Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 72 - 76)

II Bệnh nhân nội trú 106.939 114.257 118.195 106,8 103,

3 Mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên 109,2% 111,8% 109,7%

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

- Cơ chế quản lý cũ; Giá viện phí chỉ bao gồm một phần nhỏ trong tổng giá thành dịch vụ, chƣa xác định đầy đủ các yếu tố chi phí; việc ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ quan có liên quan còn chậm, chƣa kịp thời gây nhiều bất cập về hiệu quả kinh tế cũng nhƣ công bằng trong chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân. Nhiều dịch vụ mới không có trong quy định của Bộ Y tế nhất là dịch vụ kỹ thuật cao nên gây khó khăn cho đơn vị trong việc xây dựng giá thu viện phí; nguồn thu viện phí phải dành tối thiểu 35% số thu đƣợc để lại theo chế độ (sau khi trừ thuốc máu, dịch truyền…) để thực hiện cải cách tiền lƣơng theo quy định; chƣa có sự tách biệt giữa các nguồn thu sự nghiệp ổn định và không ổn định và vẫn muốn tăng kinh phí từ NSNN;

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng, các đơn vị liên doanh, liên kết luôn đòi hỏi lợi nhuận cao nên Bệnh viện phải luôn cân nhắc vấn đề lợi nhuận của mình với hiệu quả kinh tế và mức độ ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chuyên môn là khám chữa bệnh của một Bệnh viện công lập. Do vậy đòi hỏi cán bộ quản lý phải luôn có tình độ năng lực cả về chuyên môn lẫn kế toán quản trị trong khi đó với năng lực đội ngũ viên chức hiện nay của Bệnh viện chƣa thể đáp ứng đƣợc toàn bộ các yêu cầu này.

- Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong quản lý song chƣa đồng bộ, chƣa chi tiết hết đƣợc các nội dung để phục vụ cho nhu cầu quản lý vẫn còn có tình trạng thất thu. Bệnh viện chƣa tận dụng khai thác hết nguồn thu từ khám chữa bệnh cũng nhƣ các nguồn thu khác; chƣa thu hút đƣợc nguồn viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc nên số viện trợ, tài trợ còn tƣơng đối thấp;

- Mặc dù đã nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát và các biện pháp hành chính nhƣng tại một số khoa vẫn còn tồn tại những khoản thu ngoài không có trong quy định của Bệnh viện, hay thu cao hơn so với mức quy định gây bức xúc đối với bệnh nhân

- Mặc dù Nghị định 43/2006/NĐ-CP đề cao quyền tự chủ tài chính, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vƣớng mắc, đặc biệt là việc mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn còn quá nhiều thủ tục hành chính phiền hà, qua nhiều bƣớc, nhiều cấp và mức độ phân cấp, uỷ quyền không rõ ràng;

- Việc giao tự chủ tài chính (khoán) cho các Viện, Trung tâm, Khoa, phòng thực là tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong nguồn thu đƣợc của đơn vị, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các khoản chi phí, tăng mức công khai minh bạch trong hoạt động của các khoa phòng để nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên nhƣng nhiều cá nhân trong và ngoài Bệnh viện vẫn cho đây là khoán trắng gây khó khăn trong công tác điều hành quản lý của đơn vị;

- Quy chế chi tiêu nội bộ tuy đã đƣợc sửa đổi nhƣng vẫn còn chƣa phù hợp với thực tế, thiếu biện pháp quản lý, tăng thu, tiết kiệm chi, vì vậy hạn chế tính chủ động và hiệu quả của Quy chế chi tiêu nội bộ;

- Trình độ năng lực cả về chuyên môn lẫn kế toán quản trị của đội ngũ CBVC Bệnh viện chƣa sâu; ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa trong quản lý còn chƣa đồng bộ.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại:

- Chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về thu viện phí có từ lâu nên đã lỗi thời và không còn phù hợp; Hệ thống văn bản chế độ tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực chi. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị sự nghiệp có thu dù đƣợc nhà nƣớc quy định nhƣng tính khả thi không cao, chƣa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực vì không thể áp dụng đƣợc. Các định mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán và giao nhiệm vụ chi Ngân sách, cấp phát và

quản lý tài chính hàng năm chƣa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ đƣợc giao.

- Chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát thƣờng xuyên đối với việc thu, chi tiêu của Chủ tài khoản và kế toán, nhận thức của một số cán bộ tại các đơn vị về việc thực hiện chế độ tài chính mới chƣa đúng mức; nhiều cán bộ chƣa nắm rõ các nội dung, trách nhiệm tự chủ; chƣa đảm bảo dân chủ trong quản lý thu chi tại đơn vị dự toán;

- Cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng giúp việc cho Giám đốc còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo; việc phối hợp giữa các phòng, khoa có liên quan còn chƣa thƣờng xuyên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho Bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính;

- Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với Bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục;

- Một bộ phận CBVC của Bệnh viện chƣa nhận thức đầy đủ về nội dung, mục đích và yêu cầu về việc thực hiện giao quyền tự chủ, mang nặng tâm lý trong chờ vào sự bao cấp của NSNN, e ngại thay đổi cơ chế quản lý.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)