Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 96 - 106)

2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan

2.2.2 .Các sản phẩm du lịch

3.3. Kiến nghị nhằm phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam

3.3.3. Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế

- Quản lý chất lượng công tác điều tra và hướng dẫn: Đây là 2 bộ phận có nhiệm vụ thực hiện các chương trình du lịch do vậy chất lượng thực hiện các chương trình du lịch trọn gói phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động điều hành và hướng dẫn

- Xây dựng hệ thống kiểm tra thường xuyên: Giúp cho công ty nắm được mức chất lượng thực sự của dịch vụ mà công ty hiện nay đang phục vụ khách.

Trên cơ sở đó, công ty sẽ có những biện pháp thích hợp để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho du khách.

- Thường xuyên có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn.

- Lập ra bộ phận thống kê, nghiên cứu sự vận động của thị trường khách du lịch nhằm dự báo chính xác và có kế hoạch trong việc chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp và phục vụ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong du lịch, đặc biệt là mạng Internet (các website) trong vấn đề quảng cáo va khuếch trương hình ảnh của công ty với thị trường khách hàng tiềm năng. Theo Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), nếu việc mua bán được thực hiện qua Internet sẽ tiết kiệm được 10 – 50% chi phí mua sắm và 50 – 96% thời gian. Những công ty kinh doanh lữ hành hay các khách sạn lớn ở Việt Nam hiểu rõ, đặc biệt khi lượng khách quốc tế đến nước ta ngày càng nhiều. Đây quả là lý do hấp dẫn để các hãng lữ hành cố gắng khai thác triệt để Internet. Chính vì vậy, giao dịch du lịch điện tử cần được các công ty kinh doanh lữ hành xây dựng và triển khai một cách nhanh chóng và có tính qui mô cao.

Các doanh nghiệp lữ hành cần thiết kế cho riêng mình những trang web nội dung phong phú, đặc sắc với những chương trình tour chủ lực, liên tục cập nhật thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Có kế hoạch trong việc phát triển sản phẩm mới bằng cách tổ chức các đợt khảo sát những tuyến điểm du lịch mới, cũng như việc rút kinh nghiệm và bổ sung những tuyến điểm du lịch cũ.

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.

- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.

- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:

+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.

+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử.

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.

+ Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.

+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE. [25]

- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị thông qua việc tham gia các hội chợ, hội thảo, diễn đàn... quốc tế trong nước và nước ngoài.

- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác mở rộng thị trường khách du lịch. Có quan hệ tốt với các nhà cung ứng hiện có để tạo ra sự ổn điịnh về nguồn khách. Tích cực công tác thăm dò tìm kiếm thị trường, dặt văn phòng đại diện hay chi nhánh tại nước ngoài: Du lịch là ngành sản xuất ra loại “hàng hóa vô hình”, sự tiêu dùng sản phẩm du lịch cũng như các dịch vụ hỗ trợ bổ sung đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán. Chính vì vậy để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác tốt nhất

nguồn khách, việc đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài đối với các công ty du lịch lớn là cần thiết.

- Tập trung phát triển những loại hình tour mà công ty có ưu thế để có bản sắc riêng của công ty mình. Như vậy công ty sẽ tập trung được nguồn lực nhân sự và tài chính để đầu tư phát triển loại hình du lịch mình theo đuổi từ đó phục vụ khách du lịch chọn loại hình tour đó một cách hiệu quả nhất.

- Vận dụng linh hoạt chính sách Marketing hỗn hợp. Chính sách Marketing hỗn hợp là một công cụ đắc lực trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính sách Marketing thành công khi và chỉ khi tất cả 4 chính sách dưới đây đều phát huy tác dụng.

+ Chính sách sản phẩm

Để tạo được các sản phẩm có sức cạnh tranh, thu hút được khách, các công ty cần quan tâm đến hai khía cạnh: Một là đa dạng hóa sản phẩm, hai là nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Chính sách giá cả

Để thu hút khách và tăng lợi nhuận, các công ty du lịch cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Hiện nay giá của các chương trình du lịch cho khách quốc tế đến Việt Nam còn khá cao nếu so với các nước trong khu vực (tính một cách tương đối) nên chăng các công ty du lịch hợp tác với các trung tâm mua sắm để tăng thu nhập từ phần hàng hóa mua sắm của khách (như Thái Lan và Xingapo hiện nay đang làm) với mục đích giảm giá thành của tour để thu hút thêm nhiều khách hơn nữa.

Các công ty du lịch cần nghiên cứu để tạo ra nhiều kênh phân phối sảm phẩm du lịch (chương trình du lịch) cho khách quốc tế.

+ Chính sách giao tiếp khuếch trương

Cần mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác du lịch trên thế giới. Để làm được điều này, các công ty du lịch cần tăng cường việc đi tiếp thị, tiếp xúc với các công ty du lịch ở nước ngoài, liên hệ thường xuyên với các đối tác mới, liên tục tìm kiếm các đối tác bằng nhiều công cụ tìm kiếm trên internet, qua phòng thương mại của Việt Nam đặt tại nước ngoài, qua Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài...

- Hợp tác với ngành ngân hàng để tiếp thu những công nghệ thanh toán tiên tiến cho phép khách hàng có thể đặt tour du lịch Việt Nam qua các công ty du lịch và thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc séc du lịch. Điều này làm được mới chứng tỏ sự chuyên nghiệp trong hoạt động đón và phục vụ du khách trên khắp thế giới.

Tóm lại, là một ngành kinh tế quan trọng, du lịch xâu chuỗi rất nhiều ngành kinh tế văn hóa khác nhau. Như vậy, phải hiểu và đánh giá du lịch đúng tầm của nó có và cần phải có để có những giải pháp phát triển phù hợp nhất trong thời buổi hiện hội nhập hiện nay. Chúng ta cần mạnh dạn đột phá, đầu tư cho các khu du lịch và các dịch vụ giải trí cao cấp thu hút nhiều tiền của du khách. Đây là mục đích quan trọng của du lịch Việt Nam. Nhưng đi đôi với việc làm trên, cần nâng cấp và mở rộng các sân bay quốc tế, bởi nếu không, khách du lịch có tiền sẽ không đến với Việt Nam. Tiếp theo, các cấp và doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng du lịch với một tầm nhìn dài, cơ bản, trên cơ sở có quy hoạch. Song, điều bao trùm vẫn la con người. Với ngành du lịch, con người càng quyết định hơn vì bản thân con người cũng là một sản phẩm du lịch,

hóa. Bởi vậy, thay vì là công cụ của du lịch, con người làm du lịch hãy trở thành một sản phẩm của du lịch theo nghĩa đẹp nhất của từ này. Và đó là yêu cầu mới trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Có thể đưa ra rất nhiều giải pháp cho phát triển du lịch Việt Nam nhưng để tóm tắt lại chúng ta cần chú trọng đến ba yếu tố vô cùng quan trọng là:

Con ngƣời – Tài nguyên du lịch – Chiến lƣợc quảng bá

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại quốc gia xa cách về mặt địa lý cũng khiến cho việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với lòng hăng say khám phá, sự chú ý quan sát và tìm hiểu qua sách, báo, internet cũng khiến tác giả hiểu thêm rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển hoạt động lữ hành quốc tế của Thái Lan.

Việc tìm hiểu này khiến tác giả thấy mình phải có trách nhiệm trong việc góp sức nhỏ bé của mình để tuyên truyền cho những người đang hoạt động trong ngành du lịch về mảng đón khách quốc tế vào Việt Nam những kinh nghiệm quý báu này để tất cả mọi người đồng tâm, quyết tâm áp dụng những cái hay, cái mới để cải thiện hoạt động đón khách quốc tế của mình. Tất cả đều để hướng tới mục tiêu tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tương lai, để sánh ngang và vượt lên trên các nước trong khu vực.

Do lượng kiến thức còn hạn chế, bài viết khó tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô.

Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin gửi lời cảm ơn trân thành đến TS. Nguyễn Thị Thu Hằng cùng các thầy, các cô trong trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt bài viết này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo du lịch các số năm 2007 – 2009

2. Báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World

Tourisrm Organization - Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008)

3. Trần Vĩnh Bảo (2005), Một vòng quanh các nước – Thái Lan, NxbVăn

hóa Thông Tin, Hà Nội

4. Phạm Hồng Chương (2003), Khai thác và mở rộng thị trường du lịch

quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại

học Kinh tế Quốc Dân, Luận án tiến sĩ

5. Trịnh Xuân Dũng (1989), Một số vấn đề về tổ chức và quảng lý các hoạt

động kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế

Quốc Dân, Luận án tiến sĩ

6. Nguyễn Văn Đảng (2007), Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến

điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, Trường Đại học Thương Mại,

Luận án tiến sĩ

7. Trịnh Huy Hóa (2002), Thái Lan (Đối thoại với các nền văn hóa) – Nxb

Trẻ, Hà Nội

8. Lê Thị Lan Hương (2005), Một số giải pháp nâng cao chất lượng

chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty

lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Luận

án tiến sĩ

9. Hồ Đức Phước (2009), Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ

tầng đô thị du lịch ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Luận

án tiến sĩ

10.Vũ Thị Hạnh Quỳnh (2007), Văn hóa du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất

11. Trần Mạnh Hùng (2005), Việt Nam – Văn hóa và du lịch, Nxb Thông Tấn, Hà Nội

12. Nguyễn Minh Tuệ (2009), Địa lý du lịch, Nxb Đại học Huế

13. Chu Văn Yêm (2004), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2010, Học viện Tài Chính, Luận án tiến sĩ

14. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo Dục,

Hà Nội

15. Luật du lịch, Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2005

16. Thái Lan, Nxb Thế Giới, 2005

17. Tổng cục du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2010, tầm nhìn đến 2030

18. Tổng cục du lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 – 2010

19. Tổng cục du lịch, Chương trình hành động của ngành du lịch sau khi

Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 – 2012

20. Tổng cục du lịch, Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010

Website:

21.http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?c

lass_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=32495 (Luật Du lịch

Số 44/2005/QH11)

22.http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Lan (Sơ lược về Vương Quốc

Thái Lan)

23. http://www.tourismthailand.org.vn/b-vn-235-0/gioi-thieu/gioi-thieu-du-

lich-thai-lan.html

24.https://www.cia.gov/library/publications/the-world-actbook/geos/th.html

2473/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030").

26. www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục du lịch Việt Nam

27. www.cinet.gov.vn của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Việt Nam

28. http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=11577

29. www.vinanet.vn của Bộ Công Thương

30. www.baodulich.com

31. www.webdulich.com

32. www.dulichvn.org.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)