Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 60 - 67)

II Bệnh nhân nội trú 106.939 114.257 118.195 106,8 103,

2 Bệnh nhân nằm nội trú lƣợt 41.705 41.09 35.448 98,8 86,

2.2.2 Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Với cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, cơ cấu chi ngân sáchcủa Bệnh viện Bạch Mai cũng giống nhƣ các đơn vị SNCT khác, bao gồm:

- Chi thƣờng xuyên: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ.

- Chi không thƣờng xuyên: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Chi thực hiện chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức; Chi thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia;Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách của Bệnh viện Bạch Mai

Đơn vị: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

1 Chi SN y tế (bao gồm cả NSNN cấp, viện trợ, viện phí và khác) 2.142.799 98,7% 2.324.711 98,5% 2.601.190 98,7%2 Chi SN giáo dục (bao gồm cả 2 Chi SN giáo dục (bao gồm cả

NSNN cấp, học phí, khác) 9.879 0,5% 10.837 0,5% 13.458 0,5%

3 Chi SNKH 1.749 0,1% 10.415 0,4% 4.165 0,2%

4 Chi chƣơng trình MTQG 17.436 0,8% 14.383 0,6% 15.317 0,6%

Tổng số 2.171.864 100% 2.360.346 100% 2.634.129 100%

(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Bệnh viện Bạch Mai)

Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung các khoản chi đều tăng, phù hợp với sự tăng trƣởng của các nguồn thu. Chi hoạt động y tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của Bệnh viện, là khoản chi chủ yếu đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh, cũng là nội dung chi đƣợc TCTC theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

2.2.2.1. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Căn cứ theo hƣớng dẫn tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 và Thông tƣ số 81/2006/TT-BTC, năm 2011 Giám đốc bệnh viện đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện và hàng năm trong quá trình điều hành, quản lý đã thấy còn nhiều điểm chƣa phù hợp với điều kiện thực tế và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý nên có sửa đổi, bổ sung.

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi tiêu thống nhất áp dụng trong toàn bệnh viện, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng phù hợp với hoạt động của Bệnh viện nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh đồng thời nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo nguyên tắc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn bệnh viện, những nội dung chi năm trong phạm vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì Giám đốc bệnh viện đƣợc quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do nhà nƣớc quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức nhƣ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn về nhà làm việc; tiêu chuẩn về chế độ công tác phí nƣớc ngoài, chế độ tiếp khách nƣớc ngoài,…). Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của Bệnh viện nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhƣng nhà nƣớc chƣa ban hành thì giám đốc đƣợc xây dựng mức chi cho từng nhiệm vu, nội dung trong phạm vi nguồn tài chính của Bệnh viện và không trái pháp luật. Không đƣợc dùng kinh phí, vốn của Bệnh viện để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng cho cá nhân, hoặc ch cá nhân mƣợn dƣới bất kỳ hình thức nào trừ trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng theo quy định.

Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ, cở sở để quản lý các hoạt động thu chi của Bệnh viện, là văn bản pháp lý để Bộ Y tế cũng nhƣ các đơn vị thanh tra, kiểm toán, cơ quan thuế, kho bạc nhà nƣớc… kiểm tra, giám sát hoạt động thu chi của Bệnh viện.

2.2.2.2. Chi hoạt động thường xuyên

Hàng năm, Bệnh viện đã sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nƣớc cấp chi thƣờng xuyên, các nguồn thu đƣợc để lại, nguồn thu dịch vụ và nguồn thu khác để chi cho các hoạt động thƣờng xuyên theo 4 nhóm mục và chi trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ.

Bảng 2.5: Cơ cấu các khoản chi thƣờng xuyên của Bệnh viện Bạch Mai

Đơn vị: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Năm 2012/năm 2011 Năm 2013/năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

I Chi hoạt động thƣờng xuyên 1.501.069 71,1% 1.983.295 71,4% 2.242.519 67,7% 132,1% 113,1%

1 Thanh toán cá nhân 226.395 15,1% 343.077 17,3% 352.737 15,7% 151,5% 102,8%

2 Chi nghiệp vụ chuyên môm 1.130.464 75,3% 1.420.143 71,6% 1.645.105 73,4% 125,6% 115,8%

3 Mua sắm, sửa chữa lớn 14.681 1,0% 50.106 2,5% 61.905 2,8% 341,3% 123,5%

4 Chi khác 129.529 8,6% 169.969 8,6% 182.772 8,2% 131,2% 107,5%

II Chi hoạt động dịch vụ 611.011 28,9% 792.923 28,6% 1.069.402 32,3% 129,8% 134,9%

Tổng số 2.112.080 100% 2.776.218 100% 3.311.921 100% 131,4% 119,3%

(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Bệnh viện Bạch Mai)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng các khoản chi tăng nhanh: năm 2012 tăng so với năm 2011 là 31,3%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 19,3%.

