Chiến lược phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 84 - 88)

2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan

2.2.2 .Các sản phẩm du lịch

3.2.3. Chiến lược phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

* Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Quan tâm đào tạo lại, đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt cũng như chuẩn bị cho lâu dài, dưới nhiều hình thức tại chỗ, chính quy ở trong nước và nước ngoài. Đối với lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn, quản lý, đào tạo ở cả ba cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học. Xây dựng mô hình đào tạo mới: Trường Khách sạn và Học viện Du lịch Quốc gia. Gắn liền giáo dục, đào tạo du lịch với giáo dục đào tạo quốc gia đồng thời chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững…

* Chiến lược về sản phẩm

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo: Đặc trưng mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán… để tạo ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh mở rộng thị trường.

- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, liệu pháp nghỉ biển, du lịch hang động, du lịch chơi gôn, thể thao, câu cá, sông nước, du lịch cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, du lịch hội nghị, festival…

- Chiến lược tăng trưởng: Bằng cách đa dạng hoá sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch thế giới.

- Chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: Đối với từng vùng du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù và phải kết hợp với các nước ngoài nhất là các nước trong khu vực và các nước có chung đường biên giới để nối tour du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch Việt Nam.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

Để tăng cường chất lượng dịch vụ du lịch trên cả 3 góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ. Muốn như vậy phải tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, có qui định nghiêm ngặt về dịch vụ, giá cả và ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các cơ sở du lịch. Việc đưa ra các sản phẩm du lịch cùng với chất lượng các dịch vụ du lịch sẽ liên quan đến vấn đề giá bán các sản phẩm du lịch của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Giá một chuyến đi trọn gói quá cao có thể làm nguy hại đến sự phát triển của sản phẩm. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, giá cả của sản phẩm du lịch cũng phải được coi là một yếu tố cạnh tranh và gần như là một yếu tố quyết định mức độ của tính hấp dẫn.

Giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường

Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch lớn để xác định các khu vực cần bảo vệ nguyên vẹn (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng), khu quy hoạch dự trữ đất đai, các khu được phục hồi, các khu vực để xây dựng đô thị trong thời gian trung hạn và dài hạn. Xếp hạng di sản văn hoá và khu vực tự nhiên. Xây dựng quy chế xếp hạng và khai thác bảo vệ thắng cảnh.

Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Australia, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

* Chiến lược về đầu tư

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hóa phát triển du lịch.

Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

Khuyến khích cả nước đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân) theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý…, vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

* Chiến lược xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch

Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt: phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước...

du lịch… Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)