CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện
3.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông
3.2.2.1. Giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế * Giải quyết việc làm thông qua chương trình phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp.
Trong những năm qua, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh đã bị thu hồi để phục vụ phát triển đô thị, giao thông. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện vẫn cao. Do đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn rất cần đƣợc quan tâm. Theo đó, nhiều công việc đã đƣợc thực hiện: hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣ kênh mƣơng, đƣờng giao thông nội đồng, hệ thống điện, trạm bơm. Đồng thời, đẩy mạnh chƣơng trình cơ giới hóa trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt, tiến hành dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung theo hƣớng hàng hóa.
- Hình thành vùng chuyên canh: Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã hình thành nên một số xã có sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên môn cao. Ví dụ nhƣ xã Vân Nội, Cổ Loa đang ngày càng hoàn thiện và ổn định về khu vực sản xuất rau an toàn, đây là khu vực đã cho những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sạch không có bị nhiễm độc trong thực phẩm.
Duy trì và mở rộng vùng chuyên canh lúa nếp cái hoa vàng truyền thống tại các xã, cụ thể: Năm 2011 (trƣớc dồn điền) mới chỉ tập trung ở 02 xã: Thụy Lâm và Dục Tú với diện tích gần 400 ha, thì đến năm 2012 tăng lên đƣợc 500 ha tại 4 xã. Đến nay diện tích nếp cái hoa vàng đã tăng lên gần 700 ha, mở rộng ra cả 06 xã thực hiện dồn diền đổi thửa.
Với ƣu thế là một huyện ngoại thành nằm ngay sát với thủ đô, trong những năm gần đây, diện tích trồng hoa ngày càng tăng trên địa bàn. Ví dụ nhƣ xã Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tiên Dƣơng là một trong những xã có kết quả tốt trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đó là trồng các loại hoa, trồng hoa đào đã thu hoạch cao trong các ngày lễ tết.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Đến nay kết quả chuyển đổi toàn huyện đạt 1.285 ha; Có các mô hình nổi bật nhƣ Vùng chuối tiêu hồng 20 ha tại thôn Nhuế, Kim Chung; 2 ha tại thôn Trung, xã Việt Hùng; 1,5 ha tại thôn Xuân Trạch xã Xuân Canh; Vùng trồng hoa đào 3 ha tại thôn Cổ Điển, xã Hải Bối; 10 ha tại thôn Phúc Lộc, xã Uy Nỗ; Vùng trồng quất cảnh tại thôn Tuân Lề, Trung oai xã Tiên Dƣơng với diện tích 30 ha, vùng quất cánh 11 ha tại xã Tàm Xá... Năm 2015 toàn Huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc 45 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Vĩnh Ngọc, Tiên Dƣơng, Tàm Xá, Liên Hà chủ yếu chuyển đổi sang các giống cây trồng có năng suất, giá trị cao nhƣ 20 ha cây ăn quả, 10 ha hoa cây cảnh, 15 ha rau các loại.
- Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa: Từ năm 2012 đến nay công tác này đã đƣợc thực hiện khá tốt. Đến nay đã thực hiện dồn điền đổi thửa đƣợc
1.567/1.981 ha (đạt 79% KH) của 28/37 thôn thuộc 06 xã (Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Việt Hùng; còn 9 thôn còn lại với diện tích 414 ha đang tiếp tục thực hiện tại 4 xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm. Ngay từ khi triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa, sản xuất nông nghiệp đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan trên cơ sở phát huy thuận lợi sau khi quy hoạch lại đồng ruộng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với truyền thống sản xuất.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực 06 xã thực hiện dồn điền đổi thửa trƣớc đây gần 100 ha thì sau khi dồn điền đã tăng thêm đƣợc 15 ha.
