II Bệnh nhân nội trú 106.939 114.257 118.195 106,8 103,
3 Mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên 109,2% 111,8% 109,7%
3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý ch
3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu phù hợp với chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và tình hình tài chính của Bệnh viện Bạch Mai
Mỗi khoản chi phí của Bệnh viện đều gắn với một tiểu chuẩn, định mức phù hợp với đặc thù của Bệnh viện mà không trái pháp luật nhằm đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí, thất thoát. Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán. Vì vậy khi xây dựng các định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Luôn đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thƣờng xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhƣng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản lý tài chính.
Thứ hai: Phải công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ƣu tiên chi
nghiệp vụ để đảm bảo chất lƣợng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Dựa trên nguyên tắc đó Bệnh viện cần thay đổi lại phƣơng pháp trả lƣơng và thu nhập tăng thêm. Trả lƣơng theo công việc và năng suất lao động thay vì theo hệ số cào bằng nhƣ hiện nay. Vì lƣơng và các khoản thu nhập tăng thêm cho CBVC hành chính theo cơ chế cào bằng không thực hiện việc đánh giá xếp loại lao động.Vì vậy, việc trả lƣơng và các khoản thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động ngƣời làm ít cũng nhƣ ngƣời làm nhiều, ngƣời hoàn thành công việc cũng nhƣ ngƣời không hoàn thành công việc và đều đƣợc trả lƣơng và thu nhập tăng thêm vào đầu tháng, thu nhập cao hay thấp chỉ phục thuộc vào thâm niên, hệ số quản lý, hệ số chức vụ, không căn cứ vào năng suất cũng nhƣ hiệu quả và mực độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động. Vì vậy chƣa tạo tạo ra đƣợc động lực và khuyên khích ngƣời lao động làm việc năng xuất và hiệu quả cao. Nên chăng Bệnh viện căn cứ vào các tiêu chí do lãnh đạo đơn vị đã đƣợc thông qua công đoàn đơn vị xây dựng nhƣ: hiệu quả công việc, mức độ hoàn thành công việc, xếp loại lao động A, B, C để chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động tại đơn vị mình, nhƣ vậy vừa nâng cao đƣợc hiệu quả công việc vừa nâng cao đƣợc vai trò lãnh đạo của đơn vị trong quản lý và điều hành công việc tại đơn vị hiệu quả hơn.
- Chi tiền công làm thêm giờ đối với các đơn vị có tính chất công việc đặc thù thƣờng xuyên phải làm thêm giờ nhƣ phòng Bảo vệ, Tổ giảng đƣờng, Trung tâm Thông tin thƣ viện, Viện Công nghệ thông tin, trạm y tế, nên định biên lao động tại đơn vị để xác định nhu cầu thừa hay thiếu thiếu lao động tại đơn vị và xác định quỹ tiền công và khoán cho đơn vị thực hiện.
3.2.2.2. Hoàn thiện công tác khoán quản tại các Viện, Trung tâm và các Khoa
Thực hiện khoán quản có nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ thu chi và chứng từ liên quan đều tập trung về Bệnh viện. Bệnh viện giao cho các Khoa, phòng nhận khoán một mức khoán để tăng thu tiết kiệm chi tạo ra chênh lệch thu lớn hơn chi để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ của khoa đồng thời giảm sức ép về quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi. Cùng với đó là thực hiện công tác tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ công nhân viên cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị hiểu rõ hơn về cơ chế khoán để tránh hiểu lầm nhƣ hiện nay. Có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết hợp với công tác khoán quản để trừ vào thu nhập của từng khoa và xử lý nghiêm minh hƣớng tới hình thức kỷ luật cao nhất là đuổi việc, hạ chức vụ đối với cán bộ các khoa để xảy ra tình trạng thu những khoản không có hoặc thu cao hơn mức thu trong quy định của bệnh viện.