Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động và việc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,90 ha, có 24 đơn vị hành chính, trong đó 23 xã và 1 thị trấn. Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

+ Phía Nam giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội.

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nƣớc ta thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18 cùng tuyến đƣờng sắt, đƣờng thuỷ và một số công trình giao thông đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhƣ: Cầu Nhật Tân và đƣờng Võ Nguyên Giáp làm rút ngắn quãng đƣờng từ Đông Anh đến trung tâm

Thành phố và tới sân bay Nội Bài, tuyến đƣờng 5 kéo dài với cầu Đông Trù nối từ khu công nghiệp Bắc Thăng Long với đƣờng 5 cũ tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá từ khu công nghiệp Bắc Thăng Long ra cảng Hải Phòng. Nhƣ vậy, Đông Anh có nhiều ƣu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trƣờng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra tƣơng đối mạnh, thu hút nhiều dân cƣ về sinh sống, đất nông nghiệp dần bị thu hẹp dẫn đến việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa. Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lƣợc quan trọng trong định hƣớng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Lợi thế của Đông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị lớn, tầm cỡ để có thể trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tƣơng lai.

3.1.1.2. Khí hậu

Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, có chung chế độ khí hậu của miền Bắc nƣớc ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mƣa, khí hậu ẩm ƣớt. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô lạnh và thời kỳ sau lạnh nhƣng độ ẩm cao do mƣa phùn. Giữa hai mùa có tính chất tƣơng phản trên là các giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh khoảng 250C, nhiệt độ tuyệt đối cao khoảng 400C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,70C. Hai tháng nóng

nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 300C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất khoảng 180C.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mƣa trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.300- 1.600mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới 85% lƣợng mƣa của cả năm (thời gian này còn gọi là mùa mƣa). Thƣờng tháng 7, tháng 8 hàng năm có lƣợng mƣa lớn nhất, trung bình tháng khoảng 250-350mm. Cũng trong khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có bão từ phía đông (xuất phát ngoài biển) đổ vào với tốc độ khoảng 30-34m/s, áp lực lớn nhất 120kg/m2

.

Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu nhƣ không có mƣa. Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mƣa phùn, khí hậu ẩm ƣớt.

Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, mức độ dao động về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80-87%.

Chế độ gió diễn ra theo mùa: Gió mùa đông nam vào mùa nóng (từ khoảng tháng 4 đến tháng 10), tốc độ gió 3m/s; Gió mùa đông bắc vào mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3), tốc độ gió 5m/s. Các đợt gió mùa đông bắc tạo nên thời tiết lạnh buốt về mùa đông.

Nhìn chung, thời tiết của Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây lƣơng thực, rau, cây ăn quả, hoa. Song, điều kiện thời tiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng, nhƣ các đợt giông bão mùa hè và gió mùa đông bắc mùa đông hay tính hai mặt của mƣa phùn mùa xuân, vừa thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, nhƣng đồng thời cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển. Bão lụt, mƣa phùn, gió mùa đông bắc cũng là những điều kiện thời tiết gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)