- Triển khai thực hiện Đề án“Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2014 - 2016”, bƣớc đầu cho kết quả đáng khích lệ, cụ thể UBND Huyện hỗ trợ một phần kinh phí mua máy cấy, mạ khay, đến nay đã mua đƣợc 38 máy cấy, hàng năm tổ chức cơ giới hóa trong khâu gieo mạ, cấy đạt trên 170 ha tại 6 xã. Theo kế hoạch đến 2016 sẽ áp dụng cơ bản cơ giới hóa sản xuất lúa tại 06 xã dồn điền đổi thửa và tiến tới áp dụng cho các xã khác trên địa bàn Huyện.
- Mặt khác, công tác phát triển các trang trại, hình thành kinh tế VAC (vƣờn - ao - chuồng). Với thế mạnh là diện tích đất nông nghiệp rất rộng, vậy vấn đề phát triển kinh tế trang trại là một mục tiêu cần hƣớng tới với giá trị sản xuất nông nghiệp giá trị cao, thu hút đƣợc nhiều lao động, mặc dù có thể là thu hút lao động vào làm việc không đƣợc lâu dài mà chỉ theo từng thời vụ đặc biệt là thời vụ thu hoạch. Nhƣng điều đó cũng là đang làm tăng thêm thu nhập cho gia đình ngƣời lao động, giải quyết việc làm trƣớc mắt. Không những thế phát triển kinh tế trang trại có thể huy động đƣợc mọi lứa tuổi vào làm việc ngay cả số lao động trong gia đình, giải quyết việc làm tại chỗ cho ngƣời lao động trong và ngoài độ tuổi lao động ở nông thôn. Do đó, xét trên tầm vĩ mô, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế VAC là một hình thức sản xuất
có hiệu quả, mang tính chất mở rộng quy mô, kỹ thuật, chất lƣợng và thu hút lao động là có ý nghĩa.
Nhƣ vậy, việc phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện đã góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của địa phƣơng. Lao động tham gia vào ngành nông nghiệp tăng dần từ 111.286 ngƣời (năm 2010) lên 118.000 ngƣời (năm 2014). Tuy nhiên, xét về cơ cấu lao động thì tỷ lệ lao động nông nghiệp lại giảm từ gần 65% (năm 2010) xuống 59% (năm 2014), do số lƣợng lao động tăng lên nhƣng đã đƣợc thu hút bởi một số ngành nghề khác. Đây là xu hƣớng tích cực, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Giải quyết việc làm thông qua chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh đã hình thành các khu công nghiệp, ví dụ nhƣ khu công nghiệp Bắc Thăng Long đang tiếp tục mở rộng sang giai đoạn 2, khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên khê, ngoài ra các khu sản xuất làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú về ngành nghề thủ công mỹ nghệ, đục, khảm trai. Vì vậy,với mục tiêu phát triển theo hƣớng nâng dần tỷ trọng công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của Huyện thì cần tiếp tục phát triển các khu công nghiệp và thực hiện quy hoạch các làng nghề thành khu vực tập trung, vừa đảm bảo tạo thành một khu vực sản xuất chuyên môn, để thuận lợi trong quá trình quản lý cũng nhƣ trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời tạo điều kiện xử lý ô nhiễm môi trƣờng một cách tập trung.
Phối hợp với các sở, ngành Thành phố lập quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho các DN thực hiện các dự án có sử dụng đất trên địa bàn nhằm giải quyết vấn đề mặt bằng SXKD nhƣ:
Xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà có quy mô trên 3 ha với tổng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng 16 tỷ đồng, đã thu hút 17 DN vào SXKD; xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Vân Hà có quy mô 10,12 ha với tổng số vốn đầu tƣ 98 tỷ đồng (đã hoàn hiện cơ sở hạ tầng, chuẩn bị tổ chức đấu thầu).
Khuyến khích thành lập mới DN, nhất là DN thu hút nhiều lao động; thực hiện các đề án khuyến công; tập huấn, đào tạo nghề cho lao động; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới nhƣ: Sản xuất đồ gỗ công nghiệp (gỗ phun sơn) ở Liên Hà; nghề mộc, chạm khắc, đồ gỗ mỹ nghệ và gia dụng ở Vân Hà. Bên cạnh đó, Dục Tú cũng là làng nghề phát triển mạnh với nghề cơ kim khí (kéo sắt); Võng La, Cổ Loa có nghề chế biến thực phẩm, làm bún; Vân Nội, Đông Hội có nghề đan lát, sản xuất đồ gia dụng từ tre, nứa; Bắc Hồng, Uy Nỗ có nghề may…Các làng nghề trên địa bàn hiện có gần 200 DN và hàng nghìn hộ SXKD, giải quyết việc làm cho hơn 8000 lao động địa phƣơng.
* Giải quyết việc làm thông qua phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ.
Thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn Huyện trong những năm qua có sự phát triển rộng khắp, hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng đƣợc nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện. GTSX ngành TM - DV ƣớc đạt 883,2 tỷ đồng năm 2014 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh hoạt động thƣơng mại, các dịch vụ phục vụ sinh hoạt nhƣ dịch vụ ăn uống; dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ thẩm mỹ... đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện.
Các dịch vụ vận tải, bƣu điện, tín dụng ngân hàng... trên địa bàn huyện cũng đang phát triển nhanh. Ngoài chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Đông Anh, nhiều ngân hàng cũng đã mở phòng giao dịch trên địa bàn huyện, nhất là tại khu vực trung tâm thị trấn, dọc các trục đƣờng lớn, khu vực đông dân cƣ, nhƣ các phòng giao dịch của Ngân hàng đầu tƣ phát triển (BIDV), Vietcombank, Vietinbank, Techcombank...
Các ngân hàng trên địa bàn đã chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh và mặt bằng lãi suất huy động để quyết định lãi suất cạnh tranh trong phạm vi trần lãi suất huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Tính đến nay, các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc trên địa bàn đã huy động đƣợc khoảng trên 6.000 tỷ đồng và đầu tƣ cho vay trên 10.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện trong sản xuất, kinh doanh.
Ngành dịch vụ du lịch của huyện cũng bƣớc đầu hình thành và có xu hƣớng phát triển tốt dựa vào thế mạnh du lịch của huyện là các di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt là di tích Cổ Loa. Hình thành tuyến du lịch trọng điểm Cổ Loa - Ca trù Lỗ Khê - Rối nƣớc Đào Thục - Làng nghề Vân Hà đƣợc du khách nhiều nơi biết đến. Phƣờng rối nƣớc Đào Thục biểu diễn khoảng 150 buổi trong năm, đặc biệt là các ngày lễ lớn. Lễ hội truyền thống, di tích Cổ Loa đón khoảng 100.000 lƣợt khách về tham dự lễ hội và thăm quan hàng năm.
Tuy nhiên, các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ cao, chất lƣợng cao trên địa bàn huyện Đông Anh hiện chƣa phát triển nhƣ các quận, huyện khác, nhất là so với các quận nội thành.
Với mục tiêu là theo hƣớng hiện đại hoá cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, huyện Đông Anh đang dần hình thành các khu trung tâm thƣơng mại, các khu vực buôn bán lớn trong tƣơng lai. Vậy, để đảm bảo cho quá trình phát triển của Huyện nhà. Trƣớc mắt, huyện Đông Anh cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở, các thủ tục hành chính cấp phép đăng ký kinh doanh , quy hoạch chi tiết rõ ràng trong phát triển hệ thống siêu thị, cải tạo và sắp xếp lại
hệ thống chợ, quản lý và điều hành các chợ đầu mối đi vào hoạt động theo đúng mục tiêu dự án ban đầu. Hiện nay, huyện Đông Anh chỉ có 01 khu vực trung tâm thƣơng mại nằm ngay giữa khu vực thƣơng mại đã hình thành, 01 chợ đầu mối Bắc Thăng Long và nhiều chợ lớn trong huyện. Điều đó cũng đã nói lên điều kiện thuận lợi trong công tác giải quyết việc làm. Tuy nhiên, huyện Đông Anh cần bố trí những khu vực chợ gần những nơi bị mất đất do chuyển quyền sử dụng đất, để đảm bảo mọi ngƣời có thể tự tạo công ăn việc làm qua hoạt động buôn bán ở chợ.
Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn Huyện đang dần hình thành khu vực sân golf xã Kim Nỗ, khu vực sinh thái phía tây Huyện giáp với Huyện Mê Linh. Về cơ bản, Huyện có tiềm năng lớn về du lịch, khu vui chơi giải trí. Để có đƣợc sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này, thì huyện Đông Anh cần chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở vật chất nhƣ đƣờng xá, khu nghỉ ngơi cho khách hàng, cần thực hiện phối hợp các ban ngành để quảng bá du lịch, cũng nhƣ thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ. Đó là mục tiêu chiến lƣợc lâu dài của Huyện.
* Giải quyết việc làm tại các khu vực bị thu hồi đất.
Theo quy hoạch của Thành phố, huyện Đông Anh trong thời gian tới sẽ trở thành quận nội thành của Thủ đô. Với chiến lƣợc quy hoạch nhƣ vậy, trong thời gian qua, Huyện đã có bƣớc phát triển khá mạnh về công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, các khu dịch vụ giải trí sân golf, các khu nhà hiện đại, các trục đƣờng lớn, quan trọng đi qua huyện nhƣ đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Đông Trù và đƣờng Võ Văn Kiệt, cầu Nhật Tân - đƣờng Võ Nguyên Giáp… Những điều đó đã tác động mạnh đến công tác giải phóng mặt bằng, một số khu vực bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích khác.
Bên cạnh những công việc giải phóng mặt bằng là kèm theo tình trạng nhiều hộ dân thuộc khu vực thu hồi đất sẽ bị mất đất canh tác nông nghiệp, không còn nơi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà công tác giải quyết viêc làm của Huyện tại các khu vực này rất đƣợc chú trọng.
Theo thống kê, hiện nay Huyện đã thực hiện đƣợc 150 dự án với tổng diện tích đất thu hồi lên tới 400 ha. Trong đó, năm 2011 Huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác GPMB đối với 58 dự án (40 dự án chuyển tiếp và 18 dự án mới); đã hoàn thành và bàn giao đất của 13 dự án cho chủ đầu tƣ với tổng diện tích đất khoảng 100 ha, kinh phí bồi thƣờng hỗ trợ GPMB trên 1.000 tỷ đồng. Năm 2012, Huyện đã triển khai công tác GPMB 71 dự án (chuyển tiếp 52 dự án và 19 dự án mới), đã hoàn thành GPMB 48 ha với tổng số trên 2.000 hộ gia đình có liên quan, kinh phí bồi thƣờng hỗ trợ là 314,8 tỷ đồng. Năm 2014, công tác GPMB đƣợc chỉ đạo quyết liệt, trên địa bàn huyện có 89 dự án (88 dự án chuyển tiếp và 01 dự án mới) với tổng kinh phí GPMB là 195,31 ha, tổng số hộ liên quan là 2.615 hộ. Có thể nói thêm rằng, bằng các biện pháp thiết thực và hiệu quả từ các Hội, đoàn thể cũng nhƣ những ƣu đãi của Huyện, số lao động đƣợc giải quyết việc làm tại các khu vực bị thu hồi đất đã đƣợc giải quyết đáng kể. Phần lớn số diện tích đất thu hồi đều nằm trong khu vực nông nghiệp, đó là ruộng canh tác của những hộ dân nông thôn, điển hình là các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Nguyên Khê, Võng La, Đại Mạch. Đó là những xã bị ảnh hƣởng nhiều nhất trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ năm 2011 đến nay, Huyện đã giải quyết đƣợc 2.118 lao động có việc làm của những hộ bị thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất đƣợc thông qua các dự án vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để tự chuyển đổi sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều lao động mới. Ngoài ra, trên cơ sở từ các ban ngành của Huyện cũng đã tổ chức Hội chợ việc làm trong 2 năm 2011 và 2012 cũng đã thu hút đƣợc khá nhiều lao