Đối với các cơ quan chức năng quản lý về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 89 - 93)

2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan

2.2.2 .Các sản phẩm du lịch

3.3. Kiến nghị nhằm phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam

3.3.1. Đối với các cơ quan chức năng quản lý về du lịch

3.3.1.1. Chính Phủ

Các giải pháp phát triển du lịch của Việt Nam chỉ có thể thực hiện tốt nếu điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý ổn định điều này khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước và Chính phủ đối với hoạt động ngành du lịch. Các chính sách mà Chính phủ cần làm để ngành du lịch nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng có điều kiện hoạt động tốt và hiệu quả có thể kể đến là:

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm nhiều

yếu tố bao trùm tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá, kế hoạch phát triển kinh tế, chiến lược phát triển du lịch và du lịch quốc tế... Chúng có tác động to lớn đến hoạt động kinh doanh của toàn ngành du lịch.

- Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; Nhà nước tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch.

- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách

lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

- Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch; các khu, tuyến, điểm du lịch thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch.

- Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch, qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.

Tạo lập môi trường pháp lý ổn định: Việc ban hành hệ thống pháp lý đồng

bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho khách quốc tế, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa người khách du lịch và công ty du lịch...

- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch. [25]

Ổn định môi trường xã hội, tạo môi trường hòa bình thân thiện với các

nước trên thế giới: Đối với nước ta hiện nay, việc xây dựng hình ảnh một Việt

Nam hòa bình hữu nghị hợp tác với tất cả các nước là một điều hết sức quan trọng nó góp phần quảng bá thương hiệu Việt và nét đẹp con người Việt đến tất cả các nước trên thế giới từ đó là cơ sở để thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng nhiều đến Việt Nam.

- Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết.

- Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. [25]

3.3.1.2. Tổng cục du lịch Việt Nam

Là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Tổng cục du lịch cần thực hiện hơn nữa vai trò chức năng quản lý, cụ thể:

* Có chính sách phát triển du lịch hợp lý, toàn diện và bền vững thông qua việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như cố đô Huế, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, động Phong Nha...

* Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thông tin còn bằng cách thường xuyên phát hành và phân phát các sách giới thiệu về du lịch Việt Nam, các tài liệu khác có liên quan, phát miễn phí cho khách du lịch tại sân bay khi họ đến Việt Nam. Tài liệu phải được in ấn rõ ràng, đẹp mắt, thông tin phải chính xác, cập nhật thay thế qua từng thời kỳ.

Xây dựng và phát triển thêm nhiều trang web giới thiệu về du lịch Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, tiến tới xây dựng thêm những trang web phục vụ cho từng thị trường có lượng khách đến Việt Nam nhiều để thu hút thêm số lượng khách trong tương lai. Việc khách tự túc đi du lịch không thông qua các công ty du lịch ở nước họ sinh sống rất phổ biến ở nước ngoài, nơi những du khách có nhiều kinh nghiệm, ngôn ngữ và kiến thức đủ để tự đặt tour tại nước ngoài. Những đối tượng này tìm kiếm thông tin du lịch chủ yếu qua internet do vậy nếu chúng ta có những trang web chuyên quảng bá về du lịch Việt Nam với đầy đủ các thông tin tư vấn cho khách về khách sạn, công ty du

lịch, điểm vui chơi giải trí, thắng cảnh, di tích ở Việt Nam... chắc chắn sẽ là một công cụ hữu hiệu khiến cho du khách yên tâm và quyết định chọn Việt Nam làm điểm đến cho những kế hoạch du lịch của họ.

* Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả về số lượng và chất lượng.

* Đảm bảo môi trường pháp lí công bằng và thuận lợi cho công ty du lịch, khuyến khích việc đầu tư vào sản phẩm du lịch của các công ty du lịch.

Quan trọng nhất là việc đưa ra các văn bản pháp quy có nội dung hợp lý về quyền khai thác sản phẩm độc quyền đối với các chương trình do các công ty tự xây dựng, tránh sự mạo nhận giữa các công ty trên cùng một đơn vị sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các công ty lữ hành chuyên tâm hơn vào việc xây dựng các chương trình du lịch cho riêng mình. Có hình thức khuyến khích các doanh nghiệp đón khách quốc tế đa dạng hóa chương trình du lịch, nâng cao chất lượng của chương trình và làm thêm những chương trình liên tuyến từ Việt Nam để chi phí của du khách cho chuyến du lịch nhiều nước của họ đổ về cho các doanh nghiệp Việt Nam.

* Chủ động hơn nữa trong việc tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp hội du lịch

Công tác này nhằm phát huy thế mạnh Việt Nam trên trường quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt là việc tham gia các hội nghị, hội thảo các tổ chức du lịch quốc tế.

Tổng cục du lịch nên có những chương trình phát động du lịch trên nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch phục vụ khách quốc tế để những chính sách về du lịch đi sâu vào từng người dân, sao cho mỗi người dân đều có tinh thần chuẩn bị phục vụ khách, tất cả dân chúng đều làm du lịch. Để làm được như vậy những người lãnh đạo làm trong ngành du lịch từ cấp trung ương đến từng địa phương phải nghiên cứu một kế hoạch, chiến lược thật kỹ sao cho chính sách có hiệu quả và làm cho dân chúng ở khu vực du lịch hiểu rằng việc phát triển du lịch làm lợi cho nhiều ngành dịch vụ liên quan, làm lợi cho chính bản thân khu du lịch đó và từ đó là làm lợi cho từng người dân trong khu vực mà làm tốt các khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch và phục vụ tốt khách du lịch.

* Nghiên cứu ban hành những luật lệ xử lý nghiêm khắc các trường hợp gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch

Vấn đề đang tồn tại gây bức xúc cho các du khách nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam là tình trạng chèo kéo, ăn xin, tranh cướp khách, dọa dẫm, mê tín dị đoan… vẫn còn ở không ít điểm du lịch. Chúng ta hiện nay chưa có những chế tài nghiêm khắc để xử phạt những trường hợp này.Nên chăng cần phải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ để bộ mặt du lịch của nước nhà không bị ảnh hưởng bởi một bộ phận nhỏ dân chúng hoặc người làm du lịch gây nên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)