1.2. Cơ sở lý luận
1.2.4. Tiêu chí đánh giá việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
thể tìm đƣợc ngƣời lao động vào làm việc thông qua các kỳ Hội chợ việc làm.
* Hỗ trợ vốn cho ngƣời lao động nông thôn: Vốn là nguồn lực quan trọng, là yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động ở nông thôn. Vốn góp phần vào việc gia tăng máy móc, thiết bị , kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, nhờ đó đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện. Vốn tạo điều kiện cho hộ nông dân mua các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh nhƣ phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật…làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Nhận biết đƣợc điều này, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chính sách đối với các tổ chức tín dụng nhằm sử dụng vốn tín dụng nhƣ một công cụ để phát triển các ngành kinh tế trong khu vực và nông thôn. Theo đó, các đối tƣợng trong diện vay vốn bao gồm: các hộ gia đình, thành viên của các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thôn
- Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.
Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm đƣợc tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu hƣớng biến động của dân số và lao động qua các năm, nhìn rõ đƣợc áp lực về dân số và
lao động trong nông thôn, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết lao động và việc làm cho lao động nông thôn.
- Cơ cấu lao động phân theo trình độ.
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của ngƣời lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của ngƣời lao động, nó ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của công việc. Hơn nữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động là điều kiện quan trọng tạo cho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trƣờng, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trình độ văn hoá của ngƣời lao động đƣợc đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn đƣợc đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề đƣợc cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.
- Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề.
Đối với lao động nông thôn, việc phân lao động theo ngành nghề là hết sức phức tạp. Trừ những hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít trong nông thôn, còn lại, lao động trong hộ nông dân thƣờng làm nhiều hoạt động khác nhau trong năm. Việc phân tích cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá đƣợc trình độ phân công lao động trong nông thôn, đây là yếu tố quan trọng nhất tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn.
- Qui mô việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn.
Chỉ tiêu này phản ánh số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn trong một thời gian nhất định, thƣờng là một năm. Nếu quy mô việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn lớn, chứng tỏ công tác giải quyết việc làm
có hiệu quả và ngƣợc lại. Điều này thể hiện sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong giải quyết việc làm.
- Tốc độ tăng số việc làm của lao động nông thôn.
Tiêu chí này phản ánh số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra cho lao động nông thôn năm sau so với năm trƣớc. Nếu số lƣợng càng tăng chứng tỏ hiệu quả giải quyết việc làm càng cao và ngƣợc lại.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra và kết hợp giữa các yếu tố tƣ liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để đảm bảo cho việc làm và duy trì việc làm. Giải quyết việc làm liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc. Vì vậy, giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói riêng chịu ảnh hƣởng của các nhân tố sau.
1.2.5.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến quá trình tạo ra tư liệu sản xuất
- Tài nguyên thiên nhiên: Để giải quyết việc làm phải có tƣ liệu sản xuất tức là phải có đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Đối tƣợng lao động của sản xuất nông nghiệp là những nhân tố có tính chất tự nhiên, sẵn có đó là tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất đai.
Tài nguyên thiên nhiên vừa là đối tƣợng lao động, vừa là tƣ liệu lao động. Vì thế nó là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo việc làm cho ngƣời lao động. Nếu một quốc gia, một địa phƣơng ở vào vị trí địa lý thuận lợi có đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ kích thích các doanh nghiệp đến đầu tƣ, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, thúc đẩy sự đa dạng về việc làm cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại, ngƣời lao động sống ở những nơi bất lợi nhƣ khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, vùng núi, hải đảo…thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm và giải quyết việc làm tại chỗ.
