dần tỷ trọng ngành NLN - TS.
Giai đoạn 2010 - 2014, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh có bƣớc phát triển khá. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế không tính liên doanh tăng 1,48 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 8,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đạt 29 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,95% xuống còn 1,28%.
- Sản xuất nông nghiệp: Trong điều kiện có nhiều khó khăn, giá vật tƣ
đầu vào tăng, giá sản phẩm đầu ra giảm mạnh, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp,... đã ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; Song Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp kịp thời nhƣ: Hỗ trợ kinh phí cho nông dân mua giống cây trồng, vật nuôi, mua thuốc trừ sâu sinh học, tổ chức diệt chuột, phòng chống dịch bệnh, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, nạo vét kênh mƣơng, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chủ động triển khai thực hiện tốt phƣơng án chống hạn và phòng chống lụt, bão, úng... với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp năm 2014 của Huyện tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu với năng suất, chất lƣợng ngày càng cao; GTSX NLN - TS ƣớc đạt 554 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 2,0% so với năm 2013. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp đƣợc chuyển dịch đúng hƣớng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt (chăn nuôi chiếm 63%, trồng trọt chiếm 37%); tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 70.763 tấn, tăng 609 tấn so với năm 2013).
Đặc biệt, ngành nông nghiệp mặc dù giảm về tỷ trọng nhƣng vẫn phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp sạch, sinh thái và đô thị có giá trị kinh tế cao; mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đa dạng, chăn nuôi không ngừng tăng lên, Huyện có 3 mô hình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGab, đƣợc Thành phố đánh giá là một trong những huyện đứng đầu trong công tác phát triển chăn nuôi.
nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, công nhân thiếu việc làm, thu nhập giảm, đời sống gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng (tạm dừng hoạt động 504 doanh nghiệp, ngừng hẳn 162 doanh nghiệp),... nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế, tiền thuê đất không có khả năng thanh toán, nợ đọng lên tới trên 60 tỷ đồng.
Trƣớc thực tế đó, một số giải pháp đã đƣợc thực hiện nhƣ: Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đƣợc tiếp cận, hƣởng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc; gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, tiền thuê sử dụng đất; tiếp cận với các nguồn vốn vay ƣu đãi; chủ động phối hợp với các sở, ngành, ngân hàng Nhà nƣớc Thành phố tổ chức gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn; tổ chức gặp mặt biểu dƣơng các doanh nhân tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam (ngày 13/10) nhằm khuyến khích, động viên các doanh nghiệp; hoàn thành đề án đào tạo nghề tại một số doanh nghiệp, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho lao động thất nghiệp, giúp các doanh nghiệp giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, phòng ngừa và giải quyết kịp thời các cuộc đình công... Do đó sản xuất CN - TTCN trên địa bàn tiếp tục tăng trƣởng khá. GTSX ngành CN - TTCN trên địa bàn năm 2014 ƣớc đạt 26.917 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 8,6% so với năm 2013.
- Thương mại - dịch vụ - du lịch: Các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng
đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lƣợng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. GTSX ngành TM - DV trên địa bàn ƣớc đạt 883,2 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 13,4% so với năm 2013. Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng, hiệu quả nhằm từng bƣớc góp phần thực hiện văn minh thƣơng mại.