Lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 58 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động và việc

3.1.3. Lao động và việc làm

3.1.3.1. Quy mô và cơ cấu lao động

Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm nhẹ. Điều này đƣợc lý giải bởi mức tăng dân

số tự nhiên cao những năm gần đây khiến số trẻ em và những ngƣời chƣa đến tuổi lao động tăng tỷ trọng trong tổng dân số. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế luôn chiếm khoảng 98% trong tổng số nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2014. Về cơ bản, Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua.

Bảng 3.4: Tình hình nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: người

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số nguồn lao động 171.389 183.652 191.700 198.623 200.100

Tỷ lệ nguồn l/động/ số dân 57,70% 59,02% 58,90% 58,82% 58,24%

Phân bổ lao động theo các khu vực

Lao động nông nghiệp 111.286 114.613 116.300 117.628 118.000

Tỷ lệ LĐNN/Tổng số NLĐ 64,9% 62,4% 60,7% 59,2% 59,0%

Lao động công nghiệp 52.340 53.600 55.453 57.345 58.100

Tỷ lệ LĐCN/Tổng số NLĐ 30,5% 29,2% 28,9% 28,9% 29,0%

Lao động dịch vụ 7.763 15.439 19.947 23.560 24.000

Tỷ lệ LĐDV/Tổng số NLĐ 4,6% 8,4% 10,4% 11,9% 12,0%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh

- Về cơ cấu: Cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển dịch tích cực trong giai đoạn 2010-2014. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động giảm mạnh, tỷ lệ lao động công nghiệp đƣợc duy trì và tỷ lệ lao động dịch vụ tăng nhanh, biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi liền với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện. Cụ thể:

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 65% năm 2010 xuống 59% năm 2014.

+ Tỷ lệ lao động công nghiệp duy trì ở mức 29-30%.

Tuy nhiên, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp cần phải là một quá trình chủ động với phƣơng án và các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ không chỉ đơn thuần là sự giảm số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa.

Bảng 3.5: Tình hình lao động nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: người Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số trung bình 297.017 311.160 325.487 333.902 343.600 Tổng số nguồn lao động 171.389 183.652 191.700 198.623 200.100 Tổng số hộ nông nghiệp 54.425 54.822 57.524 57.835 58.120

Dân số nông nghiệp 268.361 281.867 295.394 307.247 318.245

Lao động nông nghiệp 111.286 114.613 116.300 117.628 118.000

Tỷ lệ LĐNN/Tổng số NLĐ 64,9% 62,4% 60,7% 59,2% 59,0%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh

Quy mô lao động nông nghiệp tiếp tục tăng những năm qua từ 111.286 ngƣời (năm 2010) lên 118.000 ngƣời (năm 2014) nhƣng tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số nguồn lao động đang giảm dần từ 64,9% (năm 2010) xuống còn 59,0% (năm 2014), phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn huyện.

Lực lƣợng lao động nông nghiệp lớn (118.000 ngƣời), đây là thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thực sự cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn.

- Về chất lƣợng: Chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh. Chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện đang ngày càng đƣợc nâng cao. Số lao động không có trình độ

chuyên môn kỹ thuật đang giảm dần trong khi số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên nghiệp tăng lên. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên - hầu hết là lao động quản lý trong các doanh nghiệp và cán bộ trong các cơ quan, tổ chức trên địa bàn cũng tăng nhanh. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây.

Bảng 3.6: Lực lƣợng lao động của huyện Đông Anh phân theo trình độ giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: người LLLĐ Trình độ đào tạo Chỉ tiêu Năm Ngƣời Chƣa qua đào tạo CNKT không bằng CNKT có bằng cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học 2012 191.700 55.352 50.897 751 3.765 4.860 1.290 4.530 4.923 11.960 218 2013 198.623 52.760 49.636 811 3.970 5.136 1.379 4.766 5.130 12.538 235 2014 200.100 52.136 49.497 1.009 4.013 5.407 1.570 5.079 5.425 13.438 264

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh

Từ bảng 3.6 thấy rằng số lao động chƣa qua đào tạo đang giảm dần từ 55.352 ngƣời (năm 2012) xuống còn 52.123 ngƣời (năm 2014), trong khi số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên nghiệp tăng từ 4.530 ngƣời (năm 2012) lên 5.079 ngƣời (năm 2014). Do hiện nay điều kiện của sản xuất đòi hỏi ngƣời lao động phải nâng cao trình độ bản thân mình khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì bắt buộc ngƣời lao động phải không ngừng trau dồi kiến thức để theo kịp tiến trình sản xuất. Điều này phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, sự gia tăng số lao động có trình độ chuyên môn cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện.

3.1.3.2. Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Đông Anh

* Tình hình việc làm, thất nghiệp của lao động nông thôn huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2014.

Bảng 3.7: Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Đông Anh năm 2010 và 2014

STT Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm

2010 2014

1 Tổng số nguồn lao động Ngƣời 171.389 200.100

2 Có việc làm Ngƣời 119.921 135.508

Tỷ lệ có VL/tổng NLĐ % 69,97 67,72

3 Thất nghiệp Ngƣời 1.765 940

Tỷ lệ thất nghiệp/tổng NLĐ % 1,03 0,47

4

Không tham gia hoạt động

kinh tế Ngƣời 49.703 63.652

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh

Từ bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2010-2014 số lao động có việc làm của Huyện tăng từ 119.921 ngƣời lên 135.508 ngƣời, tuy nhiên về cơ cấu lại giảm từ 69,97% xuống còn 67,72%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 1,03% xuống còn 0,47%, trong khi số ngƣời không tham gia hoạt động kinh tế tăng từ 49.703 ngƣời lên 63.652 ngƣời.

Một vấn đề nữa trong đánh giá tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Đông Anh, đó là tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vẫn ở mức cao. Năm 2011, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ở mức 68%, năm 2014 thì tỷ lệ này có đƣợc nâng cao hơn năm 2011 là 75%. Có thể nói rằng, thời gian chƣa sử dụng lao động ở nông thôn chiếm cao trung bình là 29% nên thấy đƣợc sự hạn chế rất lớn khả năng tận dụng và khai thác

Việc nâng cao mức tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn có thể đƣợc lý giải đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển một phần lực lƣợng lao động trong nông nghiệp sang ngành khác. Ngoài ra, đó là quá trình hƣớng dẫn cách thức kinh nghiệm làm ăn mới thay đổi phƣơng thức truyền thống, vừa trồng hoa màu vừa trồng cây ngắn ngày, đƣợc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có giá trị năng suất cao, chính những biện pháp trợ giúp từ các Hội đoàn thể đặc biệt là Hội phụ nữ, Hội nông dân mà giúp cho ngƣời lao động trong nông nghiệp gia tăng năng suất, hạn chế thời gian vụ mùa mà tăng thêm thu nhập cho gia đình, điều đó là đã tăng mức sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

* Nguyên nhân thất nghiệp của lao động nông thôn huyện Đông Anh

Qua thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Đông Anh, chúng ta thấy rằng trong những năm qua tình hình việc làm của ngƣời lao động nông thôn trên địa bàn Huyện có nhiều chuyển biến góp phần tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động nông thôn. Tuy số ngƣời thất nghiệp không cao nhƣng số ngƣời không tham gia vào hoạt động kinh tế lại lớn, khi quá trình đô thị hóa diễn ra sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội đối với lực lƣợng này, ảnh hƣớng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

Thứ nhất, lực lƣợng lao động ở nông thôn huyện Đông Anh hoạt động

trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của ngƣời lao động còn gặp rất nhiều khó khăn và chƣa ổn định. Tình trạng lao động dôi dƣ còn tồn tại ở nhiều địa phƣơng do có tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát triển các khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, cầu…Đối tƣợng lao động này do chƣa đƣợc đào tạo nghề, do trình độ học vấn còn hạn chế, không có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nên gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm việc làm.

Thứ hai, quỹ đất ở một số địa phƣơng trên địa bàn huyện bị thu hẹp do

nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, đất ở các khu vực nông thôn phục vụ cho nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là tất yếu, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với lao động trong quá trình CNH - HĐH.

Thứ ba, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, dẫn đến phân

công lao động chƣa hợp lý, phần lớn lao động ở nông thôn gắn với lĩnh vực nông nghiệp là chính.

Thứ tư, công tác đào tạo nghề hiện nay còn nhiều bất cập, cơ cấu ngành

chƣa hợp lý, chƣa thực sự gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)