- Vốn và khoa học - công nghệ: Vốn làm tăng thêm đầu vào và tăng thêm đầu ra của quá trình sản xuất do đó làm tăng thêm việc làm và tăng thêm thu nhập. Vốn là tiền đề để đồng thời đạt đƣợc ba mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là tăng trƣởng, việc làm đầy đủ và phân phối công bằng hợp lý. Muốn có việc làm đầy đủ thì nền kinh tế phải tăng trƣởng. Nền kinh tế tăng trƣởng phải có đầu tƣ.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ sẽ làm xuất hiện nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế mới, do đó nó sẽ tạo mở thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động. Nếu tăng vốn đầu tƣ vào phát triển các ngành sử dụng công nghệ thấp sẽ làm gia tăng việc làm, nhƣng đó chỉ là việc làm giản đơn, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp. Ngƣợc lại, nếu tăng vốn vào các ngành sử dụng công nghệ cao thì việc làm sẽ giảm nhƣng lại là những việc có năng suất cao, thu nhập cao.
Nhƣ vậy, việc tăng hay giảm đầu tƣ vào phát triển các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, trung bình hay thấp thì đều có ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Đối với lao động nông nghiệp, nông thôn thì mức độ ảnh hƣởng đó càng mạnh hơn. Nếu tăng vốn đầu tƣ vào những ngành sử dụng công nghệ thấp thì cơ hội giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sẽ tăng lên và ngƣợc lại. Điều này còn phụ thuộc vào chiến lƣợc và chính sách của Nhà nƣớc.
1.2.5.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến quá trình tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động
- Dân số và lao động: Dân số là nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Do vậy, quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lƣợng dân số có ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực. Khi quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trƣởng dân số nhanh thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực sẽ lớn và do đó nhu cầu giải quyết việc làm sẽ rất lớn và ngƣợc lại.
Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị cũng gây ra nhiều áp lực lớn đối với giải quyết việc làm. Khoảng cách chênh lệch lớn về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân gây nên sự di chuyển này. Nhất là trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thì dòng di cƣ này càng mạnh hơn. Để có thể thu hút hết số lao động này phải nhanh chóng tạo ra một số lƣợng lớn chỗ làm việc. Đồng thời có chiến lƣợc chính sách phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn đặc biệt là kinh tế nông thôn, nâng cao điều kiện sống cho cƣ dân nông thôn.
- Giáo dục và đạo tạo: Giáo dục - đào tạo có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nguồn lao động và do đó nó có ảnh hƣởng đến việc làm và giải quyết việc làm. Giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo ra một lực lƣợng lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức và tác phong làm việc tốt, có cơ cấu theo trình độ và ngành nghề phù hợp với cầu về lao động điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết việc làm. Ngƣợc lại khi ngƣời lao động không đƣợc giáo dục - đào tạo, không đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động thì sẽ gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm.
Với lao động nông thôn thì chất lƣợng thấp hơn nhiều so với lao động ở khu vực thành thị. Phần đông lao động nông thôn trình độ học vấn thấp, không đƣợc đào tạo nghề, vì thế giải quyết việc làm cho họ gặp nhiều khó khăn. Nếu ngƣời lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng và lao động trong các ngành nói chung không đƣợc đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới thì tự họ sẽ mất công ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là khó tránh khỏi.
- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Sức khỏe có tác động rất lớn tới chất lƣợng lao động cả hiện tại và tƣơng lai do đó có ảnh hƣởng đến việc làm và giải quyết việc làm. Sức khỏe của ngƣời lao động thƣờng đƣợc đánh giá ở thể
lực (chiều cao, cân nặng). Một nền y tế tốt thƣờng xuyên chăm lo đến sức khỏe cộng đồng sẽ tạo ra một lực lƣợng khỏe mạnh. Điều này sẽ thuận lợi trong giải quyết việc làm.
Với lao động ở khu vực nông thôn, thu nhập của ngƣời nông dân thấp, do mạng lƣới y tế còn hạn chế kém phát triển nên việc chăm lo đến sức khỏe của lực lƣợng lao động này còn hạn chế. Khi trình độ của họ đã thấp cộng với sức khỏe kém thì sẽ ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm.
