2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan
2.2.2 .Các sản phẩm du lịch
2.3.3. Phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch
Trong một chiến lược lâu dài, Thái Lan từ lâu đã tìm cách khai thác lợi thế địa lý của mình như là một cửa ngõ vào khu vực sông Mê Kông (GMS), vị trí này sẽ được tăng cường mở rộng hơn nữa trong tương lai như là mối liên kết giao thông vận tải. Việc nâng cấp đường giao thông khu vực Sông Mê Kông,
sân bay, bến cảng, cầu và đường thủy, tất cả các yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế tổng thể, sẽ có lợi cho ngành du lịch bằng cách cho phép các công ty tư nhân cung cấp trọn gói bao gồm đường bay – cảng biển – du lịch – tàu lửa đến một số địa điểm kỳ thú nhất trên thế giới.
Hầu hết những gói này sẽ có sự liên kết với chiến lược du lịch Thái Lan. Gói phát triển đầu tiên giai đoạn 2006-2015, được phát triển với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển Á Châu để tiếp cận toàn diện và phối hợp để phát triển du lịch, bao gồm cả việc ưu tiên thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.
Trong điều kiện du lịch bằng đường bay, Bangkok là cửa ngõ khu vực quan trọng nhất đối với du khách tới các điểm lân cận như Angkor Wat (Campuchia), Luang Prabang (Lào), Hà Nội (Việt Nam), Côn Minh (Trung Quốc), và Yangon (Myanmar). Những điểm đến được liên kết bằng đường hàng không từ Bangkok, thành phố duy nhất có chuyến bay trực tiếp đến khá nhiều thủ đô của các nước thuộc khu vực sông Mê Kông và các thành phố khác.
Suvarnabhumi sân bay quốc tế thứ hai của Bangkok, sẽ tiếp tục phát triển
vai trò thủ đô của Thái Lan như một trung tâm hàng không và cửa ngõ quốc tế lớn trong khu vực. Đồng thời, chính phủ đang chú trọng nhiều vào phát triển Chiang Mai là một trung tâm hàng không phía Bắc và Phuket là một trung tâm phía Nam.
Nhiều sân bay lớn trong khu vực đang được nâng cấp đáng kể, và thu hút các hãng hàng không mới, đặc biệt là với mức chi phí thấp. Đồng thời, việc liên kết giao thông đường bộ cũng được cải thiện; như dịch vụ đường sắt giữa Thái Lan và Lào. (Nong Khai - Thanalaeng) được khai thông hồi tháng 3 năm 2009. Việc liên kết trực tiếp này sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương mại và du lịch song
đường bay nối liền Côn Minh, Cảnh Hồng, và Bangkok đã được mở cửa vào tháng giêng năm 2010. Cuộc họp bàn về sự hợp tác đầu tiên giữa tỉnh Vân Nam (Xishuangbanna), Luang Prabang, Bokeo, Louang Namtha, Chiang Mai, Chiang Rai và được tổ chức tại Jinghong vào tháng 3 năm 2010, tại đây sáu bên đã ký một biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy việc liên kết du lịch và vận tải. Trong tháng ba năm 2010, TAT và Hiệp hội du lịch Chiang Mai đã dẫn đầu một sự kiện có quy mô lớn có tên " Kunming-Bangkok Self-Driving Cars Delegation " của 130 thành viên đến thăm Jinghong và Côn Minh và tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch. Đồng thời, việc liên kết đường bộ với Châu Á cũng được xúc tiến. Hai tuyến đường hiện đã hoàn tất và mở cửa lưu thông. Bao gồm đường cao tốc R3A dài 1.200 km liên kết giữa Côn Minh - Trung Quốc, với tỉnh Luang Namtha – Lào, trước khi đến Huay Xai, là ngược lại là Tỉnh Chiang Rai - Thái Lan. Và đường cao tốc R3B dài 253-km liên kết các thị trấn Daluo - Trung Quốc tới Chiang Tung - Myanmar trước khi qua Thái Lan tại Tha When Lek, đối diện huyện Mae Sai tỉnh Chiang Rai. Hơn hai cây cầu nối liền Thái Lan và Lào qua sông Cửu Long đang được xây dựng.
* Vận tải đường bộ
Khách du lịch quốc tế ở những khu vực gần như các nước Đông Nam Á thường chọn Thái Lan cho tour du lịch của mình khi du lịch kết hợp nhiều nhiều nước. Khách du lịch theo hình thức này chọn phương tiện vận tải đường bộ là thuận lợi nhất, du lịch bằng đường bộ vừa dừng lại ở nhiều điểm du lịch vừa có thể ngắm cảnh trên đoạn hành trình.
Hệ thống đường bộ cao tốc Thái Lan đã phát triển từ những năm 90 là cầu nối quan trọng không chỉ để phát triển giao lưu thương mại với các nước trong khu vực mà còn là cơ sở để thu hút khách du lịch ở các nước lân cận.
Dịch vụ xe khách hiện đại, đầy đủ tiện nghi giúp khách du lịch quốc tế thoải mái hơn trong suốt quãng đường dài. Xe khách du lịch thường là loại xe cao, thoáng và tiện nghi; hiện tại có nhiều xe du lịch sử dụng nhiều giường nằm để tạo cho khách du lịch sự tiện nghi và thoải mái hơn.
Du lịch Thái Lan theo đường bộ vẫn đang phát triển và là triển vọng của đất nước này trong tương lai. Hiện tại Thái Lan cũng áp dụng nhiều chương trình và dự án du lịch thu hút thêm lượng khách du lịch đường bộ vào Thái Lan ngày càng nhiều hơn như du lịch lễ hội ở các tỉnh thành ven biên giới, hội chợ hàng hand-made của các vùng dân tộc...
* Vận tải đường hàng không
Có đến 88% khách du lịch quốc tế đến du lịch Thái Lan bằng đường hàng không, có thể nói vận tải hành khách bằng đường hàng không dễ dàng và không đắt đỏ như một số nước khác. Tại những điểm phát triển du lịch Thái Lan đều có các sân bay lớn đảm bảo khách du lịch có thể đi lại dễ dàng và thuận tiện, bên cạnh đó dịch vụ hàng không và chăm sóc khách hàng của Thái Lan được đảm bảo do đó du lịch Thái Lan bằng hàng không vẫn là sự lựa chọn số 1 của khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên trong năm 2010 do bị ảnh hưởng của lực lượng bạo động phong tỏa các sân bay của Thái Lan nên hành khách có cảm giác e ngại hơn khi lựa chọn hình thức vận tải này. Đến năm 2011 dịch vụ du lịch hàng không dần trở lại và cân bằng.
* Vận tải đường thủy
Vận tải đường thủy vào Thái Lan cũng có nhưng không nhiều do thời gian di chuyển thời dài ngày và rủi ro lớn. Hiện tại Thái Lan cũng đang chú trọng phát triển vận tải du lịch đường thủy nhưng với lộ trình ngắn và mang tính chất
du ngoạn biển nhiều hơn là vận chuyển hành khách du lịch. Cùng với việc phát triển vận tải đường thủy, Thái Lan cũng quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ, khu vui chơi giải trí ven biển, bên cạnh việc phát triển dịch vụ thăm quan, nghỉ dưỡng tại các vùng biển.