Cơ cấu các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên của Bệnh viện qua các năm có sự biến động giữa từng nhóm mục chi nhƣng không lớn, khá ổn định, điều đó khẳng định cơ cấu chi thƣờng xuyên của Bệnh viện đã tạo đƣợc tính

cân đối, tỷ trọng hợp lý. Kinh phí dành cho chi cho con ngƣời, kinh phí hoạt động chuyên môn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số chi thƣờng xuyên của Bệnh viện và kinh phí dành cho việc mua sắm và sửa chữa TSCĐ đã đƣợc quan tâm và có xu hƣớng tăng về số lƣợng. Điều đó khẳng định, Bệnh viện đã không bị chi phối nhiều vào sự hỗ trợ của NSNN khi thực hiện cơ chế TCTC. Chi hoạt dộng dịch vụ cũng tăng qua từng năm (năm 2012 tăng so với năm 2011 là 29,8%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 34,9%), phù hợp với việc tăng của nguồn thu dịch vụ.

a/ Chi hoạt động thƣờng xuyên: Đây là khoản chi đảm bảo các hoạt động thƣờng xuyên của Bệnh viện, là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nuồn chi. Việc quản lý chi hoạt động thƣờng xuyên theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện Bạch Mai đƣợc thể hiện qua một số khoản chi chủ yếu sau:

* Nhóm 1: Các khoản chi cho cá nhân

Bao gồm các khoản chi về lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng ( đƣợc tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lƣơng hàng năm) và khoản nộp theo lƣơng (bảohiểm ytế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn), phúc lợi tập thể, tiền lƣơng tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì qua trình tái sản xuất sức lao động cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng của Bệnh viện.

Khoản chi cho cá nhân chiếm tỷ trọng từ 15,1% đến 17,3% và đều tăng qua các năm (năm 2012 tăng 51,5% so với năm 2011; năm 2013 tăng 2,8% so với năm 2012). Đó là do chi phí tiền lƣơng và thu nhập tăng thêm của viên chức và ngƣời lao động của Bệnh viện tăng để phù hợp với quy định của Nhà nƣớc về tăng mức lƣơng tối thiểu, tăng các khoản phụ cấp đặc thù theo quy định của Nhà nƣớc (phụ cấp nghề, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật), tăng số lƣợng lao động làm việc, đồng thời tiết kiệm chi phí để nâng cao thu nhập cho

viên chức và ngƣời lao động (chi thu nhập tăng thêmnăm 2013 là 152.223,4trđ bằng 1,5 lần lƣơng cơ bản, thu nhập bình quân 13.000trđ/ngƣời/tháng).

* Nhóm 2: Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi thuê mƣớn, đoàn ra, đoàn vào, sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn, chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành (thuốc, máu, dịch truyền, vật tƣ tiêu hao…).

Khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản chi của Bệnh viện (từ 71,6% đến 75,3%) và cũng tăng nhanh: so với năm 2011 thì năm 2012 tăng 25,6%, năm 2013 tăng 15,8% so với năm 2012. Sự gia tăng này chủ yếu là do tăng chi mua mua thuốc, vật tƣ hóa chất, tiêu hao phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện do số lƣợng bệnh nhân và quy mô của Bệnh viện ngày càng mở rộng. Đây là nhóm chi ít chịu ảnh hƣởng bởi sự không chế của các quy định nhƣng đòi hỏi đội ngũ quản lý của Bệnh viện phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức để đảm bảo chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân nhƣng đồng thời phải tiết kiệm. Một số các khoản chi lớn nhƣ chi mua thuốc chữa bệnh, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tƣ tiêu hao y tế: Đây là khoản kinh phí rất lớn hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi nghiệp vụ chuyên môn (năm 2011 là 1.083.360triệu đồng, chiếm 72,2% tổng chi hoạt động thƣờng xuyên; năm 2012 là 1.327.424triệu đồng, chiếm 66,9% tổng chi hoạt động thƣờng xuyên; năm 2013 là 1.547.175triệu đồng, chiếm 69% tổng chi hoạt động thƣờng xuyên), khoản chi này cung tăng mạnh qua từng năm (năm 2012 tăng 22,5% so với năm 2011; năm 2013 tăng 16,6% so với năm 2012) và làm một vấn đề

biệt đến hoạt động này và thực hiện nghiêm túc theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 và Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập với một quy trình khép kín từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu, thực hiện hợp đồng cho đến khi xuất thuốc cho bệnh nhân:

- Trong công tác lập kế hoạch: Vào tháng 10 của năm trƣớc, Bệnh viện bắt đầu lập và xây dựng kế hoạch của các mặt hàng thuốc trên cơ sở tổng hợp dự trù số lƣợng và chủng loại thuốc do các Viện, Trung tâm, Khoa, phòng lập. Căn cứ trên dự trù của các Khoa, phòng, Hội đồng thuốc và điều trị đƣợc thành lập để xét duyệt các danh mục phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. Giá kế hoạch của các mặt hàng thuốc đƣợc xây dựng trên cơ sở giá trúng thầu năm trƣớc, tham khảo các báo giá của nhà cung cấp năm hiện tại và một số danh mục thuốc tham khảo trên kết quả trúng thầu năm đó của Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện trƣờng Đại học Y Hà Nội. Để xác định giá kế hoạch, Bệnh viện cũng đã tham khảo ít nhất 03 báo giá của các nhà cung cấp để chọn đƣợc giá kế hoạch có mức thấp nhất.

- Công tác đấu thầu và ký hợp đồng: Căn cứ vào Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Bệnh viện đã thành lập nên Hội đồng đấu thầu và Hội đồng thẩm định kết quả đấu thầu, thực hiện đăng báo mời thầu, bán hồ sơ thầu, chấm thầu... theo đúng quy định. Dựa vào kết quả đầu thầu, Bệnh viện ký kết hợp đồng với các đơn vị trúng thầu, nhận thuốc theo đúng tiêu chuẩn chất lƣợng, số lƣợng và giá cả đã thống nhất trong hồ sơ thầu và hợp đồng.

- Công tác xuất thuốc cho Bệnh nhân: Hàng ngày vào đầu giờ sáng, các khoa phòng đều phải cử cán bộ chuyên trách lên khoa dƣợc để lĩnh thuốc dựa vào số lƣợng tồn của ngày hôm trƣớc và dự kiến số thuốc điều trị trong ngày

và thƣờng xuyên thực hiện đối chiếu số lƣợng xuất nhập tồn tại khoa với khoa dƣợc và số thuốc xuất cho bệnh nhân (số đã thu đƣợc bằng tiền qua viện phí và số chƣa thu đƣợc do bệnh nhân hiện đang còn điều trị).

* Nhóm 3: Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng

Với mục tiêu tăng cƣờng cơ sở vật chất để nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh nên từ nhiều năm nay Bệnh viện luôn quan tâm đến đầu tƣ mua sắm và sửa chữa TSCĐ. Từ 14.681 triệu đồng vào năm 2011 thì đến năm 2012 đã tăng 241,3% và năm 2013 tăng 23,5% so với năm 2012. Đây là một bƣớc đột phá của Bệnh viện, nguồn kinh phí để đầu tƣ mua sắm và sửa chữa TSCĐ chủ yếu là từ nguồn viện phí, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân .

* Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác

Các khoản chi khác cũng tăng mạnh (năm 2012 tăng so với năm 2011 là 31,2%; năm 2013 tăng so với năm 2013 là 7,5%), nguyên nhân chủ yếu là do tăng chi lập các quỹ, công tác chữa bệnh tại Bệnh viện ngày càng đƣợc nâng cao với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ các bệnh nhân nhờ đó Bệnh viện đã tăng mạnh về nguồn thu, chênh lệch thu lớn hơn chi ngày càng nhiều từ đó tăng trích lập quỹ tại Bệnh viện.

b/ Chi hoạt động dịch vụ: Chủ yếu chi các khoản chi nhƣ: chi hoạt động chuyên môn, giá vốn hàng bán (nhà thuốc), chi trả đối tác liên doanh liên kết, tiền công, tiền lƣơng cho bộ phận dịch vụ....Các khoản chi này tuân thủ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện, hợp đồng với đối tác liên doanh liên kết trên nguyên tắc bù đắp chi chi và có tích lũy. Chênh lệch thu – chi của hoạt động dịch vụ Bệnh viện bổ sung nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, khoản chi này cũng tăng mạnh qua các năm, phù hợp với tăng nguồn thu dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện bạch mai (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)