1.2.5.3. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ chế chính sách
Xét về tổng thể, kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn thƣờng kém phát triển, tỷ lệ nghèo đói cao, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thấp… Do đó, nếu ngƣời nông dân tự giải quyết việc làm cho mình là điều rất khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nƣớc cũng nhƣ cộng đồng.
Chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc, nhóm nhân tố này có tác động rất quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Các nhóm chính sách tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động nông thôn nhƣ: chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; chính sách tín dụng ƣu đãi; chính sách đất đai; chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách dạy nghề… Đây là những chính sách có tác động trực tiếp đến vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Nhóm chính sách phát triển những lĩnh vực, những ngành mà có khả năng thu hút đƣợc nhiều lao động trong cơ chế thị trƣờng nhƣ: chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách phát triển kinh tế trang trại; chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống…
Các chính sách tạo việc làm cho các đối tƣợng là ngƣời có công nhƣ: thƣơng bệnh binh, gia đình liệt sỹ; những đối tƣợng yếu thế nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật…
Các chính sách liên quan đến những vấn đề thuộc tổ chức sản xuất kinh doanh nhƣ tạo môi trƣờng pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, sự phát triển các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng công nghệ mới.
1.2.5.4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang tác động tới mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực và mọi đối tƣợng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc. Từ khu vực thành thị cho tới nông thôn hay vùng sâu vùng xa đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng. Hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2008) là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, ảnh hƣởng tới một bộ phận lao động Việt Nam bị thu hẹp sản xuất kinh doanh, mất việc làm. Điều đáng chú ý là, nông nghiệp, nông thôn luôn là khu vực dễ bị tổn thƣơng khi có các cuộc khủng hoảng tài chính và lạm phát, bởi đây là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, những hộ gia đình cá thể với năng lực đầu tƣ và sản xuất nhỏ…Do vậy, mức độ tác động và ảnh hƣởng đến việc làm của nông dân là rất lớn.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, với diện tích tự nhiên là 11.473 ha, dân số 248.991 ngƣời. Tổng số lao động năm 2012 là 159.370 ngƣời. Cũng nhƣ những huyện ngoại thành Hà Nội khác, nông nghiệp là ngành sản xuất chính và là nguồn thu chính của ngƣời dân, cho nên lao động làm nông nghiệp chiếm phần lớn, năm 2012 là 46.623 lao động. Lực lƣợng lao động nông thôn của huyện phân bổ không đều giữa các ngành kinh tế, chủ yếu tập trung vào làm nông nghiệp, trong khi diện tích
đất nông nghiệp đang thu hẹp, số lƣợng làm lao động nông nghiệp vẫn có xu hƣớng tăng, đa phần đều chƣa qua đào tạo, công việc mang tính chất thời vụ, thu nhập thấp. Hơn nữa, đây là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều xã, thị trấn có diện tích đất bị thu hồi rất lớn. Điều đó làm số lƣợng lao động dƣ thừa tăng nhanh, khiến cho nhu cầu về việc làm lại càng tăng. Trƣớc tình hình đó, huyện Gia Lâm đã triển khai một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn nhƣ sau:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Một trong những điểm nổi bật của công tác đào tạo nghề của huyện Gia Lâm là gắn dạy nghề với tạo việc làm. Công tác này đã đƣợc chú trọng một cách đồng bộ, từ khâu vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về mục đích và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn; tích cực điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề để định hƣớng, tổ chức dạy nghề với những ngành nghề đa dạng, sát với nhu cầu thực tiễn; tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề… Với những giải pháp tích cực, đồng bộ ấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Gia Lâm đã đạt nhiều kết quả. Cụ thể: Năm 2012, huyện đã tổ chức đƣợc 27 lớp dạy nghề cho 909 lao động, học các nghề nhƣ: Kỹ thuật chế biến món ăn; tin học văn phòng; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây