Một là, đa dạng hoá về phƣơng thức quản lý, khi nền kinh tế nƣớc ta vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cần phải tìm hiểu sự tác động của cơ chế thị trƣờng đến các hoạt động sự nghiệp, trong đó có Y tế trên hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nhà nƣớc không nên thực hiện một phƣơng thức quản lý nhất loạt lên các đối tƣợng quản lý khác nhau. Đồng thời, ngay với một đối tƣợng quản lý cũng cần có sự kết hợp cách thức quản lý bằng “mệnh lệnh và kiểm soát”.
Hai là, kết hợp hài hoà giữa cơ chế quản lý của Nhà nƣớc với cơ chế tự vận động của các bệnh viện công lập trong lĩnh vực tài chính. Nhà nƣớc, các nhà quản lý cần biết sử dụng các công cụ quản lý tài chính tác động vào hoạt động sự nghiệp thông qua cơ chế vốn có của nó, hƣớng vận động đến các mục
tiêu mong muốn.
+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động.
+ Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN.
+ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tƣợng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đƣợc cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.
+ Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp công lập với cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc.